BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN BƠ ĐƯỢC KHÔNG? - Nutricare
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Bơ được coi là một loại quả cực kỳ bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có ăn bơ được không thì vẫn còn là một thắc mắc. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn đi tìm câu trả lời và có cách sử dụng bơ tốt nhất cho người bệnh tiểu đường.
Tìm hiểu thêm:
- Bệnh tiểu đường có ăn được QUẢ DỨA không?
- Bệnh tiểu đường ăn CHUỐI được không? Ăn như thế nào?
1. Bệnh tiểu đường có ăn bơ được không?
Bơ thuộc nhóm có chỉ số đường huyết thấp GI = 15, lượng carbs và lượng đường rất thấp. Do đó, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bơ, nhưng chỉ nên sử dụng một khẩu phần khoảng ⅕ quả bơ mỗi ngày (có khoảng 50 calo).
Bơ là một trong những thực phẩm lý tưởng cho người bệnh tiểu đường:
- Bơ chứa rất ít carbohydrate và đường: Cụ thể là trong 150g bơ có 12,8g carbohydrate và có ít hơn 1g đường, trong khi đó, trong 150g chuối có tới 18,34g đường. Như vậy, bơ là loại quả có lượng carbs và lượng đường rất thấp, vô cùng an toàn và thân thiện với các bệnh nhân tiểu đường.
- chỉ số đường huyết thấp với GI là 15 nên không gây tăng lượng đường đột ngột trong máu, phù hợp để bổ sung hàng ngày cho người bị tiểu đường.
- Bơ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh nếu sử dụng loại quả này hợp lý và đúng cách. Thành phần dinh dưỡng của bơ rất đa dạng và phong phú với các khoáng chất thiết yếu như: protein, kali, canxi… cùng với hơn 14 loại Vitamin E, A, B6, C…
Với câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn bơ được không thì không những người bệnh có thể ăn bơ mà bơ còn có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp người bệnh cải thiện sức khỏe của mình.
2. Lợi ích của bơ đối với người bệnh tiểu đường
Sau khi biết bệnh tiểu đường có ăn bơ được không thì việc lợi ích thực sự của bơ đối với bệnh tiểu đường như thế nào hay tác động của chúng như thế nào dự theo bảnh thành phần dinh dưỡng chính trong 150g bơ sau: [1]
Thành phần dinh dưỡng | Định lượng | Tác dụng |
Carbohydrate | 12,8 g | Ít carb, phù hợp với người tiểu đường |
Đường | 0,99 g | Ít đường, an toàn cho người tiểu đường |
Chất xơ | 10 g | Giảm lượng đường trong máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường |
Canxi | 18 mg | Giảm tình trạng loãng xương ở người tiểu đường |
Vitamin E | 3.1 mg | Phòng ngừa biến chứng thần kinh của tiểu đường |
Vitamin C | 15 mg | Bảo vệ thành mạch máu, trong đó có các vi mạch máu thường dễ bị tổn thương với người tiểu đường. |
Axit béo bão hòa | 3.2 g | |
Axit béo không bão hòa đơn | 14,7 g | Cải thiện độ nhạy Insulin |
Bơ là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng giúp người bệnh kiểm soát bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe tốt. Cụ thể:
2.1. Cung cấp chất xơ giảm lượng đường trong máu
Lượng chất xơ trong bơ là rất lớn, với một cốc bơ (khoảng 150g) có chứa 10g chất xơ. Chất dinh dưỡng này giúp người bệnh cải thiện lượng đường trong máu hiệu quả. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí của Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ (JABFM) vào tháng 2/2012 cho thấy, chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và mức hemoglobin A1C ở những người mắc bệnh tiểu đường [2]. Vì vậy, bơ luôn là một thực phẩm lý tưởng, được khuyên dùng để giúp người bệnh kiểm soát đường huyết.
2.2. Cải thiện độ nhạy insulin
Bơ là loại quả chứa nhiều chất béo, nhưng chủ yếu là axit béo không bão hòa đơn. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ thì các chất béo này có tác dụng làm tăng độ nhạy của insulin và vận chuyển glucose vào các tế bào [3].
Cùng với hàm lượng chất xơ lớn giúp giảm đường huyết, bơ tác động tích cực đến quá trình hoạt động của insulin để làm tăng hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, bơ xứng đáng là một thực phẩm tốt được ưu tiên thêm vào thực đơn cho người bị tiểu đường.
2.3. Kiểm soát cân nặng
Nhờ vào hàm lượng chất xơ lớn cùng các axit béo không bão hòa đơn, bơ mang lại hiệu quả cho việc kiểm soát cân nặng đối với người bệnh tiểu đường. Các chất này có tác dụng nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, kéo dài cảm giác no. Từ đó, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Việc bơ khi ăn có cảm giác rất ngậy và nhiều người nghi ngờ về việc tăng cân khi ăn bơ cũng như việc bệnh tiểu đường có ăn bơ được không thì trái lại, bơ giúp người bệnh kiểm soát cân nặng rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy, nếu ăn một nửa quả bơ vào bữa trưa sẽ làm người dùng không còn cảm thấy đói sau khoảng 5 giờ [4]. Vì vậy, bơ là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học của người bị tiểu đường.
2.4. Phòng ngừa biến chứng tim mạch của tiểu đường
Khi sử dụng bơ, hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào sẽ giúp người bệnh tiểu đường giảm lượng cholesterol. Từ đó, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người tiểu đường. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, chất xơ hòa tan có trong quả bơ cũng có thể cải thiện mức cholesterol [5].
2.5. Phòng ngừa biến chứng thần kinh của tiểu đường
Bơ là một loại quả rất giàu Vitamin, trong đó có hàm lượng lớn Vitamin E. Đây được coi là một chất chống oxy hóa lý tưởng nhằm trung hòa các gốc tự do trong động mạch. Từ đó, giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng thần kinh. Theo một nghiên cứu, Vitamin E được cung cấp đủ hàng ngày sẽ giúp cải thiện bệnh lý thần kinh ngoại vi với người người bị tiểu đường [6].
2.6. Tăng cường sức đề kháng
Một trong những hoạt chất quan trọng giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể chính là Vitamin C. Và thật tuyệt vời khi bơ cung cấp lượng Vitamin C dồi dào. Nó có tác dụng lớn trong việc bảo vệ thành mạch máu, trong đó có các vi mạch máu thường dễ bị tổn thương với các bệnh nhân mắc tiểu đường.
Đồng thời, Vitamin C còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, giúp hồi phục vết thương nhanh, giảm căng thẳng cho người bệnh. Vì vậy, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và quá trình điều trị của người bệnh tiểu đường.
Những lợi ích kể trên chắc chắn đã khẳng định khả năng “bệnh tiểu đường có ăn bơ được không?” rõ ràng hơn nhưng tốt cho người bệnh có phải có nghĩa là có thể ăn một cách thoải mái loại quả này không?
3. Cách sử dụng bơ đúng cho người bị tiểu đường
Để tính toán thực đơn cho người bệnh tiểu đường thì trước hết cần phải biết được lượng calo mà một người bệnh được tiêu thụ mỗi ngày. Lượng calo phù hợp với bệnh nhân tiểu đường là khoảng từ 2000- 2500 kcal/ ngày. Trong khi đó 1 phần bơ cốc (150g) chứa 240 calo. Theo FDA khuyến nghị, các bệnh nhân tiểu đường chỉ nên sử dụng một khẩu phần khoảng ⅕ quả bơ mỗi ngày (có khoảng 50 calo).
Không nên sử dụng quá nhiều bơ sẽ khiến cơ thể tiêu thụ nhiều calo. Từ đó, gây nên tình trạng thừa cân, béo phì ở người tiểu đường, làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
4. Cách chế biến bơ cho người tiểu đường
Sau đây là những cách ăn bơ hiệu quả cho người tiểu đường:
4.1. Sử dụng bơ trong bữa ăn sáng của người tiểu đường
- Bánh mì bơ nướng: Dùng 1 đến 2 thìa cà phê bơ lên bánh mì nướng nguyên hạt. Thêm một chút tiêu đen và tỏi, một lát cà chua hoặc một ít salsa tươi có thể làm cho món ăn thêm hương vị. Kết hợp món ăn này với các loại rau và gia vị mà bạn yêu thích
- Bơ nướng trứng gà cho người đái tháo đường: Cắt đôi quả bơ và bỏ hột. Đập một quả trứng và đặt nó vào nửa quả bơ. Nướng trong 15-20 phút ở nhiệt độ 425 ° F. Cho thêm gia vị và rau thơm để tăng tính hấp dẫn
- Làm sinh tố bơ: Dùng ⅕ quả bơ (khoảng 50g), đá, có thể thêm một chút sữa ăn kiêng hoặc đường (mỗi loại 1 thìa cà phê nhỏ). Rồi cho vào máy xay nghiền nhuyễn và sử dụng.
4.2. Sử dụng bơ trong bữa trưa của người tiểu đường
- Thịt ba chỉ cuộn bơ cho người đường máu cao: Thái thịt theo các lát mỏng và ướp cùng gia vị: hành tím, dầu hào,..Thái dọc các lát bơ rồi lấy từng miếng thịt cuộn xung quanh lát bơ. Cho vào lò nướng ở nhiệt độ 2500C trong vòng 15 -20 phút
- Làm salad bơ: Sử dụng ⅕ quả bơ rồi thái hạt lựu, 1 số rau, củ quả theo sở thích (những loại quả ít ngọt và tốt cho người tiểu đường). Sau đó, thêm nước sốt dấm và trộn đều rồi sử dụng.
- Sinh tố bơ cho người tiểu đường: 2 thìa canh thịt bơ và thêm 3 thìa nước ép rau bina. Hoặc dùng 2 thìa canh thịt bơ và 50g rau cải bó xôi rồi xay thành sinh tố để uống.
Có thể bạn quan tâm:
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN MÍT ĐƯỢC KHÔNG?
5. Giải đáp thắc mắc
Sau đây là những giải đáp cho các thắc mắc phổ biến của người bệnh tiểu đường về vấn đề sau câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn bơ được không. Cụ thể:
5.1. Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không?
Khi các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ thường đưa ra lời khuyên là nên sử dụng các loại thực phẩm ít carbohydrate và ít đường, nhằm giảm lượng đường huyết. Và bơ là một trong những loại quả như vậy. Tỷ lệ đường trong bơ rất thấp: trong 150g bơ có 12,8g carbohydrate và <1g đường. Còn nếu so sánh với táo thì 150g táo chứa 19,4g carbohydrate và 15,6g đường.
Cùng với các Vitamin và khoáng chất thiết yếu, ăn bơ sẽ giúp các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và không lo bị tăng đường huyết.
5.2. Người tiểu đường có thể ăn bơ với sữa không?
Người bệnh nên ăn riêng bơ là tốt nhất, không nên thêm sữa hoặc đường. Bởi trong sữa có chứa lượng chất béo bão hòa cao, không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu muốn thêm sữa để dễ ăn thì người tiểu đường vẫn có thể sử dụng, nhưng chỉ cho thêm 1 lượng nhỏ khoảng 1 thìa cà phê sữa.
5.3. Cách lựa chọn bơ cho người tiểu đường như thế nào?
Để lựa chọn được quả bơ chín, ngon thì người bệnh cần chú ý:
- Chọn những quả bơ cuống màu hơi vàng là quả vừa chín tới. Còn cuống xanh là quả bơ vẫn còn xanh, cuống nâu là quả bơ đã chín quá.
- Nên chọn bơ có dáng thon dài sẽ nhiều thịt hơn quả bơ tròn.
- Dùng tay nắn bơ, nếu mềm thì là vừa chín tới. Còn cứng là bơ xanh, có cảm giác nhũn là bơ đã bị nẫu và không nên ăn.
- Cần chọn những quả bơ có vỏ ngoài căng, bóng, cầm chắc tay và không bị ọp.
Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đã giúp các bạn có được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc bệnh tiểu đường ăn được bơ không? Là loại quả bổ dưỡng, có tác dụng giảm đường huyết bơ được khuyến khích sử dụng cho người tiểu đường. Tuy nhiên, vẫn cần cân nhắc bổ sung với lượng hợp lý và ăn đúng cách để tối ưu hiệu quả sử dụng. Hãy ghé thăm trang web của Nutricare để nhận được những thông tin bổ ích hằng ngày bạn nhé!
*Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa
Từ khóa » Chỉ Số Gi Của Quả Bơ
-
Bệnh Nhân đái Tháo đường Typ 2 Nên ăn Trái Bơ Không - Vinmec
-
Người Bệnh Tiểu đường Có Nên ăn Quả Bơ?
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Quả Bơ Với Bệnh Tiểu đường
-
Quả Bơ: 'Thần Dược' Tốt Không Thể Ngờ Cho Người Bị Tiểu đường
-
Người Tiểu đường ăn Bơ được Không? Bệnh Tiểu đường ăn Bơ Có Tốt ...
-
Dinh Dưỡng Quả Bơ Có Gì? Hàm Lượng ăn Hợp Lý? - Monkey
-
Người Tiểu đường Có Nên ăn Bơ - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
Tiểu đường Thai Kỳ ăn Bơ được Không Và Cần Lưu ý Gì? - Medlatec
-
Ăn Quả Bơ Tốt Cho Người Bệnh Tiểu đường - VnExpress Sức Khỏe
-
Quả Bơ Bao Nhiêu Calo? Giá Trị Dinh Dưỡng Của Bơ Và ăn Quả Bơ Có ...
-
Người Bị Tiểu đường ăn Quả Bơ được Không? Ăn Như Thế Nào Tốt?
-
Những Người Mắc Bệnh Tiểu đường ăn Bơ được Không?
-
Bệnh Tiểu đường ăn Bơ được Không