Bệnh Viêm Vòi Trứng: Nguyên Nhân Dấu Hiệu Cách Chữa | Sức Khỏe

Trong các bệnh lý về vòi trứng thì viêm vòi trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa chiếm tỷ lệ người mắc phải khá cao. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa phần là do lối sống sinh hoạt không khoa học. Những biểu hiện, triệu chứng của bệnh thường hơi giống với nhiều bệnh lý phụ khoa khác nên có nhiều chị em chủ quan không đi thăm khám ngay. Để nắm rõ hơn về bệnh viêm vòi trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa, chị em hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm vòi trứng là gì?

Vòi trứng là một bộ phận trong cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Thông thường, ở nữ giới sẽ có hai ống dẫn trứng nối giữa buồng trứng và buồng tử cung, cấu tạo hình ống dài, chiều dài khoảng 10cm.

Nhiệm vụ chính của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và là đường nối để trứng và tinh trùng có thể gặp nhau để thụ tinh, phát triển thành phôi thai. Nếu trường hợp trứng không được vận chuyển đến cổ tử cung thì có thể khu vực này đang có trục trặc.

Viêm vòi trứng (viêm ống dẫn trứng) là tình trạng vòi trứng bị các loại vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn, ký sinh trùng… tấn công vào gây ra tình trạng viêm nhiễm. Phần lớn viêm nhiễm ở vòi trứng thường do tình trạng nhiễm trùng từ âm đạo và cổ tử cung lan đến vòi trứng.

Khi vòi trứng bị viêm, môi trường âm đạo mất cân bằng và làm ảnh hưởng tới chất lượng của trứng và tinh trùng, quá trình thụ thai ở nữ giới gặp phải nhiều vấn đề, thậm chí là khó có thể thụ thai.

Khi bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn đến dính, tắc nghẽn, ứ nước tại vòi trứng và lan sang các khu vực lân cận gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hậu quả là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới.

Bệnh viêm vòi trứng được chia thành 2 cấp độ:

Viêm vòi trứng cấp tính

Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm vòi trứng. Ở giai đoạn đầu, ống dẫn trứng thường sưng, đỏ tấy và tiết ra nhiều chất lỏng khiến các thành trong của ống dính lại với nhau.

Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như chửa ngoài dạ con, đau đớn dữ dội… thậm chí là vô sinh hiếm muộn.

Viêm vòi trứng mãn tính

Là hậu quả của tình trạng viêm vòi trứng do không được chữa trị kịp thời. Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, vòi trứng có thể bị tắc nghẽn một hoặc cả hai bên vòi trứng. Giai đoạn này thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có vô sinh hiếm muộn ở nữ giới, đặc biệt nếu có thai thì dễ bị sảy thai, khó sinh.

Nguyên nhân gây ra viêm vòi trứng

Tỷ lệ chị em bị viêm vòi trứng ngày càng gia tăng khiến nhiều trường hợp luôn trong trạng thái lo lắng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, cuộc sống. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tắc vòi trứng mà chị em cần nắm rõ:

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các loại nấm, vi khuẩn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm, viêm nhiễm vòi trứng cùng các cơ quan lân cận.

Đặc biệt nếu không chú ý vệ sinh vùng kín trong những ngày hành kinh hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có bệnh viêm vòi trứng.

Quan hệ tình dục không an toàn

Nguyên nhân thứ hai gây bệnh viêm vòi trứng đó là do việc quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ với nhiều bạn tình. Khi quan hệ không an toàn mà không dùng biện pháp bảo vệ nào sẽ khiến vi khuẩn có thể tấn công gây bệnh viêm vòi trứng. Một số loại vi khuẩn thường lây truyền qua đường tình dục như E.coli, vi khuẩn lậu, chlamydia… là những tác nhân có thể xâm nhập sâu vào vùng kín gây bệnh.

Hơn nữa, nếu có quan hệ tình dục quá thô bạo hoặc quan hệ tình dục trong thời gian có kinh nguyệt cũng dễ khiến vùng kín bị tổn thương, dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

Phá thai không an toàn

Phá thai là tình trạng đáng báo động ở giới trẻ hiện nay và đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm vòi trứng. phá thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản mà nó còn gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng.

Phá thai nhiều lần hoặc phá thai tại những địa chỉ không đảm bảo an toàn, các dụng cụ y tế không sạch sẽ khiến âm đạo, cổ tử cung, tử cung bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm tại những bộ phận này có thể lan ngược lên vòi trứng và tất nhiên bộ phận này sẽ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.

Thực hiện thủ thuật phụ khoa

Một số thủ thuật phụ khoa nếu thực hiện không đảm bảo an toàn như đặt vòng tránh thai, phá thai, sinh con… hoặc các thủ thuật phẫu thuật vùng chậu, phẫu thuật ruột thừa… cũng khiến cơ quan sinh dục bị tổn thương, viêm nhiễm sẽ lan ngược lên vòi trứng. Nếu sau khi thực hiện những thủ thuật này không vệ sinh vùng kín sạch sẽ cũng dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Những chị em có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung… mà không điều trị dứt điểm sẽ khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng lên vòi trứng gây bệnh.

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, bệnh viêm vòi trứng cũng bắt nguồn từ việc mặc quần lót chật chội, ẩm ướt, dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ không rõ nguồn gốc, nội tiết tố thay đổi, không giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi phá thai…

Dấu hiệu nhận biết viêm vòi trứng

Tùy vào từng cấp độ của bệnh viêm vòi trứng mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng riêng của bệnh, cụ thể:

Dấu hiệu viêm vòi trứng cấp tính

  • Tình trạng viêm nhiễm ở vòi trứng khiến mọi hoạt động của vòi trứng và buồng trứng bị ảnh hưởng. Chu kỳ kinh nguyệt có biểu hiện không đều theo chu kỳ, rối loạn kinh nguyệt, máu kinh, số ngày hành kinh có sự thay đổi. Nhiều chị em thường chủ quan tưởng rối loạn kinh nguyệt là do tâm lý căng thẳng nên không đi thăm khám.
  • Bị đau bụng ở vùng bụng dưới trước kỳ kinh khoảng 1 tuần, cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi đến ngày hành kinh. Nguyên nhân là do bệnh viêm vòi trứng có thể làm ảnh hưởng đến vùng chậu nên chị em có biểu hiện đau bụng.
  • Âm đạo tiết ra nhiều khí hư có màu ngả vàng, vùng âm đạo có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu.
  • Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh còn có thêm các biểu hiện khác như buồn nôn, khó chịu mỗi khi quan hệ tình dục, mệt mỏi, đau khi giao hợp, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu gấp, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, chán ăn…

Dấu hiệu viêm vòi trứng mãn tính

  • Chu kỳ kinh nguyệt luôn có sự thay đổi, các biểu hiện như thống kinh, chậm kinh, mất kinh diễn ra thường xuyên khiến chị em cảm thấy rất mệt mỏi.
  • Đau vùng xương chậu, đau mỏi ở lưng trong nhiều ngày.
  • Vùng kín tiết ra nhiều khí hư hơn, có màu và mùi lạ, nhiều trường hợp còn có thêm mủ.
  • Vùng bụng dưới có những cơn đau dữ dội, sưng cứng.
  • Phần vòi trứng có dấu hiệu sưng đỏ khi đi thăm khám phụ khoa.
  • Tình trạng viêm tại vòi trứng khiến việc vận chuyển trứng và tinh trùng bị cản trở. Nếu không can thiệp kịp thời, có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Bệnh viêm vòi trứng có nguy hiểm không?

Viêm vòi trứng là căn bệnh phụ khoa nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều tác hại, hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản, cụ thể:

Ảnh hưởng đến cuộc sống

Khi bị viêm vòi trứng, chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng do cảm giác đau ở vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, âm đạo ẩm ướt, ra nhiều khí hư… Những triệu chứng này đều gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống của chị em.

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, bệnh viêm vòi trứng còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục. Cảm giác đau đớn, khó chịu, vùng kín luôn ẩm ướt khiến chị em mỗi lần gần gũi với bạn tình đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ khiến chị em mất đi ham muốn, ngại ngần làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa

Nếu không điều trị kịp thời bệnh viêm vòi trứng, vi khuẩn có hại sẽ tấn công sang các khu vực khác như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng… làm tổn thương, viêm nhiễm những khu vực này, hình thành nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Những bệnh lý phụ khoa này lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Thống kinh (đau bụng dưới)

Khi vòi trứng bị viêm nhiễm, vùng chậu và khu vực màng bụng cũng dễ bị viêm nhiễm, tổn thương. Lúc này, chị em sẽ phải hứng chịu những cơn đau bụng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Áp xe vòi trứng

Áp xe vòi trứng là một trong những tác hại của bệnh viêm vòi trứng, chiếm khoảng 15% các trường hợp gặp phải. Viêm vòi trứng kéo dài không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc toàn thể, viêm phúc mạc vùng chậu… Trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ ống dẫn trứng hoặc buồng trứng có dấu hiệu nhiễm trùng.

Vô sinh hiếm muộn

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm vòi trứng. Viêm vòi trứng khiến âm đạo tiết ra nhiều khí hư bất thường, tinh trùng có thể bị tiêu diệt ngay khi bơi vào âm đạo và không thể gặp trứng để thụ thai.

Vòi trứng bị dính hẹp lại khiến quá trình di chuyển của trứng và tinh trùng gặp nhiều khó khăn, việc thụ thai cũng sẽ không diễn ra, hậu quả là dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng có những ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ thai ở nữ giới, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Thai ngoài tử cung

Trường hợp vòi trứng bị viêm tắc, trứng khó di chuyển đến tử cung làm tổ như bình thường mà làm tổ tại những vị trí bên ngoài tử cung gọi là hiện tượng thai ngoài tử cung. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, bào thai phát triển bên ngoài tử cung vỡ ra gây chảy máu ổ bụng cực kỳ nguy hiểm đối với tính mạng của bệnh nhân, có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, bệnh viêm vòi trứng cũng dễ biến chứng thành ung thư do các tổn thương, viêm nhiễm ở vòi trứng dễ kích thích các tế bào ung thư phát triển.

Bệnh viêm vòi trứng nếu được điều trị kịp thời, khi bệnh mới có dấu hiệu thì hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản. Do đó, người bệnh nên chủ động đi thăm khám, điều trị bệnh viêm vòi trứng càng sớm càng tốt.

Cách chữa bệnh viêm vòi trứng

Điều trị bệnh viêm vòi trứng thì có rất nhiều cách chữa phù hợp tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ của bệnh. Sau khi tiến hành siêu âm, thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa viêm vòi trứng phù hợp cho từng trường hợp.

Điều trị nội khoa

Đây là cách chữa áp dụng cho các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh điều trị có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh, giúp tiêu viêm và loại bỏ những dịch mủ trong vòi trứng giúp việc điều trị bệnh có hiệu quả. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp, bệnh nhân cần tuân thủ việc dùng thuốc theo hướng dẫn.

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Với các trường hợp bệnh ở mức độ nghiêm trọng có thể điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu như bước sóng ngắn, tia hồng ngoại, siêu sóng ngắn, liệu pháp chiếu nhiệt… tác động lên khu vực bị tổn thương, viêm nhiễm nhằm tiêu diệt mầm bệnh, phục hồi các tế bào bị tổn thương giúp mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị viêm vòi trứng.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và nhớ vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong thời gian điều trị để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phòng ngừa viêm vòi trứng tái phát

Trong quá trình điều trị bệnh viêm vòi trứng, chị em cũng cần chú ý một số vấn đề sau để ngăn ngừa bệnh viêm vòi trứng tái phát trở lại:

  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục nữ giới hàng ngày, đặc biệt chú ý vệ sinh sạch trong những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục nhằm phòng tránh vi khuẩn có thể tấn công vào gây viêm nhiễm.
  • Cần mặc quần lót loại thoáng mát, hút ẩm tốt. Tránh thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có chất tẩy rửa khi vệ sinh vùng kín.
  • Nếu có quan hệ tình dục thì nên thực hiện quan hệ an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ để giúp phòng tránh viêm nhiễm, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và giúp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt, làm việc hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Bổ sung nhiều loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe như rau xanh, sữa chua, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt… Tránh sử dụng các loại thức ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ngọt, các loại chất kích thích.
  • Chủ động đi thăm khám phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện và điều trị các bệnh lý phụ khoa. Nếu nhận thấy có biểu hiện bất thường như dịch âm đạo bất thường, kinh nguyệt không đều, đau bụng dữ dội, gặp các vấn đề về tiểu tiện… thì nên đi thăm khám ngay.

Viêm vòi trứng là căn bệnh hàng đầu gây ra vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Do đó, chị em phụ nữ khi thấy mình có các biểu hiện của bệnh viêm vòi trứng thì nên đi thăm khám ngay. Nếu còn vấn đề gì hãy liên hệ tới số điện thoại 0366 880 866 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

tư vấn phá thai an toàn

Chủ động đăng ký khám bệnh với bác sĩ tại phòng khám số 11 Thái Hà để được hưởng nhiều ưu đãi sớm nhất từ phòng khám.

Bài viết dựa trên trang web: https://phongkhamphukhoathaiha.webflow.io

Từ khóa » đau ở Vòi Trứng