Bệnh Viêm Da Tiết Bã - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Viêm da tiết bã còn được biết đến như gàu, chàm da đầu và bệnh vảy nến da đầu. Với trẻ sơ sinh, bệnh này còn gọi là “cradle cap” gây ra các mảng da khô, bong vảy trên da đầu trẻ.
1. Viêm da tiết bã là gì
2. Triệu chứng của bênh viêm da tiết bã
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
3. Tác hại của bênh viêm da tiết bã
4. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã
- Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm da tiết bã
5. Điều trị bênh viêm da tiết bã
- Chẩn đoán
- Điều trị
- Lối sống và các biện pháp tự khắc phục
6. Bác sĩ điều trị
7. Chia sẻ của bệnh nhân
1. Bệnh viêm da tiết bã là gì?
Viêm da tiết bã có tên tiếng Ạnh là Seborrheic Dermatitis, là bệnh ngoài da mà ảnh hưởng chủ yếu lên da đầu. Nó gây ra các mảng da màu đỏ có dạng vảy hay gàu tróc ra. Viêm da tiết bã còn ảnh hưởng lên các vùng da dầu trên cơ thể như mặt, 2 bên mũi, lông mày, tai, mi mắt và ngực.
Viêm da tiết bã có thể khỏi mà không cần điều trị. Một số ít trường hợp sẽ phải cần nhiều biện pháp điều trị để hết các triệu chứng nhưng các triệu chứng này có thể quay trở lại sau đó. Rửa da với xà phòng hay gội đầu sạch sẽ mỗi ngày sẽ giúp làm giảm chất bã nhờn và mau tái tạo vùng da chết.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiết bã bao gồm:
- Gàu trên da đầu, tóc, lông mày hoặc râu
- Các mảng da nhờn được bao phủ bởi các vảy màu vàng hoặc trắng trên da đầu, mặt, 2 bên mũi, lông mày, tai, mi mắt, ngực, nách, vùng háng hay ở dưới ngực
- Đỏ da
- Ngứa
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể nặng hơn khi bạn bị stress, và chúng bùng phát nhiều vào các mùa khô và lạnh.
Viêm da tiết bã ở mặt
Viêm da tiết bã trên da đầu
Viêm da tiết bã trên da đầu trẻ sơ sinh chủng tộc da trắng
Viêm da tiết bã trên da đầu trẻ sơ sinh chủng tộc da đen
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi:
- Thấy khó chịu, mất giấc ngủ hay các hoạt động sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng
- Bệnh làm bạn xấu hổ, không tự tin và lo lắng
- Nghi ngờ da bạn bị nhiễm trùng
- Khi tự chăm sóc da ở nhà nhưng không hiệu quả
3. Tác hại của bệnh viêm da tiết bã
Bệnh viêm da tiết bã tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng những rắc rối và phiền toái mà nó gây ra cho bạn vẫn luôn hiện hữu:
- Viêm da tiết bã khiến cho làn da của bạn không được như mong muốn, xuất hiện các vảy khô bong tróc trên da khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp.
- Viêm da tiết bã khiến cho bạn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu gây ra mất tập trung trong công việc. Đôi khi cơn ngứa khiến cho bạn bị mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe. (Để biết mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, bạn có thể xem tại đây)
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm da tiết bã có thể gây nhiễm trùng da.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
4. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã
Nguyên nhân chính xác gây ra viêm da tiết bã thì vẫn chưa được biết rõ. Nó có thể liên quan đến:
- Một loại nấm gọi là “malassezia” gây tiết chất nhờn trên da
- Sự đáp ứng bất thường của hệ miễn dịch
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh viêm da tiết bã bao gồm:
- Có bệnh về thần kinh hay bệnh tâm thần như bệnh Parkinson và bệnh trầm cảm
- Có hệ miễn dịch suy yếu như ở bệnh nhân ghép tạng, nhiễm HIV/AIDS, nghiện rượu và ung thư
- Phục hồi sau các bệnh nặng và nguy kịch như nhồi máu cơ tim
- Do dùng thuốc
5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã
Chẩn đoán
Bác sĩ hầu như có thể chẩn đoán ra bệnh bằng cách quan sát và thăm khám da bạn kĩ lưỡng. Bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ ở da để sinh thiết nhằm loại trừ các bệnh lý khác mà gây ra triệu chứng tương tự với viêm da tiết bã, bao gồm:
- Bệnh vảy nến: bệnh này cũng gây gàu và đỏ da, mảng bong da hay vảy. Với vảy nến, thường các vảy da xuất hiện nhiều hơn và có màu trắng bạc.
- Chàm da đầu: da dễ phản ứng gây ra ngứa, viêm da ở các nếp gấp khuỷu ta, ở phía sau đầu gối hay ở vùng trước cổ. Và các triệu chứng thường tái phát.
- Bệnh nấm lang ben: ban thường xuất hiện ở thân mình nhưng không đỏ như trong viêm da tiết bã.
- Chứng đỏ mặt: bệnh này thường xảy ra ở mặt và có một ít mảng da bong tróc ra.
Điều trị bệnh viêm da tiết bã với bác sĩ da liễu
Điều trị
Các loại dầu gội, kem và chất dưỡng ẩm là các cách điều trị chính cho viêm da tiết bã. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn thử trước các phương pháp có thể làm tại nhà trước khi phải kê thuốc. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, bạn nên tham vấn với bác sĩ về việc điều trị.
Kem, dầu gội hay các thuốc mỡ trị viêm: các loại thuốc kháng viêm nên bôi lên da đầu hay các vùng da khác bị ảnh hưởng. Loại này tỏ ra rất hiệu quả và dễ sử dụng nhưng chỉ nên dùng ít lần. Nếu dùng kéo dài trong nhiều tuần hay nhiều tháng, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như mỏng da và da có sọc.
Các loại kem và chất dưỡng ẩm có thể hiệu quả và ít tác dụng phụ. Nhưng chúng không là thuốc được ưu tiên dùng trong bệnh này vì có liên quan đến nguy cơ ung thư.
Gel, kem hay dầu gội kháng nấm: tùy thuộc vào vị trí vùng da bị ảnh hưởng và mức độ nặng của các triệu chứng, bác sĩ có thể khuyên dùng các sản phẩm khác nhau.
Thuốc kháng nấm dạng viên uống: nếu tình trạng bệnh không cải thiện với các phương pháp điều trị trên, có thể bạn sẽ phải dùng viên thuốc kháng nấm. Tuy nhiên cách này không được xem là phương pháp điều trị ưu tiên vì thuốc mang lại nhiều tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc.
Thay đổi lối sống và các biện pháp tự chăm sóc
Thay đổi lối sống
Bạn có thể điều trị viêm da tiết bã bằng các thay đổi nhỏ trong việc sinh hoạt hay các biện pháp mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Hiện nay đã có nhiều dạng sản phẩm chứa dược chất được bán phổ biến trên thị trường. Bạn có thể thử dùng hoặc kết hợp dùng các sản phẩm khác nhau để cải thiện tình trạng bệnh.
Tuy nhiên phương pháp nào tốt nhất thì còn tùy thuộc vào loại da của bạn, mức độ nặng của viêm da và vùng da bị ảnh hưởng. Thậm chí khi các triệu chứng đã khỏi, bệnh này cũng có thể quay trở lại bất cứ lúc nào. Cần quan sát kĩ các triệu chứng và điều trị ngay khi bạn phát hiện các triệu chứng tái phát.
Gội đầu thường xuyên
Nếu loại dầu gội thường không trị được gàu, hãy thử dùng các loại dầu gội có dược chất trị bệnh. Chúng được phân loại dựa trên phần các thành hoạt hóa trong dầu gội.
Dùng gội đầu mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần, và sau đó dùng 1-3 lần mỗi tuần. Các loại dầu gội có chứa “tar” có thể làm nhạt màu tóc. Nếu một loại dầu gội giảm dần hiệu quả sau các lần sử dụng, bạn hãy thử đổi sang loại khác và luân phiên sử dụng 2 loại. Hãy bạn gội đầu trong khoảng thời gian đủ cho hoạt chất thấm vào da đầu.
Các biện pháp khác
Một số phương pháp và mẹo điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng viêm da tiết bã:
- Làm mềm và tróc vảy từ da đầu bằng cách đắp dầu ô liu hay dầu ngũ cốc lên da đầu, để trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó dùng lược chải tóc và gội sạch.
- Tắm rửa thường xuyên và cần rửa trôi sạch xà phòng khỏi cơ thể và da đầu. Tránh dùng xà phòng dạng cục, thay vào đó nên dùng chất dưỡng ẩm thường xuyên.
- Bôi kem thuốc: đầu tiên hãy thử dùng loại kem có tác dụng nhẹ lên vùng da bị ảnh hưởng và cần tránh xa vùng mắt. Nếu không hiệu quả, hãy thử dùng kem kháng nấm.
- Tránh dùng các sản phẩm làm đẹp như gel hay keo xịt tóc cũng như các sản phẩm khác khi bạn đang điều trị bệnh.
- Tránh dùng các sản phẩm dưỡng da và tóc có chứa chất cồn vì chúng dễ làm bệnh bùng phát
- Nên mặc loại vải cotton trơn vì chúng giúp điều hòa nhiệt xung quanh da và giảm kích ứng da.
- Nếu bạn có râu nên làm sạch bộ râu của bạn thường xuyên vì viêm da tiết bã có triệu chứng khá nặng ở những vùng này. Nên dùng loại xà bông có chứa 1% hoạt chất mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng cải thiện. Sau đó dùng rải rác hơn một lần một tuần hay cạo râu bớt đi sẽ làm giảm các triệu chứng.
- Làm sạch vùng mi mắt: nếu mi mắt có dấu hiệu đỏ da hay đóng vảy da khô, bạn cần rửa sạch mỗi đêm với loại dầu thoa bóp dành cho em bé, sau đó lau sạch các mảng vảy da bằng khăn cotton sạch.
- Với các em bé có da đầu bị ảnh hưởng, bạn cần rửa sạch các mảng vảy da với dầu gội dành cho em bé một lần mỗi ngày. Sau đó dùng bàn chải nhỏ có lông mềm tách những mảng da này ra khỏi da đầu bé một cách nhẹ nhàng, cuối cùng rửa và gội thật sạch xà bông khỏi da đầu bé. Nếu các mảng vảy da khô này vẫn còn, thử đắp dầu ngũ cốc lên da đầu bé trong 2-3 tiếng.
Nếu bệnh viêm da tiết bã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được giúp đỡ. Bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Phạm Ngọc Trâm của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được bác sĩ tư vấn và giúp đỡ.
Từ khóa » Bong Vẩy ở Mũi
-
5 Bước “xóa Sổ” Da Khô Vảy Quanh Cánh Mũi - Angela Gold
-
Viêm Da Dầu Ở Cánh Mũi: Triệu Chứng & Cách Chữa Bệnh An Toàn
-
Vảy Nến Ở Mũi Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào An Toàn Và Nhanh ...
-
Viêm Da Dầu Ở Cánh Mũi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
-
Viêm Da Dầu Ở Cánh Mũi Và Mẹo Loại Bỏ Cực Đơn Giản
-
Mũi Bong Tróc Vảy Là Bệnh Gì Nguy Hiểm Không
-
Ngứa, Bong Tróc Da Quanh Mũi Nguyên Nhân Là Gì? - Vinmec
-
Viêm Da Dầu Ở 2 Bên Cánh Mũi Và Cách Điều Trị Nhanh Khỏi Nhất
-
Mẹo đơn Giản Cứu Nguy Vùng Da Khô Quanh Mũi, Miệng Cho Nàng
-
Nhiễm Trùng Mũi Do Vi Khuẩn - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da Bong Vảy - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
5+ Cách Trị Viêm Da Dầu ở Cánh Mũi Ngay Tại Nhà An Toàn Cho Da Nhất
-
Bị Vảy Nến ở Mũi Thì điều Trị Sao Cho Nhanh Khỏi? - Explaq
-
Viêm Da Dầu ở Cánh Mũi Và Cách Trị Tận Gốc Hiệu Quả - DRBACSI