Bệnh Thủy đậu - TTYT Huyện Nam Đông
Có thể bạn quan tâm
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giới thiệu
|
| Bảng lịch Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031 2032 2033
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giáo dục sức khỏe >> Tin hoạt độngBệnh thủy đậuNgày cập nhật 25/01/2018 Bệnh thủy đậu, hay bệnh đậu mùa, là một bệnh nhiễm khuẩn có đặc điểm tiêu biểu là những vùng da ngứa đỏ rất dễ phân biệt và kèm theo có sốt nhẹ. Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Người trưởng thành hiếm khi mắc bệnh, nhưng khi mắc bệnh thì hầu hết các trường hợp đều nặng, đặc biệt là phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Nguyên nhân Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh. Các triệu chứng của bệnh thủy đậu Sốt nhẹ hoặc đau đầu, có thể là khoảng vài giờ trước khi bắt đầu nổi lên các vùng ban đỏ trên da. Nổi lên các vùng ban đỏ trên da, chủ yếu là trên thân mình, gồm rất nhiều các nốt nhỏ li ti rồi nhanh chóng phát triển thành các mụn nước gây ngứa, có đường kính khoảng 2 – 3mm. Do bị ngứa, người bệnh có thể gãi nhiều làm trầy xước da và góp phần làm cho các vùng ban đỏ lan nhanh ra khắp cơ thể, cho đến lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, da đầu... đều có thể có ban đỏ. Sau thời gian phát bệnh khoảng 2 – 10 ngày, các mụn nước khô đi và đóng thành các vảy nhỏ phía trên của mụn. Các nốt đỏ như trên có thể nổi lên thành nhiều đợt nối tiếp nhau. Đôi khi có những nốt đỏ xuất hiện quanh vùng miệng và phát triển thành các vết loét làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Trong một vài trường hợp có thể có ho dữ dội. Bệnh phát triển ở người trưởng thành có thể gây viêm phổi nặng, khó thở và sốt cao. Các biến chứng do thủy đậu gây ra Các biến chứng do bội nhiễm: Viêm da có mủ, viêm tai giữa, viêm miệng, viêm phế quản, viêm phổi. Viêm não sau thủy đậu. Các biến chứng do vị trí của nốt thủy đậu: Ở giác mạc gây giảm thị lực, ớ thanh quản gây ho, viêm thanh quản, khó thở thanh quản. Điều trị Thuốc: Bôi ngoài da bằng dung dịch Xanh metylen. Vệ sinh da hàng ngày. Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm. Phòng lây bệnh Khi trong gia đình hay nhà trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ mắc bệnh thủy đậu, cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành (cho trẻ ở nhà với gia đình không nên đến lớp học). Những người lớn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu. Để tránh bệnh thủy đậu lan ra nhiều vùng da trên cơ thể và lây cho người khác thì khi bị bệnh, cần giữ vệ sinh da sạch sẽ không để nhiễm khuẩn và lây lan ra các dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi làm lây nhiễm cho trẻ khác. Sau mỗi lần lau, tắm cho trẻ xong cần thấm khô, bôi thuốc nơi tổn thương rồi mặc quần, áo rộng, thoáng. Trẻ bị bệnh cần được cắt móng tay và giữ móng tay trẻ sạch, nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.Cho bệnh nhân ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả. Vệ sinh phòng ở của người bệnh hằng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B 2% sau đó rửa lại bằng nước sạch. Khi có nhiều nốt phỏng vỡ hoặc có dấu hiệu bất thường, cần cho trẻ đi bệnh viện để được điều trị đề phòng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chứng nguy hiểm. Chủ động phòng bệnh Hiện nay vắc xin phòng bệnh thủy đậu chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, chỉ mới có vắc xin dịch vụ do đó độ phủ vắc xin không cao nên miễn dịch cộng đồng không nhiều, số người mắc bệnh rất lớn. Mặc dù bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm ngừa. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần. Một số hình ảnh minh họa về Bệnh Thủy đậu:
Nguồn: https://t4g.thuathienhue.gov.vn Gửi tin qua email In ấnTin mới5S và các bước tiến hành cụ thể (06/04/2018)Bệnh thủy đậu (26/01/2018)Bệnh thủy đậu (25/01/2018)Bệnh thủy đậu (25/01/2018)Bệnh thủy đậu (25/01/2018)« Trước123456Sau »
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bản quyền thuộc Trung Tâm Y Tế huyện Nam Đông Địa chỉ: Thị trấn Khe tre, huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại :0234.875.555 - 0234.875.322 - 0234.875.379 |
Từ khóa » Hình ảnh Nốt Thuỷ đậu Bị Bội Nhiễm
-
Hình ảnh Cận Cảnh Khi Nhiễm Virus Thủy đậu Varicella - Zoster | Vinmec
-
Phòng Ngừa Thủy đậu Bội Nhiễm | Vinmec
-
Thủy đậu Bội Nhiễm Là Gì - Cách Phòng Tránh | Medlatec
-
Dấu Hiệu Của Thủy đậu Bội Nhiễm Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhanh
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc Tránh Bội Nhiễm
-
Thủy đậu Bội Nhiễm Là Gì Và Nó Có Nguy Hiểm Không?
-
Phòng Ngừa Biến Chứng Bệnh Thủy đậu
-
Thủy đậu Dễ Lây Nhất Khi Nào Và Cách Chăm Sóc để Không Bị Bội ...
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Bệnh Thủy đậu Bội Nhiễm Là Gì? - Bạn HÃY TÌM HIỂU NGAY!
-
Nốt Thủy đậu Bị Nhiễm Trùng Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Thế Nào?
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị Nhanh Khỏi
-
Thủy đậu - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Thủy đậu ở Trẻ Em: Tổng Hợp Thông Tin A-Z