Vì Sao Da Trẻ Sơ Sinh Nổi đốm Trắng, Mẹ Nên Làm Gì? - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp da trẻ sơ sinh xuất hiện những đốm trắng. Hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này sẽ giúp các mẹ tránh được hậu quả không mong muốn cho trẻ.
Vì sao da của trẻ sơ sinh lại bị nổi đốm trắng?
Trẻ sơ sinh vốn có làn da hết sức nhạy cảm, cấu trúc da cũng như hàng rào bảo vệ vẫn chưa đạt đến mức độ hoàn chỉnh như ở người trưởng thành. Cũng chính vì vậy mà đối với trẻ, các vấn đề ngoài da cũng trở nên thường gặp với diễn biến khá phức tạp.
Một trong những vấn đề về da cần nhận được sự quan tâm đúng mức là các đốm trắng trên da trẻ. Những đốm trắng này có kích cỡ, mật độ không giống nhau ở từng đối tượng và là biểu hiện của một số bệnh về da. Vậy, trẻ sơ sinh bị nổi nhiều đốm trắng trên da là vì những nguyên do gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là bệnh lang ben và bạch biến. Đối với từng bệnh sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau, trong khi lang ben có thể điều trị được nhanh chóng thì bạch biến cần nhiều thời gian hơn khá nhiều.
1. Bệnh lang ben
Lang ben là một vấn đề về da có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, khi da bị nhiễm vi nấm pityrosporum ovale. Đây được đánh giá là một bệnh thuần túy ngoài da, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Triệu chứng và nguyên nhân
Bệnh được biểu hiện bằng những triệu chứng như sau:
- Trên da có những đốm da có màu sáng hơn (hoặc tối hơn) so với những vùng da lân cận. Màu sắc thường gặp nhất của các đốm lang ben là trắng, nhưng cũng có khi nó màu hồng, đỏ hoặc nâu.
- Vị trí xuất hiện của những đốm sắc tố bất thường trên có thể là bất cứ đâu trên cơ thể, phổ biến nhất là trên da mặt, cổ, ngực, cánh tay và ở lưng.
- Trong trường hợp nặng hơn, đốm lang ben sẽ khô lại, có vẩy trắng và ngứa ngáy.
- Theo thời gian, các đốm trắng nhỏ sẽ kết hợp lại với nhau thành các mảng trắng và có xu hướng lây lan tương đối nhanh chóng.
- Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của lang ben là vào mùa hè và giảm bớt khi nhiệt độ giảm xuống vào mùa đông.
Bên cạnh nguyên nhân chính (vi nấm men pityrosporum ovale) thì bệnh còn do thời tiết, mồ hôi, lượng dầu trên da, suy giảm hệ miễn dịch và sự thay đổi nội tiết tố.
Chẩn đoán
Để xác định được những đốm trắng trên da bé có phải là biểu hiện của bệnh lang ben hay không, bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng cực tím để kiểm tra. Để chính xác hơn thì bé sẽ được lấy mẫu da để các bác sĩ có thể quan sát sự tồn tại của nấm men.
2. Bạch biến
Bạch biến là từ dùng để chỉ tình trạng da bị mất màu theo từng mảng, thường là ở mặt sau của bàn tay, ở da mặt và da nách. Bệnh có thể chữa được nhưng nguy cơ tái phát là tương đối cao. Khác với các đốm lang ben, vùng da bị bạch biến có màu trắng khác biệt rất rõ rệt trên nền da.
Triệu chứng và nguyên nhân
Đôi khi, bạch biến có liên quan đến một số bệnh khác và đặc biệt là bệnh về tuyến giáp. Những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh bao gồm:
- Một số vùng da nhất định (thường là ở 2 bên đối xứng của cơ thể) dần dần mất màu, nhanh chóng trở thành màu gần như là màu trắng.
- Khi tiếp xúc vào các vùng da bạch biến thì không gây ra cảm giác bất thường nào, không đau hoặc ngứa.
- Bạch biến xuất hiện trên da đa dạng về hình dáng lẫn kích thước và thường là khởi phát bởi các đốm trắng.
- Trong trường hợp nặng hơn, bạch biến có thể sẽ khiến cho lông và tóc của trẻ bị mất sắc tố đen/ nâu.
Người bị bạch biến có thể gặp phải một số triệu chứng đặc biệt khác không được đề cập ở trên, tùy theo cơ địa.
Bệnh xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng đối tượng chính của bệnh là người dưới 20 tuổi. Có nhiều yếu tố gây ra bệnh như yếu tố di truyền, các bệnh tự miễn dịch như viêm tuyến giáp tự miễn v.v…
Chẩn đoán
Cũng như lang ben, để có thể chẩn đoán được trẻ có bị bạch biến hay không, các bác sĩ sẽ áp dụng kĩ thuật sinh thiết – lấy một mẫu da nhỏ của trẻ để kiểm tra dưới kính hiển vi. Song song với đó là những phương pháp thăm khám chuyên biệt về da liễu.
Mẹ cần làm gì khi da trẻ sơ sinh bị nổi đốm trắng?
Nhìn chung, bệnh lang ben và bạch biến ở trẻ sơ sinh không phải là những trường hợp hiếm gặp. Xét về mức độ ảnh hưởng thì bạch biến sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến vẻ ngoài của trẻ, vì căn bệnh này có nguy cơ tái phát khá cao. Dưới đây là những gì mà các mẹ cần làm khi thấy xuất hiện những đốm trắng trên da của trẻ.
1. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Dù là lang ben hay bạch biến, bé của bạn cũng cần được sự chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ. Bạn không nên tự xem xét và mua thuốc cho bé, vì nếu không dùng đúng thuốc thì có thể khiến da bị lờn thuốc sau này.
Lang ben
Đối với lang ben, bệnh đã có nhiều tên thuốc có khả năng đặc trị nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Khi đến khám tại các bệnh viện uy tín, các bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bạn một số cách như sau:
- Sử dụng một số thuốc bôi ngoài da như dầu gội, xà phòng. Thành phần của các thuốc trên thường sẽ là Seleniun sulfide, Ketoconazole, Pyrithione kẽm.
- Dùng thuốc tẩy rửa định kì 1-2/ lần/ tháng.
- Một số thuốc chống nấm dùng trong thời gian ngắn như Itraconazole, Ketoconazole, Selenium sulfide, Miconazle, Terbinafine v.v…Các thuốc này có thể sẽ gây tác dụng phụ nên bạn cần tuân thủ theo liều lượng của bác sĩ đã kê.
Bạch biến
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bạch biến, nhưng các bác sĩ sẽ có cách để làm chậm quá trình biến đổi và phục hồi sắc tố da. Bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị, cụ thể như sau:
- Thoa kem chống nắng (dành riêng cho trẻ nhỏ, hoặc có thể dùng loại cho da nhạy cảm) có chỉ số SPF hơn 15. Cách này chỉ được áp dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi, đối với trẻ nhỏ hơn, các mẹ tốt nhất không cho con ra đường trong khoảng 10h sáng đến 3h chiều, nếu có đi phải che chắn kĩ.
- Thoa thuốc Steroid có khả năng làm giảm sự lan rộng của bạch biến, tuy nhiên thành phần của thuốc có thể gây kích ứng da trẻ, chỉ nên thoa một ít mỗi ngày dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không thoa Steroid lên vùng da háng và mí mắt.
- Phương pháp phổ biến nhất, mang lại hiệu quả cao nhất là trị liệu bằng ánh sáng PUVA bao gồm dùng thuốc Psoralen và sau đó là chiếu tia cực tím. Tuy nhiên, cách này không được áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì sẽ gây nguy hiểm.
Như vậy, không như những đối tượng khác, trẻ sơ sinh cần nhận được sự điều trị an toàn nhất khi bị lang ben cũng như bạch biến.
2. Chăm sóc da cho trẻ
Song song với việc bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn cần biết cách tự chăm sóc da cho bé tại nhà để có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Lang ben
Nếu bệnh không nghiêm trọng thì bạn có thể kết hợp điều trị cho trẻ ngay tại nhà bằng các phương pháp chăm sóc da như sau:
- Cho trẻ mặc quần áo không ôm vào người, cần rộng rãi, thoáng mát để trẻ có thể tự do vận động mà không sợ cọ xát da vào vùng đang bôi thuốc trị lang ben.
- Bảo vệ da trẻ khỏi sự tiếp xúc của ánh nắng mặt trời. Nếu bạn lo ngại con không được hấp thu đầy đủ vitamin D thì có thể phơi nắng cho bé trong khoảng 6h30-7h30 sáng và che chắn vùng da bị lang ben lại.
- Mỗi ngày lau mát cho bé 1-2 lần để giữ cho da bé luôn được sạch sẽ, đồng thời không bị đổ mồ hôi gây lang ben.
Điều quan trọng nhất là không để trẻ dùng khăn chung với người khác vì có thể sẽ bị lây nhiễm một số vi khuẩn, nấm khác từ người đó.
Bạch biến
Vì là một bệnh liên quan đến sắc tố da nên khả năng hồi phục hoàn toàn của bạch biến không được các bác sĩ đánh giá cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể hạn chế tiến triển của bệnh với các cách tham khảo sau đây:
- Dưỡng ẩm da cho trẻ bằng các sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh.
- Tránh để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bằng cách đội nón, mặc quần áo dài tay nếu phải ra ngoài vào ban ngày.
- Sử dụng những loại dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ (tốt nhất nên được bác sĩ chỉ định) cho trẻ.
- Thuốc điều trị bạch biến có thể sẽ gây ra các phản ứng phụ, vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi thấy con có những biểu hiện bất thường.
Bệnh bạch biến ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoài và khó được điều trị dứt điểm bằng phương pháp phục hồi sắc tố. Do đó hãy đảm bảo rằng bé sơ sinh của bạn nhận được sự chữa trị và theo dõi cẩn thận từ các bác sĩ.
Trên đây là những thông tin giải đáp mang tính tham khảo xoay quanh vấn đề da trẻ sơ sinh bị nổi đốm trắng. Để có thể biết chính xác, các mẹ cần liên hệ với bác sĩ vì thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên hoặc các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Nổi đốm trắng trên da không ngứa: Nguyên nhân và cách chữa trị
- 10+ Cách Chữa Lang Ben Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất
Từ khóa » Nổi Chấm đỏ Trên Da Trẻ Sơ Sinh
-
Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn đỏ | Medlatec
-
Trẻ Bị Nổi Mẩn đỏ Có Nguy Hiểm Không?
-
Những Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Trẻ 3 Tháng Bị Nổi Mẩn đỏ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn đỏ ở Mặt Và Toàn Thân - Huggies
-
11 Nguyên Nhân Bé Bị Nổi Mẩn đỏ Bạn Cần Kiểm Tra Ngay - Hello Bacsi
-
Bệnh Về Da ở Trẻ Sơ Sinh: Cách Nhận Biết, điều Trị Và Phòng Ngừa ...
-
Nổi Mẩn Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng ...
-
Bệnh Trạng Nổi Mẩn đỏ ở Trẻ Các Mẹ Cần Phải Lưu ý | Cleanipedia
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn đỏ ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu ...
-
Bé Bị Nổi Mẩn đỏ Không Ngứa: 8 Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn đỏ ở Mặt: Cách Phân Biệt Các Dạng Mẩn đỏ
-
15+ Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh - MarryBaby
-
Bé Bị Nổi Mẩn đỏ ở Mặt Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm Gì - Dr.Papie