Bệnh Thiếu Máu Hồng Cầu Nhỏ Nhược Sắc – Những điều Bạn Cần Biết

Bệnh  thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là một dạng bệnh thiếu máu rất hay gặp đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bạn đã hiểu rõ về căn bệnh này chưa? 

1. Nguyên nhân bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là thiếu sắt và được gây ra bởi những lý do sau: 

a)  Do không cung cấp đủ nhu cầu sắt:

– Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…

Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
Phụ nữ cho con bú cũng có nguy cơ cao bị bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

– Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn  uống của người nghiện rượu, người già… – Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga…

b) Mất sắt do mất máu mạn tính

Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt;  sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…;

c) Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia):

Hiếm gặp, xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt

2. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc gây nên tác hại gì?

Thiếu máu hồng cầu  nhỏ nhược sắc dẫn đến nhiều hậu quả ở người bệnh : – Da xanh xao, niêm mạc nhợt, môi khô nứt nẻ , miệng mép hay bị viêm, lưỡi đỏ, các gai lưỡi teo đét. – Các móng chi thường bị bẹt mỏng, dễ gãy, chân móng bị biến dạng làm móng có dạng lõm lòng thuyền, tóc gãy. – Nuốt khó, đầy bụng, chậm tiêu … – Có tình trạng dễ tắc mạch. – Có khả năng có hội chứng tăng áp lực sọ não. – Triệu chứng thiếu oxy ở các cơ quan như là : + Chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, kém hoạt động … + Tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức: trường hợp thiếu máu nặng có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu cơ năng; hoặc tim to khi chụp X-Quang. – Đối với trẻ em thì cơ thể chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường ( thấp hơn, thiếu cân hơn trẻ bình thường …).

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

3.Một số cách phòng bệnh

Do nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là do thiếu sắt nên bạn có thể phòng bệnh bằng cách bổ sung sắt trong chế độ ăn và viên uống sắt :

–  Uống viên bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai. – Các thực phẩm bổ sung sắt : Ăn các thực phẩm giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản,thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,…Kết hợp uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt để tăng khả năng hấp thu sắt. – Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn. – Vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời.

Tham khảo: Tổng quan về thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

4. Phương pháp điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.

–  Chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, hạn chế truyền máu –  Bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén, khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng uống. Sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp: + Thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng + Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống: Cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh + Thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.

– Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: Bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt. – Thời gian bổ sung sắt: Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bình thường. – Phối hợp với điều trị nguyên nhân: Cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt một cách triệt để, tránh gây thiếu sắt tái phát.

Hy vọng với những thông tin trên , các bạn đã có những kiến thức về bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc để  giúp phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả.

 

Từ khóa » Chẩn đoán Thiếu Máu Hồng Cầu Nhỏ Nhược Sắc