Giải đáp: Suy Tĩnh Mạch Sâu Có Nguy Hiểm Không? | Medlatec

1. Suy tĩnh mạch sâu là bệnh gì?

Trong hệ thống tĩnh mạch chi dưới, các dạng tĩnh mạch được phân chia thành tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xiên. Trong khi đó, tĩnh mạch sâu có nhiệm vụ vận chuyển máu về tim và nằm khuất bên trong cơ nên việc nhận biết bằng mắt thường rất khó. Tình trạng suy tĩnh mạch sâu thường được mô tả là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch sâu. Điều này cũng khiến cho máu bị ứng động lại và gây cản trở sự lưu thông máu trong tĩnh mạch.

Suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm

Lý giải: Suy giãn tĩnh mạch sâu là bệnh gì?

Theo nguyên tắc hoạt động bình thường thì tĩnh mạch sẽ có nhiệm vụ đưa máu về tim mà không có hiện tượng chảy ngược dòng. Điều này cũng đồng nghĩa hệ thống van có tồn tại trong cấu tạo tĩnh mạch. Trong y khoa, van tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu nhưng chỉ theo một chiều nhất định. Khi bị tác động, chức năng của van tĩnh mạch sẽ bị biến đổi bất thường và dẫn tới tình trạng máu trào ngược chiều trở lại. Bên cạnh đó, tuần hoàn tĩnh mạch cũng bị ứ trệ và gây chèn ép tĩnh mạch.

Như vậy tình trạng suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không? Thực tế, bản chất của bệnh lý này là có thể nảy sinh ở các loại tĩnh mạch của cơ thể. Tuy nhiên, do hệ thống tĩnh mạch ở chân có cấu tạo phức tạp, chịu nhiều áp lực hơn nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Do đó, mọi người nên chủ động cẩn thận trong mọi hoạt động để giảm bớt áp lực ở cho chân.

2. Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu

Suy tĩnh mạch sâu là một căn bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ những nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Do đó, trước khi tìm hiểu tình trạng suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không thì bạn đọc cần phải xác định được các yếu tố gây ra bệnh là gì. Thực tế, bệnh lý này có thể xuất phát từ một trong số những nguyên nhân dưới đây:

  • Van tĩnh mạch bị khiếm khuyết ngay từ khi sinh ra.

  • Yếu tố di truyền: đây là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất ở các bệnh nhân.

Bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu do yếu tố di truyền 

Bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu do yếu tố di truyền

  • Thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu do thói quen hoặc tính chất công việc khiến tĩnh mạch chịu nhiều áp lực.

  • Phụ nữ đang mang thai dễ mắc bệnh bởi vì song song với sự phát triển của thai nhi thì tử cung của mẹ cũng ngày một lớn hơn khiến cho tĩnh mạch bị chèn ép.

  • Tình trạng viêm tĩnh mạch thường tạo điều kiện thuận lợi để hình thành huyết khối trong lòng mạch, cụ thể là ở tĩnh mạch sâu hoặc tĩnh mạch nông.

  • Sự xuất hiện các huyết khối trong tĩnh mạch sâu khiến cho quá trình lưu thông máu khi di chuyển về tim bị cản trở. Đồng thời, tình trạng này cũng có thể làm cho van tĩnh mạch bị ảnh hưởng hoặc hư hại.

  • Nếu bệnh nhân từng phải nằm bất động trong một thời gian dài do gãy xương hoặc phẫu thuật thì rất dễ gây ra bệnh.

  • Ngoài những nguyên nhân trên thì một số yếu tố nguy cơ cũng tạo điều kiện thuận lợi gây ra bệnh lý này. Điển hình như những đối tượng thừa cân, ít vận động, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, hút thuốc lá, người lớn tuổi, người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai,...

3. Suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ, khi tĩnh mạch sâu bị suy giảm chức năng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của người bệnh. Vậy tình trạng suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không? Thực tế, đối với những trường hợp phát hiện bệnh sớm và tuân thủ điều trị thì bệnh lý chỉ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân chứ không gây nguy hại đến tính mạng.

Ngược lại, đối với những bệnh nhân phát hiện muộn hoặc không tích cực điều trị có thể khiến bệnh tình tiến triển nặng nề và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Cụ thể như:

  • Cơ thể bệnh nhân thường xuyên xuất hiện những cơn đau mãn tính.

  • Vùng da chân bị suy giãn tĩnh mạch xuất hiện các vết loét.

Biến chứng tắc nghẽn mạch máu gây nhồi máu não

Biến chứng tắc nghẽn mạch máu gây nhồi máu não

  • Trong tĩnh mạch sâu hình thành các huyết khối gây tắc nghẽn tại chỗ hoặc ngăn cản đường mạch máu trở về tim. Nếu tình trạng này kéo dài và không được can thiệp, có thể gây ra biến chứng tắc mạch hoặc nghiêm trọng hơn là tình trạng nhồi máu não, thuyên tắc phổi làm tăng nguy cơ tử vong.

  • Những chấn thương xung quanh vị trí suy tĩnh mạch có thể khiến cho tĩnh mạch bị vỡ và dẫn đến xuất huyết.

4. Các giải pháp phòng ngừa bệnh

Sau khi được giải đáp suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không thì chắc hẳn bạn đọc cũng hiểu được việc chủ động phòng tránh bệnh là rất cần thiết. Thực tế, việc xây dựng và duy trì lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần giúp mọi người giảm thiểu nguy cơ bị bệnh. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các giải pháp phòng ngừa bệnh, dưới đây là một số chia sẻ rất hữu ích từ các bác sĩ và chuyên gia.

4.1. Đối với chế độ sinh hoạt

Để giảm thiểu khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến suy tĩnh mạch, mọi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình trong mọi sinh hoạt đời sống. Cụ thể như:

  • Giày dép: hạn chế mang các loại giày dép có gót quá cao vì khi mang những loại giày dép này, phần chân sẽ chịu một áp lực rất lớn. Bên cạnh đó, mọi người nên ưu tiên sử dụng các loại giày dép có phần đế thấp và mềm để dễ dàng đi lại cũng như bảo vệ đôi chân của mình.

Hạn chế mang giày dép có gót quá cao

Hạn chế mang giày dép có gót quá cao

  • Quần áo: hạn chế mặc những loại quần áo chật hoặc ôm sát vào cơ thể, nhất là những loại quần ôm bó sát vào chân và vùng chậu - hông.

  • Ngồi và nằm đúng tư thế: khi ngồi cần lưu ý lựa chọn ghế có chiều cao phù hợp nhằm đảm bảo tư thế ngồi đúng, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân và hai bên mông. Tuyệt đối không ngồi đung đưa chân hoặc bắt chéo đùi khiến cho mặt dưới đùi bị chèn ép, cản trở lưu thông máu. Khi nằm nên tìm điểm tựa để kê chân cao hơn mức của tim khoảng 15 - 20cm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông máu từ các tĩnh mạch về tim.

  • Đi lại: thường xuyên đi bộ để tĩnh mạch được vận động và hạn chế khả năng hình thành huyết khối trong lòng mạch.

  • Hạn chế mang vác hoặc bưng bê vật nặng vì những hoạt động này thường khiến máu dồn xuống chân nhiều và gây quá tải cho tĩnh mạch.

  • Tập luyện các bộ môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như bơi lộ, đạp xe đạp, yoga, đi bộ,… giúp máu lưu thông dễ dàng và tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.

4.2. Đối với chế độ ăn uống

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó, mọi người nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc, rau củ, trái cây,... Đặc biệt, người bệnh nên chú ý, kiểm soát cân nặng của mình, hạn chế để cơ thể tăng cân quá mức hoặc béo phì.

Ăn nhiều rau củ quả giàu a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/vai-tro-cua-vitamin-c-voi-co-the-va-cach-bo-sung-loai-vitamin-nay-hieu-qua-s195-n18223'  title ='vitamin C'vitamin C/a

Ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin C

Với những thông tin hữu ích trên đây, câu hỏi suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không cũng đã được giải đáp rất chi tiết. Ngoài ra, bạn đọc còn được gợi ý một số giải pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhằm giảm thiểu nguy cơ bị bệnh.

Từ khóa » Suy Van Tĩnh Mạch Sâu Chân Trái