Bệnh Thường Gặp ở Cá La Hán Và Cách Chữa Trị - Bể Cá Cảnh

Cá la hán là loài cá có được qua phương pháp lại tạo của các nghệ nhân cá cảnh chứ trong tự nhiên không hề có loài cá này. Thực chất chúng được lai tạp từ nhiều loài cá khác nhau cùng chung một họ cá rô phi rất đa dạng vốn có hơn 400 loài. Những con cá La Hán đầu tiên xuất hiện tại các bể nuôi ở Malaysia. Cá La hán thường bị một số bệnh sau:

Những bệnh thường gặp của cá la hán

1. Bệnh mụn ở đầu

Bệnh do một loại ký sinh trùng đơn bào tên là Hexamita gây nên. Nguyên nhân bệnh là so chất lượng nước kém và cách chăm sóc cá không đúng cách. Ngoài ra cũng có thể do chế độ ăn không hợp lý. Bệnh thường biểu hiệu là có các mụn hay lỗ nhỏ suất hiện trên đầu cá. Các mụn này thường có màu trắng và dịch nhày xung quanh. Khi bị bệnh cá thường bị kèm theo việc đi ngoài ra phân mầu trắng dài từng sợi mảnh

Cách điều trị:

Bệnh này có thể lây lan rất mạnh do vậy cần cách ly sớm khi phát hiện bệnh. Chúng ta cho vào hồ cách ly loại thuốc có tên Dimetridazole (5mg/ lít nuớc) hoặc Metronidazole (7mg/ lít nước). Sau 3 ngày tiếp tục cho thuốc vào hồ với liều lượng như trên. Trong thời gian này chỉ thay khoảng 20-30% nước giữa các lần điều trị. Có thể trong thời gian điều trị cá sẽ bỏ ăn. Bệnh này nếu phát hiện kịp thời thì tỉ lệ trị thành công rất cao.

2. Bệnh viêm da

Bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas và Vbrio gây nên. Cũng có khi do một loài ký sinh trùng hoặc nấm. Khi bị bệnh biểu hiện bên ngoài của cá La Hán là thấy những vết loang sưng đỏ và càng ngày càng lớn lên Nguyên nhân bệnh là do nước bị ô nhiễm nặng khiến các loại ký sinh trùng hoặc nấm sinh sôi và bám vào da cá gây ngứa toàn thân. Vì vậy cá thường cọ xát thân mình vào đáy hồ hoặc bất cứ vật nào trong hồ.

Cách chữa trị:

Khi cá có những biểu hiện như trên, trước tiên chúng ta phải tiến hành thay nước thường xuyên. Lưu ý: Không nên để trong hồ bất cứ vật nào có cạnh nhọn, sắc vì sẽ làm cho cá bị xước da nặng hơn khi cọ vào. Cho vào hồ các loại thuốc kháng khuẩn như Acriflavine (3mg/ lít nước), Methylene xanh ( 3mg/ lít nước). Cứ 3 ngày cho thuốc/ 1 lần và thay khoảng 50% nước trước khi bỏ thuốc vào.

3. Bệnh cá mất thăng bằng

Khi bị bệnh này cá bỗng mất thăng bằng và nằm nghiên qua một bên , thân mình cong lại chứng tỏ có sự tổn thương nơi xương sống. Bệnh viêm da lúc này cũng xuất hiện trên mình cá. Khi mổ cá thì bên trong không có dấu hiệu viêm nhiễm. vì vậy, nguyên nhân gây bệnh được cho là tổn thương các cơ hoặc các vùng xung yếu của cơ thể, khuyết tật do di truyền hoặc suy dinh dưỡng.

Cách chữa trị:

Thực chất bệnh này trên thị trường hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả. Tuy nhiên cũng có thể chữa bằng cách thay nước cá mỗi ngày, dùng tay đút thức ăn cho cá và đỡ cá về vị trí cân bằng khi cá nghiên người đi. Với phương pháp này cần mất rất nhiều thời gian mới có thể đạt hiệu quả

4. Bệnh lủng đầu

Được phân thành hai loại là bệnh do dinh dưỡng và do ký sinh trùng, cá cichlids thường bị bệnh này. Khi cá bị mắc bệnh này thì trên thân thể của nó đặc biệt là phần đầu thường xuất hiện những lỗ nhỏ lõm vào, cá không có cảm giác thèm ăn, phần bụng hóp vào, bài tiết ra những vật có màu trắng bợt, nếu không điều trị kịp thời, thì những cái lỗ thủng này sẽ thấm qua lớp biểu bì hoặc bụng, phát sinh các chứng bệnh khác, dẫn đến tình trạng cá chết.

Cá bị bệnh lủng đầu do dinh dưỡng thì thể sắc còn chuyển dần sang màu đen nhợt nhạt ảm đạm, lúc này có thể bổ sung Vitamin A, D3 và chất quặng vào trong thức ăn. Nếu như bị ký sinh trùng thì phải khử trùng. Nếu như cá bị bệnh do ký sinh trùng gây ra, thì ngoài triệu chứng bị lủng đầu thì cả đường ruột và ổ bụng của cá cũng bị lây nhiễm, kèm theo hiện tượng nổi các hạt màu trắng. Xảy ra hiện tượng này cũng có thể là do nguồn nước xấu đi, nhiệt độ nước thay đổi, mật độ nuôi và sinh sản quá dày, dinh dưỡng và hàm lượng Oxy không đủ cung cấp cho cá gây nên. Lúc này phải dùng thuốc để điều trị cho cá.

5. Bệnh đốm trắng

Triệu chứng của bệnh là bên ngoài cơ thể xuất hiện những đốm màu trắng hoặc một đám những nốt màu vàng nhỏ. Khi cá bị nhiễm bệnh đốm trắng chúng sẽ bị ngứa ngáy và không ngừng cọ mình vào xung quanh hồ, vì thế trên thân của chúng xuất hiện những u nang nhỏ màu trắng, bệnh này rất dễ phát sinh khi nhiệt độ và độ PH thay đổi đột ngột.

Phương pháp trị bệnh đốm trắng:

Pha muối vào nước khoảng 3-5g/lít , tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30C trở lên, đến khi cá hết bệnh thì ngừng, hoặc sử dụng Methylene xanh 2mg/lít, Malachite green 0,1-0,2mg/lít tiến hành tắm cho cá trong vòng từ 3-5 ngày. Thuốc chữa bệnh đốm trắng rất nhiều như hiệu con rồng, tetra, Azoo đều hữu hiệu và sử dụng tương đối an toàn.

Xem thêm

Chăm sóc cá la hán bị bệnhChăm sóc cá La Hán khi có biểu hiện bất thường Chọn mua cá la hán conKinh nghiệm chọn mua cá La Hán con Cách phân biệt giới tính cá la hánCách nào phân biệt giới tính cá La Hán Cách làm cho cá lên đầu lên gùKỹ thuật để cá La Hán lên màu, lên đầu Đặc điểm sinh học của cá La HánCá La Hán – đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi Cách nuôi cá la hánNguồn gốc của cá La Hán Kỹ thuật nuôi cá KoiKỹ thuật nuôi cá Koi Thức ăn cho cá cảnhCác loại thức ăn cho cá cảnh san hô bể cá biểnSự thích nghi của san hô trong bể cá cảnh Lắp đặt dàn bể hải sản nhà hàng3 điều nên biết khi lắp đặt dàn hải sản nhà hàng Hướng dẫn thiết kế bể thủy sinhHướng dẫn thiết kế bể thủy sinh Nước máy nuôi cá cảnhChất lượng nước máy để nuôi cá cảnh

Từ khóa » Cá Dĩa Bị Sậm Màu