Bệnh Trạng Nổi Mẩn đỏ ở Trẻ Các Mẹ Cần Phải Lưu ý | Cleanipedia
Có thể bạn quan tâm
1. Bệnh ban đào ở trẻ
Bệnh ban đào ở trẻ em do virus gây ra và thường ảnh hưởng lớn đến trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Bệnh gây sốt và phát ban nhiều đốm trong vòng vài ngày. Bị nổi mẩn đỏ có thể được coi là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, đáng báo động.
Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh ban đào (một loại sốt phát ban) ở trẻ em có xu hướng nhẹ và bạn có thể chăm sóc cho con ngay tại nhà. Bệnh này thường sẽ tự hồi phục trong khoảng thời gian một tuần.
Bệnh ban đào cũng có thể ảnh hưởng đến những trẻ vị thành niên và người lớn. Nhưng trường hợp này thường không phổ biến. Vì hầu hết trẻ em đã bị nhiễm căn bệnh này khi còn nhỏ và bệnh ban đào hiếm khi xuất hiện lần nữa ở cùng một người. Ngoài ra, bệnh ban đào đôi khi cũng được gọi là “ban đào ấu nhi” hoặc “căn bệnh thứ sáu”. Vì nó là bệnh truyền nhiễm được xếp hạng thứ 6 ở trẻ em.
2. Bệnh ban đỏ ở trẻ
Bệnh ban đỏ, hay còn gọi là sốt Scarlet hoặc sốt tinh hồng nhiệt. Là một bệnh do vi khuẩn phát triển trong một số người bị viêm họng. Loại vi khuẩn này tiết ra một chất độc và tạo ra phản ứng trong cơ thể gây ra các vết mụn nhỏ li ti. Bệnh ban đỏ gây nổi mẩn đỏ ở khắp cơ thể và thường đi kèm với đau họng và sốt cao.
Không phải ai bị nhiễm trùng vùng họng đều bị chứng ban đỏ. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, ban đỏ có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm hơn như ảnh hưởng đến tim, thận và các phần khác trong cơ thể.
Nốt nổi mẩn đỏ là triệu chứng nổi bật nhất. Nốt đỏ thường bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ bị đau họng vài ngày. Những nốt ban này sẽ xuất hiện trên mặt và cổ trước, sau đó sẽ xuất hiện ở ngực và lưng. Lưỡi đỏ nhiều (màu dâu hoặc mâm xôi). Khi ấn lên vết ban thì nó chuyển sang màu trắng.
3. Bệnh thủy đậu ở trẻ
Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra chủ yếu ở trẻ em. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh phát trên người lớn nhưng tình trạng này thường không phổ biến. Bệnh lây truyền rất nhanh ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến da và niêm mạc.
Hệ miễn dịch của trẻ sẽ tự miễn dịch hoặc có tự kháng thể với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở những trường hợp hệ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể tái phát trở lại, gọi là bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu). Trẻ cần được tiêm chủng bằng vắc xin varicella-zoster có thể ngăn chặn bệnh thủy đậu và bệnh zona.
Thông thường những chấm nổi mẩn đỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể trong 2 - 3 ngày rồi trở thành mẩn ngứa, từ đó hình thành nên những chỗ rộp dần dần khô và đóng vảy từ 4 - 5 ngày. Có thể chỉ có vài nốt nổi mẩn đỏ hoặc cũng có thể lên đến 500 nốt rộp.
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan cao nhất trong 1 - 2 ngày trước khi nổi mẩn ngứa và lên đến 6 ngày sau khi hình thành những nốt rộp. Miệng, tai và mắt cũng có thể xuất hiện những chỗ loét.
Một số mẹo chăm sóc làm dịu da và điều trị mẩn đỏ
Da bé bị nổi mẩn đỏ có thể do nhiều nguyên nhân như hăm tã, rôm sảy, phát ban, dị ứng, viêm da,... Để điều trị các bệnh về da cho bé, các mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến da bé bị nổi mẩn đỏ và biết chăm sóc da khi con có triệu chứng khó chịu.
1. Lựa quần áo có chất vải mềm khi chăm sóc da cho trẻ
Quần áo của trẻ thường có chất liệu phổ biến là vải cotton vì nó dễ thấm hút mồ hôi và mang đến cảm giác mềm mại dễ chịu cho bé. Bạn nên tránh sử dụng quần áo chất vải tổng hợp vì chất vải có thể gây dị ứng trên da bé. Trong thời tiết nóng bức, bé sẽ đổ nhiều mồ hôi, ngứa và nổi mẩn đỏ. Để chăm sóc da cho trẻ, các mẹ nên thay quần áo rộng rãi và thoáng mát sau khi tắm xong.
Ngoài chất vải cotton, các mẹ có thể dùng quần áo chất vải tre cho bé để cảm thấy mát mẻ hơn. Chất vải tre là một trong những chất liệu có nguồn gốc tự nhiên rất hợp với thời tiết oi bức. Đặc biệt, các mẹ có thể chọn nước xả vải dành riêng cho bé để tránh hóa chất độc hại và giúp quần áo bé mềm mại hơn
2. Thường xuyên thay tã cho bé
Khi trẻ ở giai đoạn 0-18 tháng tuổi, mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên để tránh bị hăm tã. Khi tã bẩn có thể khiến da bé bị hăm với dấu hiệu vùng da bị đỏ ở hậu môn và lan ra mông và đùi. Bé cũng có thể bị hăm da do sau khi tắm không được lau khô, nhiễm trùng vi khuẩn hay nấm men.
Để chăm sóc da cho trẻ, mẹ nên thường xuyên thay tã cho bé và lưu ý:
- ✦
Chọn tã đúng kích cỡ mông của bé.
- ✦
Thay tã ngay cho bé khi tã bị ẩm hoặc bị ướt.
- ✦
Rửa tay sạch sẽ và lau khô trước khi thay tã cho trẻ.
- ✦
Sử dụng các loại khăn lau mềm mại và không chứa cồn.
- ✦
Lau vùng kín của bé nhẹ nhàng và lau từ trước ra sau.
Trung bình một ngày bé cần thay tã khoảng 10-12 lần, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy mỗi bé. Nếu tã không bị tràn hay bé không đi đại tiện thì mẹ có thể thay tã cho bé sau 3-4 tiếng. Thỉnh thoảng mẹ nên cho bé “thả rông” vì mặc tã liên tục dễ bị hăm tã, viêm da, rôm sảy,...Mẹ nên chọn những loại tã thoáng mát, mềm mịn và dùng kem chống hăm theo chỉ định của bác sĩ để làn da nhạy cảm của bé không bị hăm tã.
3. Luôn duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ
Khi nhiệt độ phòng quá nóng sẽ khiến làn da nhạy cảm của bé xuất hiện các vết sưng đỏ, ngứa ngáy ở những bộ phận dễ đổ mồ hôi như cổ, nách, vùng mông mặc tã và các nếp gấp da. Khi cảm thấy nóng bức, bé sẽ quấy khóc và không ngủ ngon, các mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng để bé cảm thấy mát mẻ hơn.
Khi sử dụng máy lạnh, mẹ nên thường xuyên cho bé bú hoặc uống nước để tránh bị khô da, khi muốn ra ngoài mẹ cần mở cửa trước 3 phút. Mẹ không nên mở máy lạnh suốt cả ngày mà chỉ bật lên khi nhiệt độ trong phòng quá cao so với bé.
Tuy các bệnh kể trên đều có thể chữa khỏi và có vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách và môi trường sống không được đảm bảo thì trẻ nhà bạn vẫn có thể mắc phải các bệnh về da này. Đặc biệt, đối với những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ, cha mẹ luôn phải quan tâm bởi ngoài vi khuẩn và di truyền thì đây có thể là nguyên nhân chính gây bệnh cho trẻ.
Quần áo cho bé cần phải là loại chất liệu mềm mịn, có thể thấm hút tốt, có độ co giãn cao, nên thường xuyên giặt với nước xả vải. Bởi nước xả có các chất làm mềm vải, giúp quần áo mềm mịn, không làm thô cứng sợi vải sau mỗi lần giặt. Từ đó hạn chế được trường hợp vải vóc thô cứng, cọ xát, làm tổn thương da của con mỗi khi mặc trên người.
Cha mẹ cần phải lựa chọn những sản phẩm lành tính, không gây kích ứng da khi bé bị nổi mẩn đỏ. Đặc biệt, cần phải được các trung tâm, cơ sở y tế kiểm nghiệm về độ an toàn, phù hợp cho quần áo của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để đáp ứng những tiêu chí kể trên thì nước xả vải Comfort Cho Da Nhạy Cảm sẽ là sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp cho bạn.
Vải vóc sẽ vô cùng mềm mại giúp bé luôn thoải mái và an toàn. Comfort Cho Da Nhạy Cảm đã được Viện da liễu Trung ương và Viện da Anh Quốc thử nghiệm và chứng nhận an toàn cho da nhạy cảm. Ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm cho quần áo của bé.
Với các bệnh thường thấy khi trẻ bị nổi mẩn đỏ, cha mẹ cần lưu ý để biết được tình trạng sức khỏe của con. Từ đó, có được các biện pháp xử lý thật phù hợp, giúp con phòng tránh bệnh hiệu quả nhé. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về các bệnh ngoài da, hãy chia sẻ ngay với Cleanipedia để được giải đáp nhé.
Xem thêm: cổ áo thun bị giãn phải làm sao, cách giặt áo len, cách trị hăm cho trẻ sơ sinh, trang phục tập yoga,cách tẩy vết máu khô, Giặt quần áo cho người rôm sảy
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo
Từ khóa » Nổi Chấm đỏ Trên Da Trẻ Sơ Sinh
-
Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn đỏ | Medlatec
-
Trẻ Bị Nổi Mẩn đỏ Có Nguy Hiểm Không?
-
Những Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Trẻ 3 Tháng Bị Nổi Mẩn đỏ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn đỏ ở Mặt Và Toàn Thân - Huggies
-
11 Nguyên Nhân Bé Bị Nổi Mẩn đỏ Bạn Cần Kiểm Tra Ngay - Hello Bacsi
-
Bệnh Về Da ở Trẻ Sơ Sinh: Cách Nhận Biết, điều Trị Và Phòng Ngừa ...
-
Nổi Mẩn Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng ...
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn đỏ ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu ...
-
Bé Bị Nổi Mẩn đỏ Không Ngứa: 8 Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn đỏ ở Mặt: Cách Phân Biệt Các Dạng Mẩn đỏ
-
Vì Sao Da Trẻ Sơ Sinh Nổi đốm Trắng, Mẹ Nên Làm Gì? - Thuốc Dân Tộc
-
15+ Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh - MarryBaby
-
Bé Bị Nổi Mẩn đỏ ở Mặt Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm Gì - Dr.Papie