Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Nông Và Sau ở Chi Dưới - Vớ Y Khoa

Skip to content

Thưa Bác sĩ, tôi năm nay 52 tuổi, bị lạnh hai bàn chân, chân như muốn duỗi thẳng, không co lại cả tuần nay nên tôi đi khám bệnh và chụp hình, kết quả là bị giãn tĩnh mạch sâu và nông ở hai chi dưới. Kính mong Bác sĩ cho tôi biết cần làm gì để điều trị căn bệnh này? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Chào bạn! Giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới là một bệnh phổ biến trong các khoa điều trị đau, với đặc điểm là quá trình tổn thương không hồi phục thành tĩnh mạch gây phình tĩnh mạch không đều nhau, thiểu năng van tĩnh mạch dẫn đến tình trạng máu tĩnh mạch chảy ngược và bệnh ngày càng nặng. Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ, có thể do thành tĩnh mạch bị căng mạnh do tư thế đứng lâu, thường liên quan đến nghề nghiệp như: thợ cắt tóc, thợ rèn… hoặc tĩnh mạch bị đè ép bởi các khối u như: thai sản, viêm nghẽn tĩnh mạch, nhiễm trùng tĩnh mạch, chấn thương… Hệ thống tĩnh mạch chi dưới có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm sâu, nhóm nông và nhóm các tĩnh mạch xiên. – Nhóm tĩnh mạch sâu: Các tĩnh mạch này đi song hành với các động mạch,đưa máu trở về tĩnh mạch đùi rồi tĩnh mạch chậu. Tất cả các tĩnh mạch này đều có các van tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược lại. – Nhóm tĩnh mạch nông dưới da: Gồm 2 tĩnh mạch chính là Tĩnh mạch hiển trong (hay tĩnh mạch hiển to) và Tĩnh mạch hiển ngoài (hay tĩnh mạch hiển nhỏ). + Tĩnh mạch hiển trong bắt nguồn từ các tĩnh mạch ở mu bàn chân, đi qua phía trước mắt cá trong rồi chạy dọc mặt trong của cẳng chân và đùi lên tới tam giác Scarpa,sau đó chui qua cân sàng (dưới cung đùi khoảng 4 cm ở người lớn) để đổ vào tĩnh mạch đùi. + Tĩnh mạch hiển ngoài cũng bắt nguồn từ các tĩnh mạch nhỏ ở mu bàn chân nhưng đi qua phía sau cuả mắt cá ngoài, chạy dọc theo mặt ngoài của cẳng chân lên đến hõm khoeo thì chọc qua cân ở vùng đó vào sâu để đổ vào tĩnh mạch khoeo. – Nhóm tĩnh mạch xiên (còn gọi là các tĩnh mạch thông hay tĩnh mạch nối): Các tĩnh mạch này chạy xuyên qua cân nông cẳng chân để nối thông nhóm tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu.Chúng đều có các van tĩnh mạch để chỉ cho phép dòng máu chảy một chiều từ các tĩnh mạch nông vào các tĩnh mạch sâu. Bạn bị giãn tĩnh mạch sâu và nông ở 2 chi dưới. Vì bạn mới bị một tuần nay và chưa có biến chứng nên có thể điều trị bảo tồn bằng cách băng các chi dưới bằng băng cao su hay băng chun hoặc đi tất chuyên dụng để phòng ngừa phù và tăng cường sự lưu thông huyết trong tĩnh mạch; dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch để làm xơ cứng tĩnh mạch; dùng dòng điện làm đông máu trong lòng tĩnh mạch. Ngoài ra bạn có thể thực hiện vật lý trị liệu: Các phương pháp chống viêm là chủ yếu (sóng ngắn dọc chi chế độ xung liều không nóng), chống phù nề (nâng cao chân, co cơ tĩnh hoặc vận động khớp các ngón chân, bàn chân, cổ chân). Khi bớt viêm và phù nề thì đau cũng giảm. Không dùng các phương pháp nhiệt. Không xoa bóp và vận động mạnh ở giai đoạn đang viêm và đau vì có thể làm bong cục máu đông đi vào tuần hoàn toàn thân gây biến chứng nguy hiểm. Sau khi hết triệu chứng viêm có thể xoa bóp nhẹ nhàng nhưng tránh vùng tổn thương. Điều trị phẫu thuật: Mục đích của phẫu thuật là thắt và cắt bỏ các tĩnh mạch bị giãn, chống chỉ định phẫu thuật khi có giãn tĩnh mạch sâu vì các tĩnh mạch dưới da dễ bù trừ, các tĩnh mạch này là con đường duy nhất để dẫn máu về tim. Thắt và cắt các tĩnh mạch nông chỉ có thể dẫn tới tăng rối loạn tuần hoàn của tĩnh mạch và phát triển phù. Bạn có thể thực hiện một số bài tập vận động các nhóm cơ chi dưới dưới đây để giúp hệ máu hệ tĩnh mạch hồi lưu tốt hơn. – Động tác xoa chi dưới Cách tập: tư thế: ngồi thòng chân, hoặc duỗi chân Hơi co đầu gối trái, chân phải thẳng, hai bàn tay đặt trên đầu gối trái, xoa từ trên xuống phía trước và phía bên cẳng chân, rồi vòng tay ra phía sau và trong, xoa từ cổ chân lên đến mông 10 – 20 lần, đổi bên. Thở tự nhiên. – Xuống tấn lắc chân Hít vô tối đa, đưa hai tay lên trời, giữ hơi và dao động, nghiêng bên trái trước, chân trái thẳng, chân phải chùng, rồi nghiêng bên phải, làm như thế từ 2 – 6 cái, để tay xuống thở ra triệt để. Làm từ 3 – 5 hơi thở. Chúc bạn mạnh khỏe!

Chân, tay nổi gân xanh ngoằn ngoèo đi kèm với các dấu hiệu như tê chân, kiến bò, vọp bẻ, chân sưng phù Thực phẩm có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch Bài viết mới
  • Suy van tĩnh mạch khám ở đâu ?
  • Bệnh giãn tĩnh mạch ở giáo viên
  • Mùa hè – coi chừng bệnh giãn tĩnh mạch chân
  • Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch khi mang thai
  • Điều trị suy tĩnh mạch trong thai kỳ
  • Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
  • Suy van tĩnh mạch khi mang thai
  • Giãn tĩnh mạch thực quản có nguy hiểm?
  • Hậu quả của suy giãn tĩnh mạch chân
  • Thực phẩm có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch
  • Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông và sau ở chi dưới
  • Chân, tay nổi gân xanh ngoằn ngoèo đi kèm với các dấu hiệu như tê chân, kiến bò, vọp bẻ, chân sưng phù
  • Những Triệu Chứng Giãn Tĩnh Mạch Chân Nguy Hiểm Nên Biết
  • Chích xơ tạo bọt: Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả
  • Đau mỏi chân tay có phải biểu hiện suy giãn tĩnh mạch không?
  • Suy giãn tĩnh mạch chân: Dấu hiệu nhận biết và cách đề phòng
  • Phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách
  • Suy tĩnh mạch : Hơn 70% bệnh nhân là nữ
  • Cẩn trọng với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
  • Loét chân do Suy tĩnh mạch có dễ trị?
  • Trang chủ
  • Điểm khác biệt
  • Hỏi đáp FAQ
  • Sản phẩm
    • Vớ y khoa Đức medi (Vớ điều trị)
    • Vớ Đức medi (Vớ phòng ngừa)
    • Vớ Tay
    • Vớ bầu
    • Vớ Nội Viện
    • Vớ Mổ Tĩnh Mạch
    • Vớ Loét Tĩnh Mạch
    • Vớ Phù Bạch Huyết
    • Đai lưng Lumbamed
    • Nẹp Cột sống Ngực Cổ
    • Nẹp gối thoái hóa 602
    • Nẹp Chấn thương Khớp
    • Nẹp Khóa Chức Năng
    • Nẹp Vẹo Gối OA
    • Sản phẩm Chăm sóc bàn chân
  • Hướng dẫn
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Site map

Đăng nhập

Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *

Mật khẩu *

Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Từ khóa » Suy Van Tĩnh Mạch Sâu Chân Trái