Bệnh Viêm đường Hô Hấp Mãn Tính ở Gà (CRD) Và Cách Phòng Trị

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà CRD là bệnh truyền nhiễm lây lan mãn tính ở gà ta, gà tây và một số gia cầm. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà thường gọi tắt là bệnh CRD. Cũng là một trong những bệnh hay gặp trên gà.

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà là do virus: Mycoplasma gallisepticum gây nên và có thể điều trị bằng kháng sinh. Tất cả các giống gà, các lứa tuổi của gà đều bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra ở tất cả các mùa quanh năm, nhưng đặc biệt xuất hiện và phát triển mạnh vào mùa mưa rét hoặc thời tiết nóng ẩm đầu năm và bị phát lại khi sức đề kháng, sức khỏe của gà suy giảm do điều kiện thời tiết hoặc do điều kiện chăn nuôi kém.

Xem thêm bài viết: tổng hợp các bệnh thường gặp ở gà

Tỷ lệ lây lan của bệnh CRD trên đàn gà có thể từ 20-50 % tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi, chăm sóc. Tỉ lệ chết của gà từ 5-30% đối với gà con và đối với gà đẻ thì tỉ lệ chết thấp nhưng làm giảm để, gà gầy... gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

benh viem ho hap man tinh o ga CRD

Đường lây lan của bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD

  • Bệnh lây từ gà bệnh sang gà khỏe qua đường hô hấp, tiếp xúc, qua thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi.
  • Bệnh lây truyền từ gà mẹ sang gà con qua trứng.
  • Gà ở độ tuổi từ 2-12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ nhiễm bệnh này hơn các lứa tuổi khác.
  • Bệnh bùng phát mạnh vào thời kỳ mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao.
  • Sau khi khỏi bệnh gà vẫn còn mầm bệnh trong cơ thể và thải vi khuẩn ra môi trường nên bệnh rất dễ bùng phát lại khi gà suy giảm sức khỏe, sức đề kháng. Và lây lan từ gà bệnh sang gà khỏe.

Triệu chứng của bệnh CRD

Khi gà bị bệnh CRD gà sẽ xuất hiện các triệu trứng sau đây:

  • Gà con, gà giò: Xù lông, ủ rũ, kém ăn, gầy. Gà hắt hơi, viêm kết mạc và chảy nước mắt, dịch thanh mạc ở mũi và mi mắt ít. Một số gà mí mắt sưng tấy và dính vào nhau.
  • Gà ho, hen nhiều về đêm, mặt bị sưng do bị viêm xoang
  • Ở gà đẻ: đối với gà đẻ khi bị bệnh CRD sẽ giảm đẻ, nhất là đàn gà mới đẻ. Gà hắt hơi, ho, chảy nước mũi, xoang mặt sưng lên, Gà gầy nhanh rồi chết.

Bệnh tích của bệnh CRD

  • Gà mắc bệnh sẽ bị viêm toàn bộ đường hô hấp: Xoang mũi, thanh khí quản xuất huyết lấm tấm, đầy dịch nhầy
  • Túi khía (vùng ngực, bụng) viêm, dày hơn và đục, có thể gặp viêm dính bã đậu.
  • Gà đẻ: Bị viêm buồng trứng mãn tính buồng trứng, thoái hóa buồng trứng dẫn đến giảm đẻ. Gà gầy nhanh và chết.

Phong va dieu tri benh viem ho hap mãn tinh o ga

Phòng bệnh CRD

Thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi, chuồng nuôi phải thông thoáng, mát mẻ về mùa hè không ẩm thấp, và ấm áp về mùa đông. Mật độ gà vừa phải không quá chật, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

Đối với trang trại nuôi gà bố mẹ: Vì bệnh lây truyền qua gà mẹ sang gà con qua trứng nên cần phải có các biện pháp phòng trị kịp thời, loại bỏ các cá thể bị bệnh

Thường xuyên vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại định kỳ theo đúng quy trình kỹ thuật.

Bổ sung các vitamin, khoáng chất và điện giải cho gà.

Thuốc phòng đặc hiệu là Tylosin cho gà dưới 1 tuần tuổi, tiêm dưới da khi gà mới nở, hoặc pha nước cho uống 3-5 ngày liên tục.

Điều trị bệnh CRD

Bệnh CRD không có loại thuốc nào đặc tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh, thuốc chỉ có chức năng ngăn, chặn bệnh phát triển. Nếu có dịch CRD xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau

- Tăng cường vệ sinh chuồng trại, phùn thuốc sát trùng tiêu độc

- Cách ly gà bị bệnh với gà khỏe để tiện điều trị, chăm sóc.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng và bổ sung các vitamin A, D, B, C... Và các chất điện giải

- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để điều trị:

+ Tylosin liều dùng 0,5-1 g/1ít nước cho gà uống trong 3-5 ngày liền.

+ Tiêm Tylosin dưới da với liều 20-25 mg/kg thể trọng (tức là cho 1 con gà lkg)

+ Phối hợp 1 lọ S treptomycin (1 g) + 1 lọ Penicillin (500.000 đơn vị) tiêm cho 8-10 gà dò hoặc 4-5 gà lớn trong ngày, liên tục trong 4-5 ngày. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau không trên 72 giờ.

+ Dinamutilin 45 với liều 1 g/1 ,8 lít nước cho uống trong 5 ngày.

+ Tetracyclin với liều 500-600 g/tấn thức ăn.

+ Furazolidon với liều 350-400 g/tấn thức ăn trong môi trường có tạp nhiễm E~coli, trong 5-7 ngày.

+ Tiêm Streptomycin 50 mg/kg thể trọng trong 3-4 ngày.

+ Chloramphenicol với liều 10 mg/kg thể trọng trong 3-4 ngày.

Thường dùng Tylosin + Streptomycin để tiêm chóng lành bệnh hơn.

Trên đây Máy ấp trứng Mactech gửi tới bà con thông tin và cách phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên gà (CRD). Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bà con có thêm thông tin và kiến thức về phòng trị bệnh trên đàn gà. Theo dõi chuyên mục chăn nuôi gà để có thêm thông tin và kiến thức chăn nuôi gà hiệu quả.

Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Từ khóa » Các Bệnh đường Hô Hấp ở Gà