Bệnh Viêm Da Dị ứng Tiếp Xúc: Bệnh Dễ Mắc Nhưng Có Thể Chữa
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Viêm da dị ứng tiếp xúc: Bệnh dễ mắc nhưng có thể chữa
Viêm da dị ứng tiếp xúc: Bệnh dễ mắc nhưng có thể chữa
Đặt lịch
Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc là một trong những dạng phổ biến của viêm da dị ứng, xuất hiện khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Bệnh gây nên những tổn thương đặc trưng trên là: ngứa, đỏ, mụn nước, bong tróc vảy, khô da,… Mặc dù khá dễ mắc nhưng viêm da dị ứng tiếp xúc có thể chữa trị được bằng thuốc, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp ánh sáng…
Viêm da dị ứng tiếp xúc là gì?
Viêm da dị ứng tiếp xúc (Allergic contact dermatitis – ACD) là một trong hai dạng phổ biến của viêm da tiếp xúc (dạng còn lại là viêm da kích ứng tiếp xúc irritant contact dermatitis). Đây là bệnh có xu hướng mạn tính, thường xuất hiện bên ngoài da khi cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng.
Ai có nguy cơ bị viêm da dị ứng tiếp xúc?
Viêm da dị ứng tiếp xúc đặc biệt phổ biến trong các nhóm đối tượng sau:
- Phụ nữ nhiều hơn nam giới do dị ứng với niken và acrylate có trong một số loại mỹ phẩm.
- Bệnh nhân trên 70 tuổi dùng nhiều thuốc kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.
- Công nhân làm việc trong môi trường nhiều kim loại nặng, thợ làm tóc, thợ làm đẹp, nhân viên chăm sóc sức khỏe, họa sĩ, người bán hoa, lao công…
Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc
Viêm da dị ứng tiếp xúc là phản ứng quá mẫn, thường xảy ra từ 48 – 72 giờ sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Lúc này, cơ thể giải phóng ra hàm lượng lớn tế bào bạch cầu lympho và một loại kháng thể gọi là IgE quá mức nhằm tiêu diệt các kháng nguyên, hình thành phản ứng viêm trên da.
Một số chất gây bệnh gồm có:
- Kháng sinh
- Niken hoặc kim loại khác
- Cây thường xuân độc và cây sồi độc
- Chất bảo quản chẳng hạn như như formaldehyd và sulfites
- Sản phẩm cao su, chẳng hạn như latex
- Kem chống nắng
- Mực xăm
- Henna đen, có thể được sử dụng cho hình xăm hoặc trong thuốc nhuộm tóc
- Xà phòng.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc
Các biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc thường không có xu hướng gây phản ứng lên da ngay lập tức mà thường xuất hiện sau 12 – 72 giờ tiếp xúc. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:
Biểu hiện da tiếp xúc dị ứng:
- Cấp: Da nổi mụn nước, phồng rộp và rỉ nước tại vị trí tiếp xúc với các chất dị ứng.
- Bán cấp: Mảng da hơi hồng, đóng mày khô.
- Mãn: Da đỏ, dày, bong tróc vảy, xuất hiện các vết trợt đỏ.
Biểu hiện khác:
- Ngứa nhiều hoặc ít, có thể gây nhức nhối hoặc đau nếu bị viêm nghiêm trọng.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, ít gặp hơn ở đối tượng trẻ em và người lớn trên 70 tuổi, khởi phát tại vị trí tiếp xúc, sau đó lan rộng sang vùng da lân cận, trường hợp nghiêm trọng có thể lan rộng ra toàn thân. Những triệu chứng này có thể kéo dài bất cứ nơi nào từ hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Nếu nhận thấy phát ban trên da không biến mất hoặc thường xuyên bị kích ứng, nên sớm liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị sớm.
Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn nếu như xuất hiện các biểu hiện như sau:
- Sốt hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (ấm nóng người, chất lỏng rỉ ra).
- Phát ban gây ngứa ngáy, khó chịu, không thể tập trung vào hoạt động thường ngày.
- Phát ban, tổn thương trên da lan rộng.
- Tổn thương xuất hiện tại mặt hoặc bộ phận sinh dục,
- Triệu chứng bệnh không được cải thiện.
Điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng viêm da dị ứng xuất hiện trên bề mặt cơ thể, chuyên gia có thể chỉ định bạn một số phương pháp điều trị phổ biến như sau:
- Thuốc kháng Histamine: Thuốc được dùng để cải thiện kích thích nhẹ, triệu chứng ngoài da, Ngoài ra, thuốc cũng giúp hỗ trợ giảm ngứa, cảm giác khó chịu khi bị viêm da kích ứng. Một số loại thuốc kháng histamine dược dùng phổ biến là: cetirizine (Zyrtec), diphenhydramine (Benadryl), và loratadine (Claritin).
- Thuốc Corticosteroid tại chỗ: Thuốc được dùng để điều trị sưng, viêm ngoài da, giảm tổn thương (ngứa da, đỏ da) ở mức độ trung bình – nhẹ. Tuy nhiên, hoạt chất trong thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như mỏng da, rạn da nếu như dùng trong thời gian dài.
- Kháng sinh: Đây là nhóm thuốc sử dụng thích hợp khi có trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm. Việc điều trị bằng kháng sinh không được tùy tiện vì có thể đẫn dến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây khó khăn cho công tác khắc phục sau này.
- Thuốc kháng Calcineurin tại chỗ: Đây là chất điều hòa miễn dịch được chỉ định điều trị thay thế corticoide tại chỗ và ngắn hạn trong các đợt bệnh bùng phát. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, viêm trong các đợt bệnh bùng phát. Tacrolimus và pimecrolimus là hai sản phẩm thuốc thuộc nhóm trên khá phổ biến.
Một số liệu pháp khác bạn có thể áp dụng thử bao gồm:
- Chất sinh học Probiotics.
- Acyclovir, Everolimus, Ketotifen.
- Diphenhydramine hydrochloride và Hydroxyzine.
- Liệu pháp ánh sáng:
- Tia cực tím UV-B, (UV)-A hoặc phối hợp cả hai; liệu pháp UV-B1 (dải băng rộng); psoralen với UV-A (PUVA).
- Thuốc kháng chuyển hóa: azathioprine, methotrexate, mercaptopurine.
Cách phòng ngừa viêm da dị ứng tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc dị ứng là bệnh dễ tái phát khi tiếp xúc với các chất dị ứng. Vậy nên ngay sau khi xác định được những chất có nguy cơ khiến bệnh bùng phát, nên thận trọng tránh xa.
Nếu nghi ngờ tiếp xúc với bất kỳ chất nào có nguy cơ gây dị ứng, hãy rửa sạch khu vực tiếp xúc bằng xà phòng hoặc nước ấm càng nhanh càng tốt. Sừ dụng khăn lạnh đắp lên da cũng có thể làm dịu kích ứng và cải thiện cơn ngứa. Nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên sớm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Nhìn chung, viêm da tiếp xúc dị ứng là bệnh phổ biến nhưng các triệu chứng bệnh hoàn toàn có thể được khắc phục và cải thiện nếu nghiêm túc áp dụng các biện pháp điều trị. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán, điều trị y khoa thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Kinh nghiệm xử lý khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng
- Viêm da tiếp xúc: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Từ khóa » Dị ứng Keo Uv
-
Thực Chất Keo UV Có độc Không? - Phong Cường Epoxy Resin
-
Cách để đối Phó Với Dị ứng Thế Nào?
-
Keo UV Là Gì? Có Những Loại Nào? Có độc Không? Giá Bao Nhiêu?
-
Mẫn Cảm Với ánh Sáng - Rối Loạn Da Liễu - Cẩm Nang MSD
-
Dị ứng Kem Chống Nắng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Dị ứng ánh Sáng Mặt Trời Có Nguy Hiểm Không? - Hello Bacsi
-
Viêm Da Do Kem Chống Nắng Và Cách ứng Phó
-
Coi Chừng Dị ứng Kem Chống Nắng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Từ ...
-
[PDF] CHẤT HẤP THỤ / CHẤT ỔN ĐỊNH UV - AFIRM Group
-
Dị Ứng Kem Chống Nắng: Dấu Hiệu, Cách Phòng Ngừa Và Chữa Trị
-
Làm Gì Nếu Nghi Dị ứng Từ Kem Chống Nắng?
-
Dị ứng Da Mặt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị
-
100g Keo Nhựa Uv Epoxy Nhựa Trong Suốt Hoạt Hóa Bằng ánh Sáng ...