Biến Chứng Khôn Lường Khi Bị Viêm ống Dẫn Trứng

Nội dung
  • 1. Cấu tạo và chức năng của ống dẫn trứng
  • 2. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm ống dẫn trứng
  • 3. Biến chứng của viêm ống dẫn trứng
  • 4. Phòng ngừa viêm ống dẫn trứng như thế nào?

Viêm ống dẫn trứng thường do tình trạng nhiễm trùng lan lên từ âm đạo, cổ tử cung, hoặc tử cung. Các vi khuẩn có thể gây viêm ống dẫn trứng là: mycoplasma, staphylococcus và streptococcus. Nếu không được phát hiện nhanh, chữa trị kịp thời thì viêm ống dẫn trứng có thể để lại những biến chứng khôn lường cho chị em.

1. Cấu tạo và chức năng của ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống một bên tiếp nối buồng tử cung, một bên nối với buồng trứng. Vào ngày rụng trứng, ống dẫn trứng đón bắt trứng từ buồng trứng và vận chuyển đến tử cung. Nó cũng là nơi thụ tinh của trứng.

Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống một bên tiếp nối buồng tử cung, một bên nối với buồng trứng.

Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống một bên tiếp nối buồng tử cung, một bên nối với buồng trứng.

Ống dẫn trứng có cấu tạo rỗng ruột, hình ống có chiều dài từ 9 – 12 cm. Gồm 4 đoạn: phễu vòi, bóng vòi, eo vòi và phần tử cung. Từ ngoài vào trong ống dẫn trứng gồm 3 lớp: Lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc.

Ống dẫn trứng có hai nhiệm vụ chính đó là: Đường di chuyển tự nhiên của trứng và tinh trùng; là nơi tinh trùng đi vào gặp gỡ trứng từ buồng trứng đi ra, nếu gặp nhau sẽ diễn ra sự thụ tinh.

Khác với tinh trùng, trứng không có khả năng tự di chuyển. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ được các tua nhỏ nằm ở đoạn cuối ống dẫn trứng "đẩy" về buồng tử cung, hình thành nên thai nhi. Do đó, nếu ống dẫn trứng không may bị viêm nhiễm, tắc nghẽn vòi trứng sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của trứng và tinh trùng.

  • 8 bài thuốc dân gian chữa viêm phụ khoa, phụ nữa nên biết

  • Không chủ quan với các bệnh lý ở vòi trứng

2. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm ống dẫn trứng

Nếu vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng nội mạc tử cung. Ngoài ra, nếu máu kinh chảy ngược từ buồng tử cung vào trong ống dẫn trứng, có thể mang theo các vi khuẩn gây bệnh.

Các thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, phá thai, cắt polype lòng tử cung, nạo sinh thiết,…không đảm bảo đều có khả năng gây viêm nội mạc tử cung và viêm ống dẫn trứng. Viêm ống dẫn trứng cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng sau khi sinh hoặc sẩy thai.

Dấu hiệu khi ống dẫn trứng bị viêm:

  • Đau bụng, đau lưng, khí hư nhiều.
  • Kinh nguyệt không đều, tăng tiết dịch âm đạo
  • Sốt, buồn nôn hoặc nôn nhiều.
  • Đi tiểu gắt, tiểu buốt
  • Quan hệ tình dục bị đau

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm ống dẫn trứng có thể gây biến chứng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Thậm chí trường hợp trứng đã thụ tinh nhưng không thể di chuyển về buồng tử cung để làm tổ sẽ dẫn đến hiện tượng chửa ngoài dạ con rất nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Biến chứng của viêm ống dẫn trứng

Nếu không điều trị, viêm ống dẫn trứng có thể gây ra những biến chứng như:

  • Thai ngoài tử cung: Khi vòi trứng bị viêm nhẹ, lòng ống dẫn trứng không bị tắc hoàn toàn mà chỉ bị chít hẹp lại. Chính sự eo hẹp này làm cho trứng sau khi thụ tinh khó di chuyển vào tử cung làm tổ. Sự làm tổ diễn ra ngay ở vòi trứng dẫn đến mang thai ngoài tử cung
  • Vô sinh: Trong trường hợp viêm nhiễm nặng, ống dẫn trứng bị tắc nghẽn hoàn toàn làm cản trở sự gặp nhau của tinh trùng và trứng. Do đó, quá trình thụ tinh không xảy ra. Điều này làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
  • Viêm nhiễm lan rộng: Viêm ống dẫn trứng có thể bị nặng hơn và lây lan sang các bộ phận gần đó như buồng trứng hoặc tử cung.
  • Áp xe phần phụ: Viêm ống dẫn trứng nếu không điều trị kịp thời và đúng mức sẽ dẫn đến viêm phúc mạc nhiễm trùng huyết và thậm chí tử vong.
Viêm ống dẫn trứng được phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực và hiệu quả, khả năng chữa khỏi bệnh là có thể được.

Viêm ống dẫn trứng được phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực và hiệu quả thì có khả năng chữa khỏi bệnh rất cao.

4. Phòng ngừa viêm ống dẫn trứng như thế nào?

Viêm ống dẫn trứng được phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực và hiệu quả, khả năng chữa khỏi bệnh là có thể được.

Cách phòng tránh bệnh viêm ống dẫn trứng:

  • Giữ vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là trong những ngày có kinh.
  • Thực hiện tốt các biện pháp tránh thai, có lối sống sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn để tránh có thai ngoài ý muốn.
  • Chủ động khám sức khỏe sinh sản định kỳ.

Xem thêm video được quan tâm

Toàn cảnh hiện trường đổ nát vụ cháy gần 10 nhà dân ở Nam Từ Liêm

Từ khóa » đau ở Vòi Trứng