Beta Là Gì? Cách Xác định Chỉ Số Beta Của Cổ Phiếu | GoMoney
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm, ý nghĩa và cách xác định
Mục lục- Chỉ số beta là gì
- Ý nghĩa chỉ số
- Cách xác định
- Hệ số beta tại Việt Nam
Beta là một trong những chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Nhờ Beta nhà đầu tư có thể biết 1% thay đổi của Vn-Index dẫn đến bao nhiêu % thay đổi trong danh mục đầu tư của mình. Thông qua chỉ số Beta nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn cổ phiếu tương ứng với chỉ số Beta phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình.
1. Chỉ số beta là gì
Chỉ số beta (β) hay hệ số rủi ro là thước đo rủi ro hệ thống của một cổ phiếu, hay toàn bộ danh mục của nhà đầu tư. Chỉ số Beta thể hiện độ tương quan biến động của cổ phiếu hoặc danh mục so với toàn bộ thị trường, bằng cách so sánh sự thay đổi về giá.
Trong thị trường chứng khoán, khi nhìn vào sự thay đổi của thị trường (Vn-Index) nhà đầu tư có thể phán đoán sự thay đổi trong danh mục hoặc cổ phiếu của mình thông qua beta (β) như sau
- Nếu β = 1: Mức biến động giá của chứng khoán bằng mức biến động của thị trường. Nghĩa là chứng khoán này di chuyển cùng bước đi của thị trường.
- Nếu β < 1: Mức biến động giá của chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường. Có nghĩa là chứng khoán đó có mức độ biến động ít hơn mức thay đổi của thị trường.
- Nếu β > 1: Mức biến động giá của chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường. Trường hợp này đồng nghĩa với việc cổ phiếu này có khả năng sinh lời cao, nhưng đồng thời tiềm năng rủi ro cũng khá lớn. Ví dụ: Hệ số β của cổ phiếu A = 2, có nghĩa nếu thị trường tăng 10% thì cổ phiếu A sẽ tăng 20%.
Chỉ số β = 0: Nếu một cổ phiếu có chỉ số beta bằng 0, có nghĩa là sự thay đổi giá trị của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với thị trường. Nếu dấu của β mang dấu ( – ) thì cổ phiếu sẽ biến động ngược chiều so với thị trường và ngược lại.
2. Ý nghĩa của Beta
Để hiểu hơn về chỉ số beta, nhà đầu tư cần biết ý nghĩa sử dụng của Beta:
- Phân tích Beta giúp nhà đầu tư xác định được đối tượng cổ phiếu phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro
- Hệ số Beta là một chỉ số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM giúp nhà đầu tư phân tích và định giá cổ phiếu
- Việc tính toán giá trị hệ số beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu một công ty so với mức độ biến động chung trên thị trường. Qua đó có đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý phù hợp.
- Hệ số beta thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ (ở đây là cổ phiếu) so với mức độ rủi ro/biến động chung của toàn thị trường. Hệ số beta sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi.
3. Cách tính hệ số Beta
Để xác định Beta nhà đầu tư có thể áp dụng theo công thức:
Cov (Stock, Market): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và tỷ suất sinh lợi của thị trường.
Var (Market): phương sai tỷ suất sinh lợi thị trường.
Tuy nhiên nhà đầu tư sẽ không cần tính bởi hầu hết các trang web tài chính hay công ty chứng khoán như cafef, cophieu68.vn, financevietstock, HSC, VND, MBS… đều cung cấp cho ta chỉ số này rồi. Nếu có kết quả rất khác nhau thì do họ thường lấy mốc thời gian tính khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể lấy kết quả gần đúng bằng trung bình cộng của chúng, tốt nhất là tự tính. (Lưu ý: Thường thì mấy trang web tài chính chứng khoán có kết quả tính hệ số Beta khá cách biệt).
Hoặc nhà đầu tư có thể sử dụng hàm SLOPE trong excel để tìm cho mình một chỉ số Beta hợp lý với 4 bước sau:
Bước 1: Tải dữ liệu trên Investing.com bao gồm sự hay đổi về giá cổ phiếu và chỉ số VNI
Bước 2: Chọn thời gian biến động tương ứng của cổ phiếu và thị trường (thường là trong vòng một năm)
Bước 3: Gộp hai file của VNI và mã cổ phiếu AAA vào cùng 1 sheet
Bước 4: Áp dụng hàm Slope để tính ra chỉ số Beta
Và được kết quả Beta = 1.17, theo đó nếu chỉ số VNI toàn thị trường tăng 1% thì có khả năng chỉ số AAA tăng tương ứng 1.17%
4. Hệ số Beta tại Việt Nam
Đối với thị trường Việt Nam, hệ số Beta ngành vẫn chưa thực sự phản ánh đầy đủ ý nghĩa của nó như trên thị trường chứng khoán thế giới bởi có nhiều hạn chế sau:
- Số lượng công ty đủ tiêu chuẩn để tính Beta là không lớn (260 trong tổng số 546 công ty đang niêm yết)
- Độ lớn dữ liệu lịch sử chỉ có 2 năm, chưa đảm bảo về tính ổn định về dữ liệu khi tính beta
- Thiếu tính cập nhật và chất lượng thông tin mà các công ty công bố kém là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phân ngành
- Trong điều kiện hiện tại, hệ số thị trường (Vn-Index) vẫn chưa thể đại diện cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam
5. Kết Luận
Thật vậy, hệ số beta là một chỉ số quan trọng, giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định kinh tế chính xác. Tuy nhiên để đem lại hiệu suất trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư vẫn cần kết hợp với nhiều kiến thức khác để chọn cho bản thân những mã cổ phiếu tốt như P/E, ROA, ROE và cách đọc Phân tích báo cáo tài chính.
Chia sẻCác bài viết liên quan
Beta là gì? Cách xác định chỉ số Beta của cổ phiếuNếu β >1: Mức biến động giá của chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường. Trường hợp này đồng nghĩa với việc cổ phiếu này có khả...
ĐỌC THÊM Chỉ số Vn-Index là gì?Hiểu về khái niệm chỉ số VN-Index, cách tính và ý nghĩa của chỉ số lên thị trường chứng khoán...
ĐỌC THÊM Hướng dẫn cách đọc hiểu Báo cáo tài chính cụ thểVới 4 Báo cáo tài chính, 5 nhóm chỉ số quan trọng và 3 điều cần lưu ý dưới đây,...
ĐỌC THÊMNội dung
- Chỉ số beta là gì
- Ý nghĩa chỉ số
- Cách xác định
- Hệ số beta tại Việt Nam
Bài viết liên quan
- Beta là gì? Cách xác định chỉ số Beta của cố phiếu
- Chỉ số Vn-Index là gì?
- Hướng dẫn cách đọc hiểu Báo cáo tài chính cụ thể
- Login
- Login
- Sign Up
Login
Username or email address *
Password *
Remember meLog in
Lost your password?
Register
Email address *
Password *
Register
Từ khóa » Hệ Số Rủi Ro Của Cổ Phiếu
-
Ý Nghĩa Và ứng Dụng Của Hệ Số Beta Chứng Khoán
-
Cách Tính Hệ Số Beta - CafeF
-
Công Thức Tính Hệ Số Beta Trong Chứng Khoán - Topi
-
Hệ Số Beta Trong Chứng Khoán: Ý Nghĩa, Cách Tính Beta Của Cổ Phiếu
-
Hệ Số Beta Chứng Khoán Là Gì? - TheBank
-
[PDF] Rủi Ro Và Lợi Nhuận
-
[PDF] Hệ Số Rủi Ro Thị Trường (ban Hành Kèm Theo Thông Tư Số 226/2010/TT ...
-
[PDF] Phụ Lục 1. HỆ SỐ RỦI RO THỊ TRƯỜNG
-
Hệ Số Beta - Cophieu68
-
Các Chỉ Số Trong Phân Tích Cơ Bản - TVSI
-
Hệ Số Beta Trong Chứng Khoán Là Gì? - Thịnh Vượng Tài Chính
-
Hệ Số Beta Trong Chứng Khoán Là Gì? - FTV
-
P) Và Thu Nhập Của Mỗi Cổ Phiếu (Earning Per Share - EPS) Và được ...
-
Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Của Công Ty Chứng Khoán - Chi Tiết Tin