Hệ Số Beta Trong Chứng Khoán: Ý Nghĩa, Cách Tính Beta Của Cổ Phiếu

Khi đầu tư chứng khoán, bạn thường gặp thuật ngữ hệ số Beta nhưng không biết khái niệm và ý nghĩa của nó là gì. Vì vậy, trong bài viết này, ngân hàng số Timo by BVBank sẽ cung cấp các thông tin và giải đáp những thắc mắc về hệ số Beta trong chứng khoán, giúp các nhà đầu tư có thêm kiến thức hơn khi đầu tư. Xem ngay nhé!

Menu Xem nhanh 1. Hệ số Beta trong chứng khoán là gì? 2. Ý nghĩa của hệ số Beta 3. Cách tính hệ số Beta trong chứng khoán 4. Đầu tư tích lũy VinaCapital Gia tăng thu nhập cùng Timo by BVBank

Hệ số Beta trong chứng khoán là gì?

Chỉ số Beta (β) còn gọi là hệ số rủi ro. Đây được xem là công cụ tính toán mức độ rủi ro của một cổ phiếu hay toàn bộ danh mục của các nhà đầu tư. Chỉ số này thể hiện độ tương quan của biến động của danh mục hoặc cổ phiếu so với toàn bộ thị trường, bằng cách so sánh sự thay đổi về giá. 

Ở thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dựa vào sự thay đổi của thị trường (VN-Index) để phán đoán sự thay đổi trong cổ phiếu hoặc danh mục đầu tư thông qua hệ số Beta như sau: 

  • Nếu β = 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán bằng mức độ biến động của thị trường. Tức là chứng khoán tăng trưởng đều theo bước đi của thị trường.
  • Nếu β < 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán sẽ thấp hơn mức độ biến động của thị trường. Tức là chứng khoán có sự biến động ít hơn sự thay đổi của thị trường.
  • Nếu β > 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán cao hơn mức độ biến động của thị trường. Có nghĩa là cổ phiếu sẽ có khả năng sinh lời cao, đồng thời mức độ rủi ro cũng khá lớn. Ví dụ: Hệ số β của cổ phiếu B = 3 tức là khi thị trường tăng 10% thì cổ phiếu B sẽ tăng 30%. 
  • Chỉ số β = 0: Khi một cổ phiếu có chỉ số Beta = 0 thì sự thay đổi giá trị của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với thị trường. Nếu dấu của Beta là ( – ) thì cổ phiếu sẽ có sự biến động ngược chiều so với thị trường chứng khoán và ngược lại. 
Chỉ số beta (β) trong chứng khoán hay còn gọi là hệ số rủi ro
Chỉ số Beta (β) hay còn gọi là hệ số rủi ro (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa của hệ số Beta

Trong thị trường chứng khoán, hệ số Beta sẽ mang một số ý nghĩa sử dụng như sau:

  • Phân tích hệ số Beta sẽ giúp các nhà đầu tư xác định đúng các đối tượng cổ phiếu phù hợp với khẩu vị của bản thân.
  • Hệ số Beta là yếu tố quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM, giúp các nhà đầu tư định giá và phân tích cổ phiếu.
  • Khi biết được giá trị hệ số Beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được các mức độ biến động giá của cổ phiếu một doanh nghiệp so với mức độ biến động chung trên thị trường chứng khoán. Từ đó, đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
  • Hệ số Beta thể hiện được mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của cổ phiếu (tài sản riêng lẻ) so với sự biến động chung của thị trường. Hệ số Beta sẽ thay đổi khi nền kinh tế có sự thay đổi.
Ý nghĩa của hệ số beta là gì
Ý nghĩa của hệ số Beta (Nguồn: Internet)

Cách tính hệ số Beta trong chứng khoán

Nhà đầu tư có thể thực hiện tính hệ số Beta dựa trên công thức sau:

Beta = Covar (Ri, Rm)/Var (Rm)

Trong đó:

  • Ri: Tức là tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
  • Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường VN-Index.
  • Var (Rm): Phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán.
  • Covar (Ri, Rm): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ suất sinh lời của chứng khoán.

Tỷ suất sinh lời sẽ được tính theo công thức như sau:

R = (p1 – p0)/p0

Trong đó:

  • P1: Giá đóng cửa điều chỉnh của phiên đang xét.
  • P0: Giá đóng cửa điều chỉnh của phiên trước đó.

Tuy vậy, nhà đầu tư không cần tính toán vì đa số các trang website tài chính hoặc công ty chứng khoán như MBS, HSC, VND, Cophieu68.vn, CafeF, VietstockFinance,… đều cung cấp sẵn chỉ số Beta rồi. Nếu kết quả tính hệ số Beta giữa các trang rất khác nhau thường vì họ lấy các mốc thời gian tính khác nhau.

Công thức tính hệ số Beta đơn giản, nhanh chóng
Công thức tính hệ số Beta đơn giản, nhanh chóng (Nguồn: Internet)

Như vậy, với những thông tin trên, bạn đã có thể hiểu thêm về hệ số Beta trong chứng khoán là gì và cách tính nhanh chóng nhất. Ngoài hệ số Beta còn có các chỉ số khác quan trọng không kém mà các nhà đầu tư cần trang bị cho bản thân. Việc này giúp bạn phân tích và đưa ra các quyết định đúng đắn hơn khi đầu tư. 

Xem thêm:

  • Chỉ số P/E là gì?
  • Chỉ số P/S là gì?
  • Chỉ số EPS là gì?

Đối với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán, chưa có nhiều kinh nghiệm phân tích và đưa ra quyết định. Bạn có thể cân nhắc tham khảo các hình thức đầu tư Quỹ mở, với Quỹ mở VinaCapital, các giải pháp đầu tư đều được những chuyên gia kỳ cựu đề ra các kế hoạch đầu tư tiềm năng, an toàn.

Với 4 giải pháp đầu tư Quỹ mở VinaCapital tại app Timo by BVBank, bạn có thể mang về lợi nhuận ổn định và tăng trưởng theo từng năm. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng theo dõi quá trình đầu tư rõ ràng, minh bạch ngay trên app Timo by BVBank. 

Các Quỹ mở do VinaCapital quản lý đang có mặt trên ứng dụng Timo by BVBank gồm có:

  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF).
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh (VEOF).
  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ sáng (VIBF).
  • Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh (VFF).

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các Quỹ VinaCapital: 

Tại ngày 02-12-2021 Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%) Lợi nhuận 1 năm (%) Lợi nhuận trung bình 3 năm (%) Lợi nhuận trung bình 5 năm (%) Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013) 6,8 7,1 7,0 7,3 7,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019) 37,0 42,4 19,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014) 57,0 69,2 24,2 17,2 14,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017) 68,0 83,2 31,1 23,2
Nguồn: VinaCapital

Tải app Timo by BVBank Digital Bank ngay hôm nay để sinh lời an toàn cho số tiền nhàn rỗi của mình! 

Đầu tư tích lũy VinaCapital Gia tăng thu nhập cùng Timo by BVBank

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu. Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro. Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ. Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ. ĐẦU TƯ SỚM, LỢI ÍCH LỚN!

Từ khóa » Hệ Số Rủi Ro Của Cổ Phiếu