Tiểu đường ăn ổi được Không, ăn Như Thế Nào Là đúng?

1. Tiểu đường ăn ổi được không?

Tiểu đường có ăn ổi được không
Tiểu đường có ăn ổi được không?

Theo các chuyên gia về sức khỏe, người bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI và tải lượng đường huyết GL thấp để đảm bảo sức khỏe, tránh làm đường huyết tăng cao. Theo đó, 2 chỉ chỉ số này của ổi cụ thể như sau:

  • Chỉ số đường huyết GI: 12-14 (thấp)
  • Chỉ số tải lượng đường huyết GL: 1,3 – 5 (thấp).

Như vậy, cả hai chỉ số GI và GL của ổi đều nằm trong mức thấp, nên không gây ảnh hưởng đến đường huyết. Chính vì vậy, với câu hỏi “tiểu đường ăn ổi được không” thì câu trả lời là “có” nhé. Thậm chí, nhiều bác sĩ, chuyên gia sức khỏe còn khuyến khích bệnh nhân của mình bổ sung ổi vào thực đơn hằng ngày thay vì các loại hoa quả có vị ngọt khác.

2. Lợi ích của ổi đối với người tiểu đường

Lợi ích của ổi đối với người tiểu đường
Lợi ích của ổi đối với người tiểu đường

Không chỉ có chỉ số đường huyết thấp, có lợi cho người tiểu đường, trong thành phần của ổi còn chứa rất nhiều Vitamin, khoáng chất và nhiều thành phần khác có tác động tích cực đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số lợi ích của quả ổi đối với bệnh nhân tiểu đường mà có thể bạn chưa biết đến.

  • Ổn định và kiểm soát đường huyết: Trong thành phần của ổi có chứa một lượng chất xơ lớn, có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, hạn chế khả năng hấp thụ đường vào máu tại niêm mạc dạ dày, nhờ vậy mà có thể giúp ổn định và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Chống oxy hóa: Quả ổi có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa Lycopene, có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh. Chất xơ trong ổi có công dụng làm giảm lượng Cholesterol xấu, tăng lượng Cholesterol tốt nên rất tác dụng phòng tránh xơ vữa động mạnh, tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm soát cân nặng: Ổi có chứa một lượng nhỏ calo, ước tính chỉ khoảng 68 calo trong 100g ổi nên không gây ra tình trạng tích trữ quá nhiều năng lượng dư thừa. Bên cạnh đó, chất xơ có trong ổi cũng giúp tăng cảm giác no, hạn chế tình trạng bệnh nhân ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân.
  • Phòng ngừa biến chứng mạch máu: Thành phần carotenoid và polyphenol có trong quả ổi là hai chất oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, hạn chế các biến chứng về mạch máu của người bệnh tiểu đường.
  • Giảm kháng Insulin ở người tiểu đường: Chỉ số mỡ máu Triglycerid là một trong những yếu tố gây ra tình trạng kháng Insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Quả ổi có công dụng làm giảm mỡ máu, nhờ vậy mà có thể giảm thiểu tình trạng kháng Insulin khá phổ biến ở người bệnh tiểu đường.
  • Những lợi ích khác: Trong thành phần của quả ổi có chứa nhiều vitamin C cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác như: Kali, Mangan, Canxi… nhờ vậy mà có thể hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, giúp đẩy kuif bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

3. Lượng ổi nên ăn khi bị tiểu đường (quả/ngày)

Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường
                                          Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường

Ổi có nhiều tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng ăn càng nhiều ổi thì càng tốt. Dù có chỉ số GI và GL thấp nhưng trong ổi vẫn chứa một hàm lượng đường nhất định (khoảng 10g đường trong mỗi 100g ổi).

Chính vì vậy, nếu ăn quá nhiều ổi trong một ngày thì vẫn có thể xảy ra nguy cơ làm đường huyết tăng cao. Theo đó, lượng ổi tối đa mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn chỉ trong mức dưới 280g mỗi ngày (tương đương với 4 quả ổi nhỏ), chia thành 2 – 3 bữa, tránh ăn một lúc sẽ làm cho đường huyết tăng.

4. Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường

Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường
Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn ổi được không? Câu trả lời là có nhưng bạn cần ăn đúng thời điểm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời điểm tốt nhất để bạn ăn ổi là ăn trước bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn. Ăn ổi ở hai thời điểm này sẽ không khiến cho đường huyết tăng, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cũng cao hơn nên sẽ có lợi cho người bệnh.

Bạn chỉ nên dùng ổi để làm thức ăn bổ sung trong các bữa ăn nhẹ, không dùng ổi làm bữa chính. Khoảng cách giữa hai bữa ăn nhẹ từ ổi là 6 tiếng, đây là khoảng thời gian hợp lý để không xảy ra tình trạng tích tụ đường khiến đường huyết tăng cao.

Từ khóa » Tác Dụng Của ổi Với Bệnh Tiểu đường