Bệnh Viện Nơi Biên Giới Thành Công Kỹ Thuật Ghép Da Tự Thân
Có thể bạn quan tâm
- Thực hư chuyện Việt Nam lên kế hoạch... ghép đầu người?
- Ghép đầu người: Đừng lo “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”1
- Cấy ghép đầu với cơ thể mới
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại Khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Bù Đốp có rất nhiều bệnh nhân vào điều trị trong tình trạng ở vùng da bị tổn thương, có nguy cơ bị hoại tử. Tại đây, bác sỹ Ngô Văn Nguyên cùng các cộng sự của mình đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép da tự thân điều trị vết thương, giúp nhiều người bệnh giảm chi phí, thời gian điều trị nhanh và hạn chế chuyển lên tuyến trên.
Bệnh nhân Lô Văn Rùi (49 tuổi, ở xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp) nhập viện trong tình trạng vết thương bỏng do nhiệt pô xe máy ở vùng cổ chân phải, đang hoại tử có kích thước vết thương 4x7cm.
Tại đây, bác sỹ Nguyên cùng cộng sự tiến hành cho bệnh nhân nằm sấp sau khi gây mê, sau đó cắt lọc lấy hết mô hoại tử, rửa sạch vết thương. Kế đến, tiến hành lấy da mặt ngoài đùi phải của bệnh nhân, sau đó rửa sạch bằng muối, lấy hết mỡ mảnh da ghép và căng mảnh da được lấy sao cho bằng kích thước với vết thương. Khâu đính mảnh da vào vết thương cổ chân phải bằng chỉ nilon. Rạch da nhằm thoát dịch nơi mảnh da ghép. Băng ép vết thương vùng đùi nơi lấy da. Băng ép vết thương vừa được ghép da. Sau thời gian điều trị, mảnh da ghép cổ chân phải của bệnh nhân chuyển sang màu hồng, khô và có cảm giác.
Bác sỹ Nguyên nói: “Đây là kỹ thuật mới được chúng tôi thực hiện lần đầu tiên tại Bệnh viện. Thời gian tới Bệnh viện sẽ cố gắng hoàn thiện thêm kỹ thuật mới này. Để thực hiện tốt kỹ thuật này đòi hỏi cần phải đầu tư thêm một số máy móc như: máy bào da và một số trang thiết bị khác. Chúng tôi mong muốn các cấp, ngành sớm quan tâm tạo điều kiện để Bệnh viện có thêm kinh phí đầu tư mua sắm trang bị hoàn thiện tốt kỹ thuật mới này, nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân”.
Bác sĩ Ngô Văn Nguyên (phải) cùng các cộng sự phẫu thuật ghép da cho một bệnh nhân. |
Theo bác sỹ Ngô Văn Nguyên, trong các trường hợp vết thương không có khả năng khâu hai mép, việc ghép da được chỉ định nhằm giúp cho vết bỏng, vết thương được bảo vệ, tránh vi khuẩn xâm nhập. Vết thương sau khi ghép, da tự thẩm thấu, nhanh hồi phục. Kỹ thuật ghép không quá phức tạp nhưng cũng đòi hỏi những yêu cầu chuyên môn khắt khe.
“Trước tiên, chúng tôi phải lấy một lượng da nhỏ của bệnh nhân, căng rộng ra bằng cách rạch những đường nhỏ, tạo thành “tấm lưới” che phủ lên vết thương. Lượng da ghép chỉ được ghép lấy đủ mức cần thiết, da lấy phải rất mỏng, đảm bảo an toàn cho việc tái tạo, tránh gây tổn thương cho vùng bị lấy da. Da ghép “sống” được nhờ sự thẩm thấu chứ không được nuôi trực tiếp bằng mạnh máu. Do đó, độ mỏng của da là yếu tố quan trọng giúp nó bám sống. Sau khi ghép phải băng ép chặt vừa phải để tạo lực cho mảnh ghép tiếp xúc với nền ghép tốt” - bác sỹ Nguyên chia sẻ kinh nghiệm.
Sáng kiến kỹ thuật ghép da tự thân điều trị vết thương của bác sỹ Ngô Văn Nguyên và các cộng sự đã vinh dự được ngành y tế trong tỉnh khuyến khích ứng dụng rộng rãi.
Từ khóa » Ghép Da Mỏng Tự Thân
-
PHẪU THUẬT GHÉP DA - Trung Tâm Y Tế Yên Dũng
-
Ghép Da Tự Thân: Chỉ định Và Thực Hiện | Vinmec
-
KỸ THUẬT GHÉP DA TỰ THÂN BẰNG MẢNH DA DÀI MỎNG TRÊN ...
-
Ghép Da Tự Thân Mảnh Lớn Trên 10% Diện Tích Cơ Thể ở Người Lớn
-
KINH NGHIỆM, HƯỚNG DẪN CHO PHẪU THUẬT GHÉP DA MỎNG
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Phương Pháp Ghép Da - Hello Bacsi
-
Kỹ Thuật Ghép Da Dày Toàn Bộ
-
Ghép Da Là Gì? - Vietcare Solutions
-
Tổn Thương Mi Mắt Và Phẫu Thuật Ghép Da Mi Tự Thân
-
Ghép Mô - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Quy Trình Ghép Da Tem Thư
-
GHÉP DA TỰ THÂN TẠI BVĐK NÔNG NGHIỆP
-
Sau Phẫu Thuật Ghép Da Có Để Lại Sẹo Không?
-
BỆNH VIỆN SẢN NHI AN GIANG THÀNH CÔNG GHÉP DA MỘT ...