Bệnh Thận đa Nang | Polycystic Kidney Disease - PKD In Vietnamese

  • Theo thời gian kích thước các nang tăng lên và dần dần chèn ép, gây tổn thương các mô thận lành xung quanh.
  • Tổn thương thận như vậy gây tăng huyết áp, mất protein qua nước tiểu và giảm chức năng thận, gây suy thận mạn.
  • Sau một thời gian dài (nhiều năm sau) suy thận mạn nặng dần lên đến mức độ nặng (bệnh thận giai đoạn cuối), khi đó bệnh nhân cần được lọc máu hoặc ghép thận.

Các triệu chứng của bệnh thận đa nang

Nhiều bệnh nhân bị bệnh thận đa nang di truyền trội theonhiễm sắc thể thường sống qua nhiều thập kỷ mà không có triệu chứng. Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh thận đa nang thấy triệu chứng xuất hiện ở độ tuổi sau 30 đến 40. Các triệu chứng thường gặp của bệnh thận đa nang là:

  • Tăng huyết áp.
  • Đau lưng, đau mạn sườn một bên hoặc cả hai bên và/hoặc chướng bụng.
  • Cảm thấy có một khối lớn (cục u) trong bụng.
  • Nước tiểu có máu hoặc protein.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và sỏi thận.
  • Các triệu chứng của bệnh thận mạn do thận mất dần chức năng.
  • Các triệu chứng của nang ở các bộ phận khác trên cơ thể như não, gan, ruột.
  • Các biến chứng có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị bệnh thận đa nang gồm phìnhmạch não, thoát vị thành bụng, nhiễm trùng nang gan, túi thừa đại tràng và bất thường van tim.

Khoảng 10% bệnh nhân bị bệnh thận đa nangbị phình mạch não. Phình mạch là sự suy yếu thành mạch máu, làm mạch máu phồng lên. Phình mạch não có thể gây đau đầu và cóchút ít nguy cơ vỡ, điều này có thể gây đột quỵ hoặc thậm chí tử vong.

Có phải tất cả bệnh nhân bị bệnh thận đa nangđều bị suy thận hay không?

Không. Suy thận không xảy ra với mọi bệnh nhân bị bệnh thận đa nang. Khoảng 50% bệnh nhân bị bệnh thận đa nang có thể bị suy thận ở độ tuổi 60, và khoảng 60% có thể bị suy thận ở độ tuổi 70. Các yếu tố nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn ở những bệnh nhân này gồm: kích thước thận lớn, chẩn đoán bệnh ở độ tuổi còn trẻ, tăng huyết áp (đặc biệt trước 35 tuổi), protein niệu (> 300 mg/ngày), đái máu đại thể, giới nam, mang thai trên 3 lần, đột biến một số gen (gen PKD1), hút thuốc.

Bệnh thận đa nang là bệnh thận di truyền phổ biến nhất và là một trong những nguyên nhân hang đầu gây bệnh thận mạn.

Từ khóa » Chẩn đoán Thận đa Nang