Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh Và Những điều Cần Biết - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Sau khi sinh
  4. Tâm lý sau sinh
Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị và Phòng ngừa Tâm lý sau sinh Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị và Phòng ngừa Nguyễn Hậu Nguyễn Hậu

20/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trầm cảm sau sinh đã và đang là một hội chứng tâm lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ. Vậy nguyên nhân gốc rễ của bệnh lý này là gì? Có những dấu hiệu nào giúp người bệnh dễ dàng phát hiện? Cách điều trị và phòng ngừa nó ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau, các mẹ hãy tham khảo nhé.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh trong tiếng Anh được gọi là Postpartum Depression. Đây là một hội chứng tâm lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con. Những người mắc hội chứng này thường mang tâm trạng buồn bã, tinh thần uể oải, mệt mỏi. Nguy hiểm hơn, trầm cảm sau sinh có thể khiến người mắc có ý định tự tự hoặc làm hại đến những người xung quanh, trong đó có cả con.

Ngày nay, tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Theo báo cáo thống kê, có khoảng 10 đến 15% phụ nữ sau sinh mắc phải hội chứng tâm lý này. Điều này đã rung lên một hồi chuông cảnh báo cực kỳ nguy hiểm tới chị em phụ nữ.

Tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, chúng ta có thể gói gọn lại trong 3 nguyên nhân sau đây:

Thay đổi cơ thể

Từ khi mang thai cho đến sau khi sinh, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi cơ thể. Trong đó có cả hình dáng bên ngoài và nội tiết bên trong.

Về hình dáng, một số vấn đề mẹ thường gặp sau sinh như tăng cân, rạn da, xệ ngực. Những điều này khiến mẹ tự ti về hình thể của mình, dẫn đến sự suy sụp về tinh thần.

Bên cạnh đó, sự mất cân bằng nội tiết tố do sự hao hụt của hormone estrogen và progestogen cũng khiến tâm lý của mẹ không ổn định. Điều này dẫn đến sự thay đổi thất thường trong cảm xúc và tâm trạng của mẹ.

Sự thay đổi về ngoại hình khiến mẹ suy sụp về tâm lý (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thiếu sự quan tâm, chia sẻ

Không có người phụ nữ nào sinh ra đã biết cách trở thành một người mẹ tốt. Vì vậy phụ nữ rất cần sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ từ chồng và những người xung quanh để không bị lạc lỏng một mình trên hành trình này.

Bên cạnh đó, mẹ sau sinh luôn có nhiều nỗi lo, từ sức khỏe của bé, hạnh phúc gia đình đến sức khỏe của bản thân. Vì vậy, nếu không được quan tâm, chia sẻ kịp thời sẽ khiến tâm lý của mẹ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.

Thiếu sự quan tâm từ chồng và người thân khiến phụ nữ mắc trầm cảm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Áp lực từ bên ngoài

Sau khi có con, phụ nữ phải chịu rất nhiều áp lực từ chính bản thân và yếu tố xung quanh. Đầu tiên phải kể đến áp lực khi trở thành mẹ, gần như người phụ nữ nào cũng áp lực việc phải trở thành một người mẹ tốt, hoàn hảo. Vì vậy, họ tự gây áp lực cho chính mình phải làm thế này, thế kia.

Ngoài ra, áp lực kinh tế cũng là vấn đề khiến các mẹ stress, lo lắng sau sinh. Sau khi có con, các cặp vợ chồng phải chi rất nhiều khoản tiền cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Vì vậy, nếu nền tảng kinh tế không vững vàng, mẹ sẽ bị stress và áp lực bởi tiền bạc.

Cuối cùng, áp lực đến từ chính chồng và những người xung quanh cũng khiến tâm lý của mẹ bị ảnh hưởng. Những lời chê bai về ngoại hình, cách chăm sóc con có thể khiến mẹ tổn thương rất nhiều.

Áp lực kinh tế, gia đình là nguyên dân khiến chị em bị trầm cảm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

5+ Dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ sau sinh. Chính vì vậy, mẹ nên nắm rõ dấu hiệu của chúng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sau đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh mẹ có thể tham khảo:

  • Sức khỏe suy giảm: Sau quá trình vượt cạn gian nan, sức khỏe của chị em bị suy giảm rất nhiều. Điều này đòi hỏi mẹ cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Thông thường, mẹ có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau 2 tháng. Nếu sau thời gian này, sức khỏe của mẹ vẫn không hồi phục, thậm chí suy giảm hơn, cảnh bảo nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm.

  • Tâm trạng căng thẳng, lo lắng: Không thể phủ nhận, tâm trạng của mẹ sau sinh thường rất lo lắng. Bởi khi làm mẹ thường có nhiều nỗi lo hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài là một dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm sau khi sinh không thể xem nhẹ.

  • Mất ngủ kéo dài: Mẹ sau sinh cần phải ngủ đủ giấc để hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa cho con ti. Tuy nhiên, nếu mẹ quá căng thẳng, dẫn đến mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến khả năng mắc trầm cảm sau sinh rất cao.

  • Chán ăn: Chán ăn cũng là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh không thể phớt lờ. Nếu mẹ thường xuyên chán ăn sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, sức khỏe yếu kém.

  • Suy nghĩ tiêu cực: Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực khiến mẹ sinh ra chán nản với cuộc sống và mọi thứ xung quanh. Vì vậy, đây là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm cảnh báo bệnh trầm cảm. Sau khi sinh, mẹ nên học cách suy nghĩ tích cực để tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ khi có con.

Một số dấu hiệu cảnh báo hội chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm sau sinh

3+ Hậu quả nguy hiểm nếu mẹ sau sinh bị trầm cảm

Trầm cảm là một hội chứng tâm lý cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của người mắc và những người xung quanh. Nếu phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của chính mình, gia đình và con cái. Hãy điểm qua một số hậu quả nghiêm trọng sau đây để hiểu rõ hơn về hậu quả của nó nhé.

Giảm sức khỏe của mẹ

Phụ nữ sau sinh cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất để hồi phục sức khỏe. Đồng thời, mẹ cũng cần vận động, rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi đầy đủ để tốt cho thể chất. Tuy nhiên, mắc trầm cảm sau sinh khiến mẹ gặp một số vấn đề như chán ăn, mất ngủ, lười vận động, giao tiếp với mọi người xung quanh. Những điều này đều là nguyên nhân khiến sức khỏe của mẹ ngày càng giảm sút.

Trong thời kỳ này, mẹ sẽ thường xuyên gặp phải một số vấn đề như suy dinh dưỡng, đau dạ dày. Ngoài ra, mẹ còn có thể mắc các bệnh về tim mạch do stress kéo dài.

Sức khỏe suy giảm là hậu quả của bệnh trầm cảm sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng đến sữa

Đối với chị em nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng của cơ thể đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nói rằng, mẹ ăn dưỡng chất gì, thì trong sữa mẹ sẽ có dưỡng chất đó. Vì thế, nếu mẹ bị trầm cảm sau sinh, không đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể thì chất lượng sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.

Chưa kể, nếu mẹ có sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thì trong sữa mẹ cũng sẽ có những chất này. Điều này khiến sữa mẹ bị giảm chất lượng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Mẹ bị trầm cảm khiến nguồn sữa kém chất lượng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có nguy cơ tự tử, làm hại những người xung quanh

Trầm cảm sau sinh cũng chia thành các mức độ mắc bệnh gồm: nhẹ, trung bình và nặng. Nếu mẹ mắc trầm cảm giai đoạn nặng sẽ gây ra nhiều hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Cụ thể, mẹ có thể tự tử, làm hại con và những người xung quanh.

Có thể nói, đây là thời điểm mẹ không thể tự chủ suy nghĩ của mình. Vì vậy, mọi quyết định và hành động trong thời điểm này đều mang tính bộc phát, làm theo bản năng muốn giải thoát. Điều này cực kỳ nguy hiểm, nên cần phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Các mẹ trầm cảm nặng có xu hướng tự tự (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ nhỏ bị ảnh hưởng tâm lý

Em bé được nuôi dưỡng bởi người mẹ mắc bệnh tâm lý cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng đến tâm lý. Bởi trong giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh học và thu nạp mọi thứ trong cuộc sống thông qua vô thức. Mỗi một hành động, tâm trạng của những người xung quanh đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ bị trầm cảm, thường xuyên có lời nói, tâm trạng tiêu cực, thì tâm lý của bé cũng sẽ phát triển theo hướng tiêu cực.

Trẻ nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng khi mẹ bị trầm cảm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả

Có những cách điều trị trầm cảm sau sinh nào an toàn và tốt cho sức khỏe của mẹ. Mẹ hãy tham khảo 5+ phương pháp được gợi ý sau đây để tìm ra cách điều trị phù hợp nhất với mình nhé.

Bổ sung dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh trầm cảm sau khi sinh. Thực tế, một cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo ra một tinh thần khỏe mạnh. Vì thế, điều đầu tiên khi chữa trầm cảm chính là lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Có rất nhiều thực phẩm tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh đang gặp vấn đề về tâm lý. Trong đó, mẹ nên chú ý ăn nhiều thực phẩm chứa protein, vitamin, khoáng chất. Những chất này khi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh, giúp giảm căng thẳng, stress. Ngoài ra, một số thực phẩm giàu estrogen như đậu nành cũng giúp mẹ cân bằng nội tiết trong cơ thể. Thông qua đó giúp điều chỉnh và cân bằng cảm xúc hiệu quả.

Nói chung, trong thời gian này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm: thịt bò, trứng, cá hồi, đậu nành, trái cây, sữa chua, hạt dinh dưỡng,...

Chế độ dinh dưỡng tác động đến thể chất và tinh thần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Trầm cảm nên ăn gì, uống gì tốt cho sức khỏe

Rèn luyện thể chất

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe thể chất thông qua chế độ nghỉ ngơi và tập luyện.

Trong thời gian điều trị bệnh, mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày. Trong trường hợp mẹ phải thức đêm do chăm sóc em bé, cần lên kế hoạch ngủ bù vào ngày hôm sau.

Ngoài ra, mẹ nên tập thể dục qua các bộ môn đi bộ, yoga, bơi lội để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ không nên tập các bộ môn quá nặng, có thể gây phản tác dụng trong thời gian này như cardio, gập bụng, nâng tạ,...

Rèn luyện sức khỏe, thể chất giúp cải thiện tâm lý (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Học thêm kiến thức

Sự lo lắng của chị em phụ nữ sau khi có con đều xuất phát từ việc thiếu kiến thức, kỹ năng làm mẹ. Để giải quyết nỗi lo này, mẹ nên chủ động đọc thêm những cuốn sách về chăm sóc và nuôi dạy con. Cùng với đó, mẹ có thể tham gia một số khóa học về chăm sóc con sau sinh để có thể yên tâm hơn.

Ngoài ra, cũng có thể học thêm một số kỹ năng liên quan đến sở thích cá nhân để giảm stress như làm bánh, cắm hoa. Điều này sẽ giúp mẹ cải thiện tâm trạng, cảm thấy vui vẻ thư giãn hơn rất nhiều.

Học thêm kiến thức, kỹ năng giúp phụ nữ tự tin hơn khi làm mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tư vấn tâm lý

Trên thực tế, để bệnh trầm cảm sau sinh nhanh khỏi, cách tốt nhất chính là điều trị từ gốc rễ của bệnh. Để thực hiện cách này, mẹ nên đến gặp bác sĩ tâm lý tại các cơ sở ý tế uy tín để được tư vấn. Khi đến đây, mẹ sẽ được chia sẻ, hỏi han về những vấn đề trong cuộc sống. Qua những chia sẻ, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về vấn đề tâm lý mẹ đang gặp phải và đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Đây là cách điều trị phù hợp với các mẹ mắc trầm cảm sau sinh mức độ nhẹ và trung bình.

Tư vấn tâm lý giúp cải thiện tình trạng bệnh tâm lý sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Địa chỉ khám trầm cảm sau sinh uy tín tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng

Điều trị bằng thuốc

Điều trị trầm cảm sau sinh bằng thuốc phù hợp với những mẹ đang mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Cơ bản, các loại thuốc điều trị trầm cảm sau sinh đều có tính an thần mạnh, dễ gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, mẹ cần thăm khám và kê đơn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc chữa trầm cảm.

Một số loại thuốc thường dùng với tác dụng điều trị trầm cảm sau sinh gồm: Sertraline, Fluoxetine, Venlafaxine, Mirtazapine,...

Điều trị trầm cảm sau sinh bằng thuốc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Top 5+ phương pháp điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả nhất

Cách phòng ngừa mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Làm thế nào để phòng ngừa mắc trầm cảm sau sinh? Nếu mẹ đang thắc mắc điều trên, hãy tham khảo nội dung sau nhé.

Học cách suy nghĩ tích cực

Trầm cảm chính là một căn bệnh tâm lý, xuất phát từ suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc của người bệnh. Chính vì vậy, cách tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm sau sinh chính là học cách suy nghĩ tích cực. Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng lại cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng theo đuổi lối sống ngày nhé.

Trong cuộc sống hàng ngày không thiếu chuyện xảy ra khiến chúng ta lo lắng, buồn rầu. Thay vì đối mặt và chiến đấu với nó, hãy đón nhận theo cách nhẹ nhàng nhất. Đồng thời, bạn cũng không cần thúc ép bản thân làm những việc mình không thích. Hãy nhớ, bản thân chúng ta có quyền được từ chối, được nói không.

Bên cạnh đó, suy nghĩ tích cực còn có nghĩa là giúp đỡ và lắng nghe mọi người xung quanh. Hãy nhớ rằng, trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Vì vậy, hãy mở lòng với mọi người và đón nhận lại tình cảm, yêu thương một cách chân thành.

Suy nghĩ tích cực giúp ngăn ngừa các hội chứng tâm lý (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Học cách chia sẻ

Chia sẻ là phương thức tốt nhất để thấu hiểu người khác và được thấu hiểu. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên chia sẻ vấn đề, tâm trạng của mình với người bạn đời, bạn bè và người thân. Nhờ đó, mẹ sẽ được giãi bày những khúc mắc trong lòng và nhận lại những lời khuyên hữu ích.

Hãy nhớ, đừng giữ trong lòng bất kỳ khúc mắc nào, dù chỉ là nhỏ nhất. Bởi theo thời gian, nó có thể trở thành “con dao hai lưỡi”, mối nguy hại cho sức khỏe của bạn. Hãy nói ra để được thấu hiểu và giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Chia sẻ, cởi mở để thấu hiểu và thông cảm với nhau nhiều hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Học cách yêu bản thân

Khi có con, đa phần chị em phụ nữ quá tập trung vào việc chăm sóc con mà quên đi chính mình. Điều này khiến bản thân ngày càng xuề xòa, kém tự tin trong mắt bạn đời và những người xung quanh. Mẹ hãy nhớ rằng, dù bận chăm con nhưng đừng quên chăm sóc và yêu thương bản thân mẹ nhé.

Kể từ lúc mang thai cho đến khi sinh em bé, mẹ nên chú ý trong việc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, kiểm soát cân nặng của bản thân. Đồng thời, mẹ đừng quên quan tâm đến sở thích cá nhân. Dù có con nhưng mẹ hãy tạo không gian riêng cho chính mình để được làm những điều bản thân thích như nghe nhạc, đọc sách,... Điều này sẽ giúp tâm trạng của mẹ luôn thoải mái và cảm thấy hạnh phúc.

Học cách yêu bản thân để phòng ngừa mắc bệnh tâm lý (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin, kiến thức tổng quan về hội chứng trầm cảm sau sinh. Qua đó, mẹ có thể hiểu rõ thêm về nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả, cách điều trị và phòng ngừa bệnh tâm lý nguy hiểm này. Mong rằng, những kiến thức ở trên sẽ giúp mẹ có cái nhìn chân thực nhất về bệnh trầm cảm. Từ đó rèn luyện cho bản thân một lối sống tích cực, lành mạnh để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

Tài liệu tham khảo

Depression Among Women - Truy cập ngày 19/05/2022

https://www.cdc.gov/reproductivehealth/depression/index.htm

What to know about postpartum depression - Truy cập ngày 19/05/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/237109

Everything You Need to Know About Postpartum Depression: Symptoms, Treatments, and finding help - Truy cập ngày 19/05/2022

https://www.healthline.com/health/depression/postpartum-depression

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Nguyễn Hậu Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
  • Cảnh báo nguy cơ trầm cảm sau sinh ở nam giới ngày càng tăng
  • Top 10+ dấu hiệu trầm cảm sau sinh mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua
  • [Tổng hợp] Cảnh báo dấu hiệu stress sau sinh chi tiết từ A - Z
  • Top 10 + cách trị mất ngủ sau sinh đảm bảo hiệu quả 100% mẹ nên áp dụng
  • Phụ nữ thường xuyên khóc sau sinh có phải dấu hiệu của trầm cảm không?
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Sau khi sinh trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc [Oxford Wordlist] 3000 từ vựng Tiếng Anh thông dụng theo chủ đề (kèm PDF) [Oxford Wordlist] 3000 từ vựng Tiếng Anh thông dụng theo chủ đề (kèm PDF) Top 10+ app luyện nói tiếng Anh free giọng chuẩn, hiệu quả nhất hiện nay Top 10+ app luyện nói tiếng Anh free giọng chuẩn, hiệu quả nhất hiện nay Gợi ý 5 app trắc nghiệm tiếng Anh giúp nâng cao thành tích học tập hiệu quả Gợi ý 5 app trắc nghiệm tiếng Anh giúp nâng cao thành tích học tập hiệu quả Hướng dẫn cách dùng due to và because of tránh nhầm lẫn Hướng dẫn cách dùng due to và because of tránh nhầm lẫn 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc [Oxford Wordlist] 3000 từ vựng Tiếng Anh thông dụng theo chủ đề (kèm PDF) [Oxford Wordlist] 3000 từ vựng Tiếng Anh thông dụng theo chủ đề (kèm PDF) Top 10+ app luyện nói tiếng Anh free giọng chuẩn, hiệu quả nhất hiện nay Top 10+ app luyện nói tiếng Anh free giọng chuẩn, hiệu quả nhất hiện nay Gợi ý 5 app trắc nghiệm tiếng Anh giúp nâng cao thành tích học tập hiệu quả Gợi ý 5 app trắc nghiệm tiếng Anh giúp nâng cao thành tích học tập hiệu quả Hướng dẫn cách dùng due to và because of tránh nhầm lẫn Hướng dẫn cách dùng due to và because of tránh nhầm lẫn Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Chứng Trầm Cảm Sau Sinh Là Gì