Bệnh Vàng Lá Panama - "Kẻ Hủy Diệt" Chuối Hàng Loạt

Hiện nay, chuối là cây trồng có tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Cả nước ta có khoảng 150.000 ha chuối. Tuy nhiên, cây chuối đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt vì bệnh vàng lá Panama hoành hành. Đây là bệnh hại đặc biệt nghiêm trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, giá trị thương phẩm.

Vậy, câu hỏi được đặt ra là:

Tại sao cây chuối bị vàng lá Panama?

Biểu hiện của cây chuối khi bị vàng lá Panama là như thế nào?

Làm thế nào để cây chuối phát triển khỏe mạnh, sức đề kháng cao để chống chịu với nấm bệnh?

1. Nguyên nhân cây chuối bị vàng lá Panama

Bệnh vàng lá Panama do nấm Fusarium oxysporum f. sp. Cubense chủng 4 nhiệt đới gây ra. Đây là chủng nấm gây hại phổ rộng trên tất cả các giống chuối và đặc biệt nguy hiểm vì bào tử nấm có thể tồn tại trong đất lên tới 30 năm.

Bệnh lan truyền nhanh qua các con đường như giống, tàn dư cây bệnh, nguồn nước, đất, côn trùng. Bệnh có thể lây nhiễm và gây hại ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây chuối. Tuy nhiên bệnh mẫn cảm nhất ở giai đoạn cây chuối sinh trưởng khỏe và chuẩn bị trổ hoa.

2. Triệu chứng bệnh cây chuối vàng lá Panama

Biểu hiện ban đầu là các mép bị vàng, sau lan hướng vào gân lá.

Triệu chứng cây chuối bị vàng lá panama
Triệu chứng cây chuối bị vàng lá panama

Trên cây các lá già bị nhiễm vàng trước, lá non vàng sau gây ra hiện tượng lá chuối bị héo vàng. Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc. Cắt ngang củ chuối có các đốm màu vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi, các chồi non xung quanh vẫn phát triển nhưng sau đó cũng bị vàng héo.

Triệu chứng cây chuối bị vàng lá panama
Triệu chứng cây chuối bị vàng lá panama

Cây bị bệnh muộn nhưng quả chun lại, nhỏ bé, không có giá trị thương phẩm.

3. Biện pháp hạn chế

Hiện nay vẫn chưa có cách gì để có thể chữa dứt điểm bệnh héo vàng Panama chuối, thế nhưng bà con có thể chủ động chăm sóc để hạn chế tối đa sự tấn công của nấm bệnh, bằng các biện pháp

– Sử dung vôi:

Trước khi trồng và hàng năm bà con nên dùng vôi bột bón cho cây, đây là việc hết sức cần thiết, vôi giúp nâng cao pH đất. Đối với loại nấm này nó phát triển mạnh trong điều kiện độ đất chua mà chúng ta bón vôi sẽ tăng độ pH lên tức là lúc này môi trường đất không còn là ngưỡng hoạt động tốt của nấm bệnh. Ngoài ra, vôi còn có tác dụng khử trùng.

– Sử dụng phân bón:

Trước khi xuống giống, bà con sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM. Bằng cách bổ sung Nấm đối kháng Cheatomium, Trichoderma,..để tiêu diệt các loại nấm gây hại như Fusarium, Phytophthora. WAO BOOM giúp đất giàu mùn, nhiều giun, thông thoáng, giàu oxy, giảm được chi phí đầu vào. Giúp cây có được một bộ rễ mập mạp, trắng, khỏe, dài, nhiều lông hút,…

Ngoài ra, bộ giải pháp còn giúp nhà vườn cải tạo lại tính chất vật lý cho đất (giúp đất tơi xốp, giữ nước và thoát nước tốt hơn); Cải tạo tính chất hóa học cho đất (ổn định pH và cân bằng độ tan của phân bón); Cải tạo tính chất sinh học của đất (tạo môi trường sống phù hợp cho giun dế và bổ sung đầy đủ các loại vi sinh vật có lợi giúp phân hủy hữu cơ nhanh, phân giải lân, phân giải các chất độc, đối kháng nấm bệnh, tuyến trùng,…).

– Biện pháp canh tác:

Không nên bón quá nhiều phân đạm, phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma, bón vôi bột để khử chua cho những vườn đất bị chua phèn.

Lên liếp cao giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Những vườn nằm ở vùng trũng nên có hệ thống mương rãnh sâu, để rút bớt nước trong vùng rễ của cây xuống mương rãnh vào mùa mưa.

Với những cây đã bị bệnh, phải chặt bỏ rồi bứng hết gốc rễ đem ra khỏi vườn tiêu hủy, sau đó rải vôi bột để khử trùng đất trước khi trồng chuối trở lại.

Tuyệt đối không lấy cây con ở những vườn đã bị bệnh làm giống cho vườn khác.

Quá trình chăm sóc không làm đứt rễ chuối, để hạn chế “cửa ngõ” xâm nhập của nấm từ bên ngoài vào trong cây.

Những vườn thường bị bệnh, những vườn thường ẩm ướt không nên trồng những giống dễ bị bệnh như chuối xiêm, chuối già hương.

Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Xem thêm:

Tuyến trùng và cách phòng tuyến trùng hại cây chuối hiệu quả nhất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Kỹ thuật trồng cây chuối lùnKỹ thuật trồng cây chuối lùn
  • Tuyến trùng và cách phòng tuyến trùng hại cây chuối hiệu quả nhấtTuyến trùng và cách phòng tuyến trùng hại cây chuối hiệu quả nhất
  • Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây ChuốiKỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Chuối
  • Cách ủ chuối làm phân bón kali bón và phun cho cây trồngCách ủ chuối làm phân bón kali bón và phun cho cây trồng
  • Phòng trừ các loại sâu, bệnh gây hại trên cây chuốiPhòng trừ các loại sâu, bệnh gây hại trên cây chuối
  • Hàng trăm ha hồ tiêu đang mắc bệnh chết nhanh, chết chậm.Hàng trăm ha hồ tiêu đang mắc bệnh chết nhanh, chết chậm.

Từ khóa » Chuối Bị Vàng Lá