Bị Vảy Nến ở Mũi Thì điều Trị Sao Cho Nhanh Khỏi? - Explaq
Có thể bạn quan tâm
Triệu chứng bệnh vảy nến
Vảy nến (vẩy nến) là bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc. Bệnh có nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến nhất là vảy nến thể mảng. Loại bệnh này ảnh hưởng đến da với các triệu chứng như:
- Da nổi các mảng tổn thương màu đỏ, có đường kính từ 2 – 20 cm.
- Tổn thương da sưng lên và có bờ rõ ràng với vùng da xung quanh.
- Trên bề mặt tổn thương có lớp vảy da trắng hoặc bạc bao phủ.
- Da bị khô, có thể nứt nẻ, chảy máu.
- Ngứa ngáy có thể xuất hiện. Mức độ ngứa từ nhẹ đến trầm trọng, nhiều người thậm chí còn không ngủ được vì ngứa.
Vảy nến loại này thường xuất hiện ở vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,… Tuy nhiên, không ít trường hợp, nó có thể xuất hiện ở vùng da mặt, đặc biệt là ở mũi.
Hình ảnh bệnh vảy nến ở mũi
Cách nhận biết bệnh vảy nến ở mũi
Vùng da mặt, trong đó có mũi không phải vị trí “yêu thích” của vảy nến nhưng nhiều trường hợp, người mắc sẽ có tổn thương da ở mặt và mũi.
Thông thường, triệu chứng bệnh vảy nến ở mũi sẽ là tổn thương ở da mặt vắt qua mũi. Tổn thương vảy nến tại vị trí này phổ biến là bệnh thể mảng với các vùng da đỏ, sưng viêm và bong tróc vảy.
Da ở mũi có thể bị khô, nứt nẻ và chảy máu, gây đau. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người mắc bệnh có thể thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp. Điều này như vòng luẩn quẩn khiến vảy nến ngày càng trầm trọng hơn.
Đôi khi, vảy nến có thể phát triển ở vùng giữa mũi và môi trên. Khu vực này thường nhạy cảm. Nếu vảy hình thành xung quanh miệng, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai/nuốt thức ăn.
Phương pháp điều trị vảy nến ở mũi
Da mặt, trong đó có mũi khá nhạy cảm nên việc điều trị vảy nến tại vị trí này cần thận trọng. Dưới đây là một vài mẹo cơ bản dành cho bạn:
- Hãy cẩn thận khi thoa kem và thuốc mỡ lên da mũi vì có thể gây kích ứng.
- Làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc để ngăn ngừa tác dụng phụ, đặc biệt là với steroid.
- Cùng với dùng thuốc, có nhiều cách khác bạn có thể làm giảm các triệu chứng bệnh vảy nến như: Sử dụng kem dưỡng da hoặc những loại kem dưỡng ẩm khác để tránh khô da và tránh tổn thương lan rộng. Một lựa chọn khác là điều trị bằng quang hóa trị liệu, điều này cũng làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến.
Từ khóa » Bong Vẩy ở Mũi
-
5 Bước “xóa Sổ” Da Khô Vảy Quanh Cánh Mũi - Angela Gold
-
Viêm Da Dầu Ở Cánh Mũi: Triệu Chứng & Cách Chữa Bệnh An Toàn
-
Vảy Nến Ở Mũi Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào An Toàn Và Nhanh ...
-
Viêm Da Dầu Ở Cánh Mũi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
-
Viêm Da Dầu Ở Cánh Mũi Và Mẹo Loại Bỏ Cực Đơn Giản
-
Mũi Bong Tróc Vảy Là Bệnh Gì Nguy Hiểm Không
-
Ngứa, Bong Tróc Da Quanh Mũi Nguyên Nhân Là Gì? - Vinmec
-
Viêm Da Dầu Ở 2 Bên Cánh Mũi Và Cách Điều Trị Nhanh Khỏi Nhất
-
Mẹo đơn Giản Cứu Nguy Vùng Da Khô Quanh Mũi, Miệng Cho Nàng
-
Nhiễm Trùng Mũi Do Vi Khuẩn - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da Bong Vảy - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
5+ Cách Trị Viêm Da Dầu ở Cánh Mũi Ngay Tại Nhà An Toàn Cho Da Nhất
-
Viêm Da Dầu ở Cánh Mũi Và Cách Trị Tận Gốc Hiệu Quả - DRBACSI
-
Bệnh Viêm Da Tiết Bã - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị