Bệnh Tiểu đường CÓ ăn được ổi - 6 Công Dụng Của ổi Với Người Bị ...
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Các loại quả là một phần trong thực đơn lành mạnh của người bệnh tiểu đường. Trong đó, quả ổi với nhiều dưỡng chất, thơm ngon cũng là một gợi ý tốt. Những tác dụng của quả ổi với bệnh tiểu đường và lượng dùng phù hợp, tốt cho quá trình điều trị bệnh sẽ được làm rõ với bài viết sau đây.
Bệnh tiểu đường có ăn thanh long được không? Cách ăn đúng cho người tiểu đường
1. Bệnh tiểu đường có ăn được ổi không?
Các loại quả lý tưởng cho người bệnh tiểu đường là quả có chỉ số GI và GL thấp. Ổi là loại quả đạt được đủ 2 tiêu chí trên, do đó người bệnh tiểu đường CÓ ăn được ổi. Như vậy mối liên hệ giữa quả ổi với bệnh tiểu đường sẽ đề cập đến chỉ số GI và GL của ổi:
- Chỉ số đường huyết GI của ổi là: 12 – 24 (rất thấp trong nhóm các loại quả)
- Tải lượng đường huyết GL là: 1,3 – 5 thấp và tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
2. Lợi ích của ổi với người tiểu đường khi sử dụng đúng cách
Trong ổi còn có nhiều vitamin A, C, các khoáng chất kali, mangan… và lượng chất xơ dồi dào. Những dưỡng chất này rất tốt để nâng cao sức khỏe và tác động tích cực tới quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể bệnh tiểu đường có ăn được ổi vì:
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Ổi chứa một lượng chất xơ dồi dào, trong 100g ổi có 6g chất xơ. Hàm lượng chất xơ lớn nên khi ăn ổi sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Vì vậy, lượng đường được giải phóng vào máu chậm và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Kiểm soát cân nặng: Hàm lượng calo của ổi khá thấp, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì lượng calo trong 100g ổi chỉ là 68. Với chỉ số calo thấp ăn ổi sẽ hạn chế tăng cân. Đồng thời, nhờ lượng chất xơ dồi dào giúp kéo dài cảm giác no nên người bệnh tiểu đường ăn ổi sẽ kiểm soát được cân nặng phù hợp.
- Chống oxy hóa, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường: Ổi có hàm lượng lycopene – một chất chống oxy hóa chống lại các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, lượng chất xơ lớn trong ổi có tác dụng làm giảm LDL, tăng HDL. Từ đó, hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch để tránh những bệnh lý về tim mạch.
- Phòng ngừa biến chứng tiểu đường (Biến chứng mạch máu): Trong ổi chứa chất carotenoid và polyphenol, có tác dụng chống oxy hóa để ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó, phòng chống những biến chứng về mạch máu ở người bệnh tiểu đường.
- Giảm kháng insulin ở người bệnh: Chiết xuất từ quả ổi giúp làm giảm triglycerid ở trong máu – một trong những tác nhân gây ra tình trạng kháng insulin. Do đó, việc ăn ổi sẽ giúp người bệnh tiểu đường hạn chế tình trạng kháng insulin và ổn định đường huyết.
- Các lợi ích khác: Ngoài các dưỡng chất tốt của quả ổi với bệnh tiểu đường thì trong ổi còn có một lượng lớn vitamin C và các khoáng chất như kali, mangan… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Qua đó, phòng chống lại các bệnh mãn tính, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu để nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường ăn xoài chín được không? Cách ăn đảm bảo đường huyết
3. Cách ăn ổi đúng cho người tiểu đường
Quả ổi rất tốt cho người tiểu đường nhưng cần ăn đúng cách để tận dụng được tối đa những dưỡng chất tốt và mang đến tác động tích cực để điều trị bệnh. Cụ thể:
3.1. Bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu ổi 1 ngày
Ổi là một loại quả có vị ngọt tự nhiên, trong 100g ổi chứa một lượng đường tương đối – khoảng 10g đường. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều ổi thì sẽ gây ảnh xấu tới đường huyết. Như vậy tác động của quả ổi với bệnh tiểu đường có thể vừa tốt vừa xấu đúng không?
Theo khuyến cáo thì mỗi ngày người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày (khoảng 4 quả ổi nhỏ) và nên chia làm 2 bữa. Tránh ăn liền một lúc vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên.
3.2. Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường
Thời điểm ăn ổi tốt nhất là nên ăn trước khi dùng bữa khoảng 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Bởi nếu ăn quá gần bữa ăn sẽ khiến người bệnh vẫn còn cảm giác no và làm giảm sự hấp dẫn, ngon miệng. Ngoài ra, khi sử dụng ổi ở những thời điểm này sẽ giúp hấp thu tối đa chất dinh dưỡng trong ổi.
Ổi nên được ăn vào các bữa ăn nhẹ và khoảng thời gian cho 2 bữa ăn nhẹ với ổi là 6 tiếng. Bởi việc dự trữ năng lượng với bệnh nhân tiểu đường khá kém nên việc chia nhỏ bữa nhằm tránh tích tụ đường để ổn định đường huyết.
3.3. Cách sử dụng ổi hỗ trợ bệnh tiểu đường
Không phải có thể ăn thoải mái ổi khi biết nó có tác dụng tốt mà không biết một mặt khác tác động của quả ổi với bệnh tiểu đường cũng có những tác dụng không tốt cho người bệnh tiểu đường. Vậy sử dụng ổi thế nào cho tốt đối với người bệnh tiểu đường?
Khi sử dụng ổi để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thì không nên bỏ vỏ sẽ tốt hơn. Bởi vì trong vỏ ổi chứa hoạt chất tanin – chất chống oxy hóa rất tốt để hạn chế những biến chứng ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, hoạt chất này cũng có thể gây táo bón. Vì vậy, nếu người bệnh thường bị táo bón thì nên gọt vỏ trước khi ăn.
Với những thời điểm không phải mùa ổi, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng lá ổi để làm các bài thuốc trị tiểu đường. Hàng ngày, sắc 4 – 8g lá ổi khô hoặc dùng 15 – 20g lá ổi tươi làm nước uống thay trà. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những bài thuốc kết hợp từ lá ổi và các vị thuốc khác rất tốt để kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể:
- Bài thuốc 1: Dùng 15g là ổi và 15g dây thìa canh. Rửa sạch rồi cho vào ấm sắc để lấy nước uống.
- Bài thuốc 2: Lấy khoảng 50g lá ổi loại, 100g lá sa kê, 100g đậu bắp tươi. Cho hỗn vào đun sôi và lấy nước để uống thay nước lọc hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm:
TIỂU ĐƯỜNG ĂN VÚ SỮA ĐƯỢC KHÔNG?
4. Tiểu đường thai kỳ có nên ăn ổi không?
Qua tác dụng đã tìm hiểu trên của quả ổi với bệnh tiểu đường thì với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, việc ăn ổi là hoàn toàn có thể. Vì loại quả này mang lại nhiều tác dụng tích cực để hỗ trợ các mẹ điều trị tiểu đường thai kỳ. Chất xơ trong ổi sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt. Đồng thời, chiết xuất từ quả ổi còn giúp bà bầu cải thiện tình trạng kháng insulin để ổn định lượng đường trong máu. Cùng với các vitamin A, C, khoáng chất thiết yếu góp phần mang đến cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ăn nhiều ổi. Lượng phù hợp là khoảng 2 quả ổi nhỏ (khoảng 140g) mỗi lần. Và có thể ăn 2 lần mỗi ngày, dùng vào các bữa ăn nhẹ, cách nhau khoảng 6 tiếng. Nếu ăn nhiều ổi và ăn cùng một lúc có thể sẽ khiến đường huyết tăng cao, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
5. Ăn ổi sai cách người tiểu đường nên tránh
Bệnh tiểu đường có ăn được ổi nhưng người bệnh tiểu đường cần tránh những sai lầm sau:
- Dùng nước ép ổi để uống hàng ngày: Khi ép nước ổi, lượng chất xơ sẽ bị giảm và lượng đường cũng tăng cao do bạn cần dùng nhiều ổi hơn. Bên cạnh đó, việc dùng nước ổi hàng ngày có thể làm gia tăng đường huyết, khiến tình trạng bệnh tiểu đường diễn biến xấu hơn. Chính vì vậy, người bệnh nên ăn ổi đúng liều lượng và dùng nguyên quả sẽ tốt hơn là uống nước ép.
- Ăn ổi ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn chính: Việc ăn ổi quá gần với các bữa ăn chính sẽ khiến cơ thể không hấp thu được triệt để các dưỡng chất có trong ổi vì bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Như vậy, sẽ không phát huy được tối đa lợi ích của ổi với quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
- Ăn ổi thả ga, không hạn chế số lượng: Nếu người bệnh ăn quá nhiều ổi có thể làm tích tụ đường và khiến đường huyết tăng nhanh. Vì ổi cũng là một loại quả chứa một lượng đường không hề nhỏ (trong 100g ổi có khoảng 10g đường).
Tìm hiểu thêm thông tin ăn kiêng bệnh tiểu đường để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
6. Lưu ý chọn mua ổi người bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường có ăn được ổi cũng ảnh hưởng đến cách chọn mua ổi. Vì vậy cần lưu ý khi chọn ổi để không ảnh hưởng những người bị tiểu đường.
- Chọn ổi chín: Nên chọn những quả ổi chín, vì ổi xanh có chứa tanin dễ gây ra táo bón.
- Chọn ổi không dập nát, đảm bảo vệ sinh: Nên chọn những quả ổi tươi ngon, tránh mua ổi dập nát, hay sử dụng những loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc thực vật…gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ăn ổi nguyên quả không thay bằng nước ép: Ăn ổi nguyên quả để hấp thụ tối đa chất xơ, giúp làm chậm hấp thu đường, ngăn ngừa mỡ máu, xơ vừa động mạch. Nếu sử dụng thay bằng nuwcs ép, thì sẽ giảm đáng kể chất xơ trong ổi.
Hy vọng với thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của quả ổi với bệnh tiểu đường. Đây là một loại quả rất hữu ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường nhưng cần sử dụng với liều lượng và cách dùng phù hợp để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18006011, truy cập vào fanpage Glucare Gold hoặc website Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để được giải đáp tận tình! |
**Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa
Từ khóa » Tác Dụng Của ổi Với Bệnh Tiểu đường
-
Người Bị Tiểu đường ăn ổi được Không? Ăn ổi Có Tác Dụng Gì?
-
3 Lợi ích Của Quả ổi Trong Việc Kiểm Soát Bệnh Tiểu đường
-
Tiểu đường ăn ổi được Không? - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Người Bị Bệnh Tiểu đường ăn ổi được Không? Lá ổi Chữa Tiểu đường?
-
Mẹ Bầu Bị Tiểu đường Thai Kỳ ăn ổi được Không? | Medlatec
-
Ăn ổi Xanh Tốt Cho Bệnh Tiểu đường | Ala
-
Ăn ổi đề Cả Vỏ Tốt Hay Xấu đối Với Người Bệnh Tiểu đường
-
Tiểu đường Có được ăn ổi Không? Ăn ổi Như Thế Nào Cho đúng Với ...
-
Ăn ổi Cả Vỏ Có Lợi Cho Người Bệnh Tiểu đường
-
Tiểu đường ăn ổi được Không, ăn Như Thế Nào Là đúng?
-
Người Bị Bệnh Tiểu đường ăn ổi được Không?
-
Chữa Bệnh Tiểu đường Bằng Cây ổi - Pocaco
-
Ăn ổi Sai Cách Làm Tăng đường Huyết: Nguy Hiểm Khôn Lường - 24H
-
Cách Chữa Bệnh Tiểu Đường Bằng Lá Ổi Có Hiệu Quả?
-
Loại Trái Cây Cực Kì Tốt Cho Người Bệnh Tiểu đường - PLO
-
Các Tác Dụng Của Lá ổi Với Da | Vinmec
-
Tiểu đường: Những Loại Hoa Quả Nên - Không Nên ăn | Vinmec
-
Tiểu đường Thai Kỳ ăn ổi được Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Mẹ Bầu Bị Tiểu đường Thai Kỳ ăn ổi được Không? - Monkey