Các Biện Pháp Phòng Trị Bệnh Thường Gặp Trên Cá Koi, Cá Dĩa
Có thể bạn quan tâm
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tất cả mô hình ứng dụng Bảo quản - Chế biến Chăn nuôi Nhân giống - Phòng bệnh Trồng trọt Chọn lĩnh vực Tất cả mô hình ứng dụng Bảo quản - Chế biến Chăn nuôi Nhân giống - Phòng bệnh Trồng trọt- Trang chủ
- Mô hình ứng dụng KHCN trong nông nghiệp
- Các biện pháp phòng trị bệnh thường gặp trên cá Koi, cá Dĩa
Mô hình | Các biện pháp phòng trị bệnh thường gặp trên cá Koi, cá Dĩa |
Giới thiệu | Cá Koi chủ yếu được nuôi ao hoặc nuôi bè cho đến khi thành cá thương phẩm sẽ được chuyển lên nuôi ở bể ximăng hoặc bể kính, hộ nuôi từ cá bố mẹ, tự sản xuất giống và nuôi lên cá thương phẩm. Các biểu hiện bệnh thường gặp trên cá Koi là tuột nhớt, lở loét, phù mang, ngoài ra còn có các dạng đốm trắng và bệnh đường ruột. Các hộ thường dùng muối, formol, hoặc kháng sinh để điều trị. Hầu hết các trường hợp điều trị đều có kết quả. Trở ngại lớn nhất hiện nay đối với người nuôi là vấn đề nguồn nước và thị trường. Bên cạnh kỹ thuật nuôi cấy tế bào để phát hiện mầm bệnh SVCV, KHV trên cá Koi, cần phát triển thêm một số phương pháp khác để rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh. Quy hoạch một số vùng nuôi an toàn để có thể kiểm soát được chất lượng cá giống cũng như nguồn nước nuôi cá Koi, từ đó giảm thiểu những biến động lớn về môi trường tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Đối với các hộ nuôi cá Dĩa thường cá bị bệnh vào mùa mưa hoặc khi thời tiết lạnh. Các bệnh thường gặp là đen thân, mốc mình, lở loét, sưng mang, đường ruột, trong đó thường gặp nhất là bệnh đen thân và có thể gây chết hàng loạt. Bệnh gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi của cá. Cá nhiễm A. hydrophila cao nhất. Vi khuẩn này có liên quan đến những biểu hiện sậm thân, tụm vây, xuất huyết trên các mẫu cá dĩa. Sán lá đơn chủ Silurodiscoides sp. ký sinh chủ yếu trên mang. Trị bệnh do sán lá bằng cách tắm muối 30g/1L nước trong 10 - 15 phút hoặc formalin 200ppm trong 15 - 30 phút có hiệu quả. Amyloodinium sp. gặp nhiều trên cá, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, gây sậm thân, tụ góc, tụm vây, cá yếu ớt, gây chết rải rác có thể đến 50% nếu không điều trị. Trị bệnh bằng cách tắm KMnO4 10ppm, đồng thời ngâm ở nồng độ 3‰ trong vòng 5 - 7 ngày. Nấm hạt Ichthyophonus sp. là tác nhân gây bệnh thường gặp trên cá con và cá lớn, gây chết nhiều ở cá con và bệnh gầy ở cá lớn. Bệnh không có thuốc chữa, tuy nhiên có thể hạn chế sự phát triển của nấm bằng cách nâng nhiệt độ môi trường nuôi. |
Tài liệu đính kèm | MO_HINH_BENH_CA_KOI_CA_DIA.doc |
Video đính kèm |
Từ khóa » Cá Dĩa Bị Sậm Màu
-
9 Bệnh Thường Gặp ở Cá đĩa Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Một Số Bệnh Thường Gặp ở Cá Dĩa | Kỹ Thuật Nuôi Trồ
-
Các Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Cá Đĩa Và Cách Chữa Trị
-
Cá đĩa Có Màu Xanh đen đậm? | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
Quy Trình Kỹ Thuật Phòng Bệnh Cho Cá Dĩa - CESTI
-
Đặc điểm Chung Và Những điều Cần Lưu ý Khi Nuôi Cá Dĩa
-
Các Bệnh Phổ Biến Nhất ở Cá Dĩa
-
Top 20 Cá Dĩa Bị đen Mình Mới Nhất 2022
-
Astxanthin- Thuốc Lên Màu Cho Cá đĩa - Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội
-
Tại Sao Cá Dĩa Chết? Một Số Bệnh Thường Gặp ở Cá Dĩa
-
Bệnh Thường Gặp ở Cá La Hán Và Cách Chữa Trị - Bể Cá Cảnh
-
Bệnh Thường Gặp Trên Cá Cảnh Và Cách Phòng Trị - Tép Bạc
-
[PDF] Cẩm Nang Kỹ Thuật Nuôi Cá Dĩa