Bệnh Vẩy Da Cá Và Cách điều Trị Hiệu Quả - IMediCare

Lượt Xem 0

Bệnh vẩy da cá là bệnh lý mắc phải khi thời tiết se lạnh, hanh khô với biểu hiện vùng da giống như vảy cá, xuất hiện trong thời gian dài, có thể lây lan ra khắp người và gây ra những trở ngại lớn trong cuộc sống. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, bạn sẽ biết rõ hơn về bệnh vẩy cá, để có cách điều trị hiệu quả, an toàn và nhanh chóng.

  • Mua máy xông khí dung ở đâu
  • Viêm nang lông

Danh mục

  • Bệnh vẩy cá là gì?
  • Biểu hiện của bệnh vảy cá
  • Các loại bệnh vẩy cá thường gặp
    • 1.Bệnh vẩy cá thông thường
    • 2.Bệnh vẩy cá ở trẻ em
    • 3.Bệnh vẩy cá bẩm sinh
  • Bệnh vẩy cá có di truyền không?
  • Bệnh vẩy cá có chữa được không?
  • Điều trị bệnh vẩy cá
    • 1.Để điều trị bệnh da khô vảy cá, thầy thuốc có thể chỉ định dùng các loại kem hoặc thuốc nước bôi ngoài da chứa các chất sau: 
    • 2.Đối với các trường hợp ichthyosis vulgaris nặng, có thể cần phải dùng thêm thuốc uống như sau:

Bệnh vẩy cá là gì?

Bệnh vẩy da cá còn được gọi theo tên khoa học là bệnh ichthyosis vulgaris. Bệnh thường gặp ở tất cả mọi chủng tộc, ở người lớn và trẻ em, xuất hiện rõ khi thời tiết chuyển se lạnh, mùa đông.

  • Ở giai đoạn đầu, bệnh có biểu hiện là vùng da khô, xuất hiện vảy, nứt nẻ, có những bột nhỏ dính chặt vào da vảy đa giác màu nâu hay vàng nhẹ, hơi trắng đục, dính chặt, vùng da bị bệnh hơi tróc ra khỏi da. Bệnh có thể giảm vào mùa hè và nặng vào mùa đông.

Biểu hiện của bệnh vảy cá

  • Triệu chứng rõ nhất của bệnh vẩy cá là vùng da dày ở lưng, mông và các chi bị khô, bong tróc, vảy trắng. Bệnh gây cảm giác ngứa, da không đỏ, không chảy nước, lớp thượng bì nứt hình thành các vảy cá, vết nứt sâu,…
  • Khi thời tiết se lạnh các vẩy cá sẽ lộ rõ hơn giống như lớp vẩy da cá, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị ngứa, khó chịu khiến bệnh nhân gãi và làm cho vùng da dần bị tổn thương nghiêm trọng, da khô và trở nên sù sì hơn,…
  • Bệnh vẩy cá ở giai đoạn đầu nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng nặng, khiến da lòng bàn tay, chân người bệnh bị khô, các đường gấp ở các chi nổi rõ, nổi vảy hình tròn hoặc hình trám, ngang dọc giống như da cá,…
  • Bệnh thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trẻ sơ sinh và có thể tồn tại suốt đời nếu người bệnh không sớm tiến hành điều trị kịp thời.

Các loại bệnh vẩy cá thường gặp

1.Bệnh vẩy cá thông thường

– Bệnh vẩy cá thông thường có biểu hiện rõ rệt ở phần thân, mặt duỗi của các chi là những vết màu nâu, rất cứng, nổi sần khiến những nếp gấp bị tổn thương, xuất hiện vết sừng hóa và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

– Tình trạng vảy cá thông thường rất hiếm gặp và nguyên nhân chủ yếu của bệnh là di truyền, suy dinh dưỡng, phản ứng thuốc,… Việc xuất hiện các vết sừng vảy trên da gây nên nhiều trở ngại, mất thẩm mỹ và thậm chí còn dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường nếu để lâu mà không điều trị.

2.Bệnh vẩy cá ở trẻ em

– Bệnh vẩy cá ở trẻ em biểu hiện rõ rệt khi trẻ em sinh ra khoảng 3-12 tháng tuổi, xuất hiện rất sớm ngay những năm đầu đời của bé. Vùng da nhiễm bệnh có bé trở nên khô hơn bình thường, da khô toàn thân trừ những vùng da mỏng và ảnh hưởng trầm trọng về mặt thẩm mỹ.

– Vẩy to, dày, màu nâu hầu như bao phủ hết cả cơ thể, da ở quanh khớp dày sừng có khi sùi cao lên, phát triển da đỏ toàn thân. Đối với trẻ sơ sinh có thể bong tróc vài tuần, trẻ có nguy cơ bị mất nước, bệnh có thể tồn tại suốt đời và không tiến triển nhẹ khi lớn lên.

– Bệnh vảy cá ở trẻ em tỉ lệ mắc bệnh rất cao, khi sinh ra bé trai và bé gái có tỉ lệ mắc bệnh tương đương nhau, nếu đã quyết định sinh bé thứ 2 thì gia đình cần cân nhắc trước việc này.

3.Bệnh vẩy cá bẩm sinh

– Bệnh vẩy cá bẩm sinh có những biểu hiện thấy rõ từ khi còn rất nhỏ, vùng da trở nên khô, bỏng vẩy sau sinh từ 2 tháng trở lên, những mảnh nhỏ, cuộn tròn, bám sâu vào bề mặt da,…

– Từ khi sinh ra, người bệnh đã có những lớp vảy dày phủ toàn thân, sau một thời gian lớp vảy bong tróc, có màu hồng nhạt, thấy rõ ngay trên vùng chân và tay.

– Bệnh sẽ tiền triển từ từ và giảm dần đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, bệnh vẩy cá có thể kéo dài và gây nên những biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

– Khoảng 30 – 50% số bệnh nhân gia đình có tiền sử người mắc bệnh vẩy nến. Trường hợp cả cha và mẹ mắc bệnh vẩy nên thì trẻ sơ sinh cũng rất dễ gặp phải tình trạng này.

– Thông qua các xét nghiệm người bệnh sẽ thấy được sự bất thường trong nhiễm sắc thể và sẽ được chỉ định điều trị theo phác đồ thích hợp nhất với từng mức độ bệnh cũng như cơ địa của mỗi người.

Bệnh vẩy cá có di truyền không?

  • Bệnh vẩy da cá bẩm sinh không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng trầm trọng tới thẩm mỹ, có thể di truyền trong gia đình.
  • Bệnh vẩy cá có di truyền không? Là căn bệnh có tính di truyền tác động trực tiếp, có thể truyền từ đời này sang đời khác, làm nguy cơ mắc bệnh cho bé khi sinh ra là rất cao, gây ảnh hưởng trầm trọng và trong gia đình thường chỉ có 1 người mắc bệnh
  • Bên cạnh đó bệnh vẩy cá có thể không mang gen di truyền mà ảnh hưởng bởi yếu tố khác nhau như:
  • Rối loạn sắc tố da, người bệnh có triệu chứng viêm da dị ứng, da dày sừng, viêm da cơ địa,…
  • Do không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hằng ngày và hậu quả nghiêm trọng để lại là bệnh tuyến giáp, suy thận mãn tính, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, biến chứng ung thư,..

Bệnh vẩy cá có chữa được không?

– Rất nhiều người luôn băn khoăn lo lắng bệnh vẩy cá có chữa được không? Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày, để ngăn ngừa được bệnh vẩy cá không quay trở lại bạn cần có phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất.

– Bệnh ở giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới vùng da và để lại hậu quả nghiêm trọng. Đây là căn bệnh mãn tính có thời gian điều trị lâu dài và nếu gia đình có ai bị dấu hiệu trên thì cần đưa trẻ và người thân đi khám để có sự chuẩn đoán chính xác.

– Bệnh vẩy cá thường xuyên hiện vào mùa hè và phát triển nặng vào mùa đông, hanh khô. Ở một số người, bệnh có thể suy giảm vào thời kì dậy thì hoặc trưởng thành.

– Bệnh vẩy cá có mức lây lan rất nhanh mà bệnh nhân không thể lường trước được vì cậy bạn cần phát hiện sớm và có những cách điều trị tốt nhất và không gây những biến chứng sau này. Bệnh có thể khỏi về lâm sàng trong một khoảng thời gian vài tháng hay vài năm nhưng cũng có trường hợp những biểu hiện của bệnh sẽ đi theo bạn đến suốt đời.

Điều trị bệnh vẩy cá

– Hiện nay, chỉ có thể hạn chế phần nào trạng thái khô, căng da, róc vẩy bằng các thuốc kem dịu da, bạt sừng, và kết hợp uống vitamin A, C, D, E từng đợt trong mùa đông.

– Tránh chà xát, kỳ cọ mạnh lên vùng da bệnh khi tắm.

– Mùa đông cũng chỉ nên dùng nước ấm vừa phải.

– Không nên lạm dụng xà phòng vì càng tẩy hết lớp nhờn trên da vàng làm da thêm khô, căng dễ nứt nẻ, giảm sức đề kháng.

– Tăng cường ăn rau, quả tươi như giá đỗ, cà chua, bắp cải, rau ngót, cam bưởi, đu đủ… để bổ sung nguồn vitamin cần thiết cho da.

1.Để điều trị bệnh da khô vảy cá, thầy thuốc có thể chỉ định dùng các loại kem hoặc thuốc nước bôi ngoài da chứa các chất sau: 

– Alpha hoặc beta-hydroxy acids (glycolic acid, lactic acid, salicylic acid)

– Urea ở nồng độ kê toa

– Thuốc retinoid như tretinoin hoặc tazarotene

– Nồng độ cao propylene glycol

2.Đối với các trường hợp ichthyosis vulgaris nặng, có thể cần phải dùng thêm thuốc uống như sau:

Isotretinoin, một loại thuốc mạnh có nhiều tác dụng phụ tiềm tàng, thường được dùng để điều trị mụn trứng cá nặng và gây sẹo. Khả năng hồi phục (tiên lượng) đối với trẻ bị ichthyosis vulgaris rất cao, đa số các trường hợp đều cải thiện sau tuổi dậy thì.

Khi nghi ngờ có bệnh ichthyosis vulgaris mắc phải ở người lớn, thầy thuốc cần nghiên cứu tầm soát các bệnh lý nội khoa tiềm ẩn hoặc truy tìm các loại thuốc men đã gây khởi phát bệnh. Tiên lượng của ichthyosis vulgaris mắc phải ở người lớn tùy thuộc vào việc điều trị bệnh nội khoa nền, hoặc ngưng sử dụng các loại thuốc đã gây khởi phát bệnh.

Từ khóa » Da Cá Bẩm Sinh