Nguyên Nhân Thiếu Máu Hồng Cầu Nhỏ Nhược Sắc Và Cách điều Trị

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Sức khỏe tổng quát
Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc và cách điều trị

Trần Hồng Nụ

10-03-2021

goole news Thay đổi font chữ 16

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc xảy ra do nồng độ hemoglobin trong tế bào hồng cầu xuống thấp. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trẻ em, phổ biến tại các nước đang phát triển, trong đó Việt Nam.

  • Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì? Phòng ngừa thiếu máu và giảm HgB

  • Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì? Những thực phẩm bổ sung sắt

Nội dung chính
  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là gì?
  • Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
  • Triệu chứng bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
  • Ai là người có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc?
  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc có nguy hiểm không?
  • Cách điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
  • Cách phòng bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
  • Giải đáp một số câu hỏi khác

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là gì?

Theo WHO, thiếu máu (Anemia) là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô trong cơ thể, xảy ra khi nồng độ Hemoglobin < 13 g/dl ở nam giới, < 12 g/dl ở nữ giới và < 11 g/dl ở người cao tuổi.

Thể tích hồng cầu trung bình (MCV) bình thường nằm trong khoảng 80-100 fL, nếu MCV thấp hơn bình thường gọi là hồng cầu nhỏ (Microcytic), MCV cao hơn gọi là hồng cầu to.

Lượng huyết sắc tố trung bình (MCH) bình thường từ 27-32 picogram (pg). Khi MCH < 27pg gọi là hồng cầu nhược sắc (Hypochromic), MCH > 32pg gọi là hồng cầu ưu sắc.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là tình trạng thiếu máu trong đó lượng hồng cầu vừa thấp hơn, các tế bào hồng cầu cũng có kích thước nhỏ hơn và nhạt màu hơn bình thường (hay còn gọi là nhược sắc). Tình trạng này làm giảm khả năng vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu, dẫn tới thiếu oxy ở các mô trong cơ thể. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc thường gặp sau các bệnh mất máu như trĩ, loét dạ dày - tá tràng, u xơ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư phế quản, giãn phế quản, ho ra máu, nhiễm ký sinh trùng (như giun móc), cường kinh, phụ nữ mang thai, trẻ gặp vấn đề dinh dưỡng kém...

Phụ nữ mang thai dễ bị thiếu máu thiếu sắt

Phụ nữ mang thai dễ bị thiếu máu thiếu sắt

Bệnh Thalassemia

Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền (hay còn gọi là tan máu bẩm sinh), do thiếu hụt 1 chuỗi globin trong huyết sắc tố hồng cầu, khiến hồng cầu dễ bị vỡ dẫn đến thiếu máu mạn tính và ứ sắt. Đây là một bất thường di truyền phổ biến và Việt Nam hiện là một trong những nước có tỷ lệ mắc và mang gen bệnh khá cao trên thế giới. 

Do viêm hoặc mắc các bệnh mạn tính

Tình trạng viêm (như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, do mắc bệnh đái tháo đường) hoặc mắc bệnh mạn tính (ung thư, HIV/AIDS, lao, viêm nội tâm mạc…) có thể hạn chế hoạt động của các tế bào hồng cầu gây giảm hấp thu hoặc giảm sử dụng sắt trong cơ thể.

Thiếu máu nguyên hồng cầu

Thiếu máu nguyên hồng cầu thường được chẩn đoán do di truyền hoặc do gen đột biến, tủy xương tạo ra nguyên bào sắt với tế bào tiền thân của hồng cầu chứa sắc trong ty thể thay vì sản sinh ra các hồng cầu khỏe mạnh. Cơ thể không thể kết hợp sắt để tạo thành hemoglobin (huyết sắc tố) giúp tế bào vận chuyển oxy, do đó hình thành các tế bào hồng cầu bất thường.

Mệt mỏi, ù tai, chóng mặt là triệu chứng thiếu máu

Mệt mỏi, ù tai, chóng mặt là triệu chứng thiếu máu

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc?

Thiếu sắt được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Do đó một người thường có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc trong các trường hợp sau:

  • Không đáp ứng đủ nhu cầu sắt của cơ thể như: trẻ trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai và đang cho con bú... Chế độ dinh dưỡng của những đối tượng này cần tăng cường bổ sung sắt, nếu vẫn ăn uống như thường ngày sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu sắt cho cơ thể. Một số đối tượng khác gồm: người ăn uống không đủ chất, mắc bệnh làm giảm khả năng hấp thu chất sắt (như viêm dạ dày, viêm ruột, đã cắt bỏ một phần dạ dày, ruột), ăn nhiều thực phẩm làm giảm hấp thu sắt (như tanin, phytate có trong trà, chè, cà phê, nước có ga)…
  • Thiếu sắt do mất máu mạn tính. Một số bệnh gây mất máu mạn tính như loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư ở các cơ quan trong đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu chảy máu, phụ nữ bị mất máu nhiều khi hành kinh, người bị mất máu nhiều sau tai nạn, sau phẫu thuật...
  • Bẩm sinh bị rối loạn chuyển hóa sắt. Trường hợp này hiếm gặp, chỉ xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin (glycoprotein trong máu có vai trò liên kết và vận chuyển sắt).

Bà bầu có thể bổ sung sắt dạng viên uống

Bà bầu có thể bổ sung sắt dạng viên uống

Cách phòng bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

Nguyên nhân chính dẫn tới thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ là thiếu sắt, vì vậy có thể phòng tránh bệnh bằng những cách sau:

  • Phụ nữ thời kỳ mang thai nên bổ sung sắt dạng uống. Thai phụ cần 30-60 mg/ngày từ lúc mang thai cho đến sau sinh ít nhất 1 tháng.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoặc dùng các loại sữa bổ sung sắt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tăng cường thực phẩm giàu sắt và vitamin vào chế độ dinh dưỡng như: Thịt đỏ, thịt gia cầm, phủ tạng động vật, hải sản, trứng, đậu, lạc, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt rau xanh đậm (rau ngót, rau dền, rau muống). Có thể kết hợp bổ sung các yếu tố giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể như vitamin C, citric, malic, và acid  lactic… (như uống nước cam, chanh) sau khi ăn thức ăn nhiều sắt. Hạn chế sử dụng nhiều gia vị nhân tạo, dầu mỡ, hương liệu…
  • Hạn chế uống trà, cà phê sau bữa ăn do các thức uống này chứa các chất gây ức chế hấp thu sắt.
  • Khám sức khỏe tổng quát và xét nghiệm công thức máu định kỳ hàng năm hoặc khi có các triệu chứng nghi ngờ thiếu máu.

Các thực phẩm giàu sắt

Các thực phẩm giàu sắt

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung sắt bằng viên uống để tăng khả năng hấp thu sắt, đặc biệt là phụ nữ mang thai nhằm đảm bảo thai nhi phát triển bình thường và, toàn diện. Tuy nhiên việc bổ sung viên sắt cần có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. Việc sử dụng các chất bổ sung sắt có thể gây cản trở khả năng xác định tình trạng thiếu sắt khi làm xét nghiệm, dẫn đến bỏ qua các bệnh nghiêm trọng khác như ung thư đại tràng.

Hồng cầu nhỏ nhược sắc nhưng không thiếu máu do đâu?

Một số người cảm thấy hoang mang khi làm xét nghiệm máu cho kết quả hồng cầu nhỏ nhược sắc nhưng bản thân lại không bị thiếu máu. Tình trạng này do cơ thể không đủ nguyên liệu tạo hồng cầu hoặc mắc α-Thalassemia thể ẩn, trên lâm sàng biểu hiện không thiếu máu hay thiếu máu nhẹ. 

Hồng cầu nhỏ nhược sắc có thể là triệu chứng của bệnh Thalassemia (thiếu máu tán huyết di truyền) hoặc do thiếu sắt. Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn cần làm các xét nghiệm sắt huyết thanh. Sắt huyết thanh giảm trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt; sắt huyết thanh không giảm hoặc tăng trong trường hợp mắc bệnh thalassemia. 

Hy vọng thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Để phòng tránh tình trạng này, bạn cần chú ý từ thói quen ăn uống hàng ngày, kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường trong cơ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà NộiTổng đài tư vấn: 19001806Website: https://benhvienphuongdong.vn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

65,506

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Đăng ký ngay

THAM VẤN BÁC SĨ

Nguyễn Duy Hải

BS Cao cấp CKII

NGUYỄN DUY HẢI

Khoa Xét Nghiệm 19001806 Đăng ký tư vấn

THAM VẤN BÁC SĨ

Nguyễn Duy Hải

BS Cao cấp CKII

NGUYỄN DUY HẢI

Khoa Xét Nghiệm 19001806 Đăng ký tư vấn

BÀI VIẾT MỚI

Xét nghiệm ERA là gì? Ý nghĩa và đối tượng thực hiện

Xét nghiệm ERA là gì? Có tầm quan trọng như thế nào trong điều trị IVF?

25-10-2024

Xét nghiệm ERA trong điều trị IVF giúp đánh giá khả năng tiếp nhận phôi của niêm mạc tử cung. Từ đó xác định thời gian thích hợp để chuyển...

Bệnh máu khó đông là gì? Dấu hiệu, mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Bệnh máu khó đông là gì? Dấu hiệu, mức độ nguy hiểm và cách điều trị

22-10-2024 Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT): Ai nên làm? Quy trình thực hiện

Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT): Ai nên làm? Quy trình thực hiện

22-10-2024 Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể là gì? Hết bao nhiêu tiền? Khi nào thực hiện?

Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể là gì? Hết bao nhiêu tiền?

04-10-2024 Xét nghiệm suy buồng trứng: Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm suy buồng trứng: Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán

05-09-2024 19001806 Đặt lịch khám 19001806 Đặt lịch khám

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ !

ĐĂNG KÝ

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Từ khóa » Chẩn đoán Thiếu Máu Hồng Cầu Nhỏ Nhược Sắc