Beta-hCG Thấp Sau Chuyển Phôi: Liệu Có Còn Hi Vọng
Có thể bạn quan tâm
TÓM TẮT NỘI DUNG
- I. Chẩn đoán beta-hCG sau chuyển phôi thấp ?
- II. Nguyên nhân gây beta-hCG thấp ?
- 1. Nguyên nhân 1: Phôi làm tổ muộn.
- 2. Nguyên nhân 2: Niêm mạc không phù hợp
- 3. Nguyên nhân 3: Một số bệnh lý mẹ gây cản trở phôi làm tổ
- 4. Nguyên nhân 4: Thai ngoài tử cung
- III. Beta-hCG thấp: LIỆU CÓ CÒN HI VỌNG ?
- IV. Beta-hCG thấp: Theo dõi và tiên lượng ?
- 1. Đánh giá lại beta-hCG sau 48 giờ
- 2. Sử dụng Progesteron huyết thanh
- 3. Sử dụng Estradiol huyết thanh
- V. LỜI KẾT
Tôi quyết định viết về chủ đề này vì hàng ngày tôi vẫn theo dõi, điều trị và nhận được nhiều tin nhắn của các bạn mà tôi chưa từng gặp mặt.
Hiếm muộn vốn dĩ đã là điều kém may mắn, cảm giác “thèm khát” và “nhung nhớ” tiếng cười của một đứa trẻ xuất hiện trong gia đình đã cướp đi bao giọt nước mắt và tủi hờn của người phụ nữ. Trầm uất trong cảm xúc đó có thể đày đọa và làm héo mòn bất kể người mẹ nào. Tôi hiểu điều đó ! …
Dành dụm tiền làm thụ tinh ống nghiệm, sau chuyển phôi 2 vợ chồng như ngồi trên đống lửa, hồi hộp, lo lắng, đứng ngồi không yên, ngủ không ngon giấc…để chờ đến ngày thử beta – hCG xem có đậu thai hay không. Niềm vui òa đến khi “2 vạch” hay “beta dương tính” nhưng rồi lại rơi vào trạng thái “trầm cảm” khi trị số beta-hCG đó thấp quá, bác sĩ nói tiên lượng không tốt – dứt lời, người mẹ rơi lệ – rồi chạy đôn chạy đáo tìm khắp mọi nơi tìm mọi cách để “cứu” đứa con dù chỉ có ít tia hi vọng nhỏ nhoi nào, ai mách gì cũng làm, ai mách đâu cũng đi, tình mẫu tử là thế đấy các bạn ạ. Tôi cũng hiểu điều đó !
Tôi bắt đầu bài viết, bài này tôi viết về tiên lượng và hi vọng, không đề cập đến điều trị. Mong có thể giúp ích cho các bệnh nhân và cả những đồng nghiệp của tôi:
I. Chẩn đoán beta-hCG sau chuyển phôi thấp ?Beta-hCG sau chuyển phôi IVF ngày 12 và 14: Tiên lượng kết quả như thế nào ?
II. Nguyên nhân gây beta-hCG thấp ?1. Nguyên nhân 1: Phôi làm tổ muộn.
Sự làm tổ muộn của phôi ở niêm mạc buồng tử cung có thể dẫn đến sai lệch đồng bộ với cửa sổ làm tổ của niêm mạc tử cung, tăng nguy cơ hỏng thai sớm. Các phôi chất lượng kém có thể phát triển muộn hơn vì thế quá trình làm tổ chậm hơn so với phôi bình thường. Kết quả bài tiết hCG thấp hơn và chậm hơn.
2. Nguyên nhân 2: Niêm mạc không phù hợp
Phôi làm tổ vào niêm mạc buồng tử cung cũng giống như chiếc chìa khóa (phôi) cắm vào ổ khóa (niêm mạc), chìa phải cắm đúng lỗ khóa thì mới có thể mở được khóa. Nếu niêm mạc được chuẩn bị không phù hợp hoặc có bất thường sẽ không thuận lợi quá trình phôi làm tổ thậm chí là cản trở.
3. Nguyên nhân 3: Một số bệnh lý mẹ gây cản trở phôi làm tổ
Quá trình làm tổ của phôi không chỉ phụ thuộc vào chất lượng phôi và niêm mạc buồng tử cung mà còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một số bệnh lý trên cơ thể người mẹ.
4. Nguyên nhân 4: Thai ngoài tử cung
Phần lớn thai ngoài tử cung là làm tổ ở vòi trứng. Môi trường trong vòi trứng rất ít dinh dưỡng, không có mô niêm mạc và ít mạch máu hơn, ngược hẳn với nội mạc tử cung. Nếu phôi thai không may làm tổ ở vòi trứng thì dinh dưỡng sẽ không được tốt, quá trình cài cắm của gai rau sẽ kém, kết quả là sự bài tiết hCG thấp. Nhưng nếu beta-hCG bình thường, tốc độ tăng tốt thì có thể bị thai ngoài hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, phụ thuộc vào vị trí phôi thai làm tổ là ở đâu.
III. Beta-hCG thấp: LIỆU CÓ CÒN HI VỌNG ?Đồng ý rằng beta – hCG sau chuyển phôi tiên lượng kết cục thai kỳ phần lớn là kém.
Một nghiên cứu của Yixuan Wu và cs (2020) cho thấy beta thấp < 100 mIU/ ml ngày 14 sau chuyển phôi ngày 3 có đến 85.6% bị thai sinh hóa (trong đó nếu beta < 25, từ 26 – 50, 51 – 75 và 76 – 100 lần lượt có tỷ lệ thai sinh hóa giảm dần là 99.5%, 92.4%, 56.7%, 42.9%), tỷ lệ thai ngoài tử cung chiếm 4.3% và sẩy thai sớm là 6.1%.
Nhưng không phải tất cả đều như vậy, phôi thai dù chỉ là những mầm sống rất sớm ban đầu nhưng cũng đã có “nghị lực”. Câu chuyện “beta-thấp” luôn có những kỳ tích xảy ra. Tôi vẫn thường luôn động viên bệnh nhân của tôi rằng tôi mong cháu là “con nhà nghèo vượt khó” vì thế chị hãy không ngừng lạc quan và hi vọng nhé.
Tôi nhớ mãi 1 bệnh nhân người Nhật 39 tuổi AMH 0.1, kích trứng được 1 phôi ngày 3 duy nhất và quyết định chuyển phôi tươi, mỗi lần thăm khám thường đều đặt lịch tôi. Ngày 12 scp beta chỉ 7.9 mIU/ml, tôi và bệnh nhân rất buồn nhưng động viên không bỏ cuộc. Ngày 14 scp thử lại beta 74,2 mIU/ml, chúng tôi mừng và lạc quan hơn. Tiếp tục theo dõi beta tăng dần đều dù vẫn còn thấp so với mặt bằng chung. Nhiều trường hợp có thể xảy ra trong đó thậm chí là thai ngoài tử cung, thật nhẹ nhõm khi ngày 21 scp sau đó tôi siêu âm thấy có túi thai trong buồng dù túi thai nhỏ hơn tuổi thai. Có vài lần dọa sảy nhưng rồi 2 mẹ con cũng cán đích an toàn 34 tuần 4 ngày sau ối vỡ non. Còn nhiều câu chuyện khác mà tôi không đủ thời gian kể hết cho các bạn nghe nhưng thật cả đều rất kỳ diệu và kết quả mỹ mãn.
Thực tế cũng chính nghiên cứu của Yixuan Wu cho thấy dù beta thấp < 100 nhưng tỷ lệ có trẻ sinh sống vẫn lên tới 4.3%. Nhiều nghiên cứu khác có tỷ lệ tương tự, nhìn chung < 5% trẻ sinh sống khi beta thấp. Ngày 14 sau chuyển phôi ngày 3 nếu beta trên 44.8 tiên lượng 45.9% có thai lâm sàng, beta trên 53.7 mIU/ml tiên lượng 17.6% có trẻ sinh sống.
Một điều thú vị rằng, một khi đã có túi thai trên siêu âm (thai lâm sàng) thì sẽ có đến 30 – 50% sẽ có mẹ tròn con vuông (trẻ sinh sống) bất cả beta ban đầu là bao nhiêu – Naama Al Mamari, 2019; Yixuan Wu, 2020.
IV. Beta-hCG thấp: Theo dõi và tiên lượng ?Sau chuyển phôi 14 ngày phôi ngày 3 nếu beta-hCG thấp < 100 mIU
1. Đánh giá lại beta-hCG sau 48 giờ
– Nếu beta tăng gấp 1.5 lần tiên lượng có thai lâm sàng 64.3%
– Nếu beta tăng gấp 1.9 lần tiên lượng có trẻ sinh sống 26.7%
– Nếu beta không tăng mà sụt giảm, tiên lượng 99.5% thai sinh hóa.
Tác giả khuyến cáo rằng:
– Nếu beta lần 1 < 44.7 mIU/ml và sau 48h tăng < 1.5 lần thì 100% thai sinh hóa. Vì vậy có thể cân nhắc ngừng thuốc hỗ trợ hoàng thể và sau 10 ngày cẩn thận định lượng lại beta-hCG.
– Nếu beta lần 1 > 44.7 mIU/ml và sau 48h tăng > 1.5 lần thì có đến 79.6% có thai lâm sàng. Vì thế cần tiếp tục dùng thuốc hỗ trợ hoàng thể và tiếp tục theo dõi.
2. Sử dụng Progesteron huyết thanh
Diện tích dưới đường cong (AUCs) của Progesteron huyết thanh tiên đoán thai lâm sàng và trẻ sinh sống là 0.611 và 0.706. Giá trị tiên lượng không tốt, không thể sử dụng để theo dõi.
3. Sử dụng Estradiol huyết thanh
Tương tự, diện tích dưới đường cong (AUCs) của Estradiol huyết thanh tiên đoán thai lâm sàng và trẻ sinh sống là 0.609 và 0.601. Giá trị tiên lượng không tốt, không thể dụng để theo dõi.
V. LỜI KẾT– Nếu beta sau chuyển phôi của bạn thấp, ĐỪNG TỪ BỎ HI VỌNG, vẫn luôn luôn có tỷ lệ nghe được tiếng khóc con yêu chào đời.
– Xét nghiệm lại beta-hCG sau 48 giờ, nếu tăng gấp 1.5 lần là tiếp tục hi vọng.
– Chỉ cần có được túi thai trên siêu, cơ hội có con sinh sống lên đến 30 – 50%.
– Không cần thiết xét nghiệm Estradiol, Progesteron huyết thanh để theo dõi và tiên lượng. Việc bổ sung thuốc theo 2 xét nghiệm này lại càng không có cơ sở.
Ths. Bs. Nguyễn Đình ĐôngHi vọng bài viết hữu ích đến các bạn, share hay re-up xin ghi nguồn.Cám ơn nhiều
Từ khóa » Tiêm Hỗ Trợ Beta Thấp
-
Các Nguy Cơ Có Thể Gặp Khi Chỉ Số HCG Thấp | Vinmec
-
Nữ Giới Có Chỉ Số Beta Thấp Có ảnh Hưởng Gì? | Vinmec
-
3 Nguyên Nhân Dẫn Tới Tình Trạng Nồng độ Beta HCG Thấp
-
Xét Nghiệm Beta HCG Là Gì? Kiêng Gì Trước Khi Xét Nghiệm Beta HCG?
-
Xét Nghiệm Beta HCG Và Những Chỉ Số ý Nghĩa Trong Thai Kỳ
-
Lưu ý Khi Xét Nghiệm HCG để đảm Bảo Kết Quả Chính Xác | Medlatec
-
Bác Sĩ Giải đáp: Nồng độ HCG đạt đỉnh Vào Giai đoạn Nào Của Thai Kỳ?
-
NHẬN BIẾT VÀ DỰ PHÒNG NHỮNG BẤT LỢI CÓ THỂ XẢY RA ...
-
Chỉ Số Beta Rất Thấp - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Nồng độ Beta HCG Sau 13 Ngày Chuyển Phôi Là 4000 Thì Có Bất ...
-
Xét Nghiệm Beta HCG Là Gì? Các Chỉ Số Hcg Liên Quan Thế Nào đến ...
-
Có Thai Ngoài Tử Cung - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
HCG Thấp - Mới Nhất 2022
-
Xét Nghiệm Beta HCG Trong Thai Kỳ - Bệnh Viện Từ Dũ - Suckhoe123