Betadine: Thành Phần, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả Nhất
Có thể bạn quan tâm
Betadine là một trong những loại thuốc sát trùng thông dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rõ về công dụng và cách dùng của những sản phẩm betadine đang có mặt trên thị trường. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về Betadine để có thể sử dụng hiệu quả nhất.
Mục lục
- I. Giới thiệu chung về Betadine
- 1. Dung dịch Betadine xanh lá súc miệng
- 2. Dung dịch Betadine xanh dương phụ khoa
- 3. Dung dịch Betadine vàng sát khuẩn
- 4. Thuốc mỡ bôi da Betadine
- II. Thành phần chính và công dụng
- 1. Thành phần chính
- 2. Cơ chế tác dụng
- 3. Công dụng
- III. Chỉ định của Betadine
- IV. Cách dùng, liều dùng Betadine
- 1. Dung dịch Betadine 10% sát khuẩn (màu vàng)
- 2. Dung dịch Betadine 1% súc miệng (màu xanh lá)
- 3. Dung dịch Betadine phụ khoa (màu xanh dương)
- 4. Thuốc mỡ Betadine bôi ngoài da
- V. Chống chỉ định và thận trọng của Betadine
- 1. Chống chỉ định
- 2. Thận trọng
- VI. Tác dụng phụ, tương tác và lưu ý khi dùng Betadine
- 1. Tác dụng phụ
- 2. Tương tác
- 3. Lưu ý khi dùng
- VII. Kết luận
I. Giới thiệu chung về Betadine
Betadine là nhãn hiệu được sản xuất tại công ty Mundipharma. Các dòng sản phẩm Betadine được phân biệt với nhau bằng màu sắc. Mỗi sản phẩm sẽ có thành phần và công dụng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả sản phẩm đều có điểm chung là có chứa Povidone iod với các nồng độ khác nhau. Đây là hoạt chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Hiện nay, có 4 sản phẩm đang được nhiều người dùng quan tâm, cụ thể là:
1. Dung dịch Betadine xanh lá súc miệng
Nước súc miệng Betadine có dung tích 125 ml được sử dụng để vệ sinh khoang miệng và điều trị các bệnh liên quan tới răng, miệng và họng.
Thành phần của nước súc miệng bao gồm Povidone iod 1%, glycerol, menthol, methyl salicylate, saccharin sodium, ethanol 96% và nước tinh khiết.
Tất cả các thành phần này đều hỗ trợ xử lý nhiễm khuẩn khoang miệng, viêm răng lợi, giúp hơi thở thơm mát,…
2. Dung dịch Betadine xanh dương phụ khoa
Dung dịch rửa phụ khoa Betadine Vaginal Douche có dung tích 125ml. Ngoài Povidone iod, dung dịch còn chứa fleuroma bouquet 477, nonoxynol, nước tinh khiết.
Dung dịch này thường được sử dụng để ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín, xử lý các trường hợp: khí hư, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… do nấm Candida, Trichomonas.
Bạn cần chú ý dung dịch này chỉ dành cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
3. Dung dịch Betadine vàng sát khuẩn
Thuốc Betadine Antiseptic Solution 10% là thuốc sát trùng vết thương thông dụng. Dung dịch được đóng gói với dung tích 30ml.
Thành phần gồm có: Povidone iod 10%, glycerol, nonoxynol 9, disodium hydrogen phosphate (anhydrous), citric acid (anhydrous), sodium hydroxide, potassium iodate, nước tinh khiết.
Có thể dùng thuốc Betadine vàng sát khuẩn trong các trường hợp: vết thương hở, vết bỏng, nấm da, herpes, chốc lở,… Ngoài ra, dung dịch còn dùng để sát khuẩn tay và dụng cụ trong phẫu thuật.
4. Thuốc mỡ bôi da Betadine
Thuốc mỡ Betadine Ointment có chứa Povidone iod 10% dùng để bôi các vết thương ngoài da phòng ngừa nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thuốc mỡ còn có macrogol 4000, macrogol 400, sodium bicarbonate, nước tinh khiết. Những thành phần này có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu vết thương, giúp vết thương mau lành hơn.
Thuốc mỡ bôi da được dùng sau khi vết thương đã được làm sạch và để khô. Bạn không được bôi thuốc lên vết thương ướt, còn đang chảy dịch vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
II. Thành phần chính và công dụng
1. Thành phần chính
Thuốc sát trùng Betadine có thành phần chính là Povidone iod. Đây là phức hợp giữa iod và polyvinylpyrrolidone (povidone). Povidone là một polyme có vai trò làm chất mang. Khi tiếp xúc với vết thương, iod được giải phóng từ từ. Vì vậy, thuốc có tác dụng kém hơn iod tự do nhưng thời gian tác dụng kéo dài và ít độc hơn. Nồng độ iod trong các chế phẩm Betadine khoảng từ 9 – 12%.
2. Cơ chế tác dụng
Iod là một chất sát trùng do có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm. Khi giải phóng ra khỏi phức hợp Povidone iod, các phân tử iod sẽ phản ứng với nhóm thiol (SH) hoặc nhóm hydroxyl (OH) của các acid amin trong enzym, protein trong vi khuẩn. Sự kết hợp này có thể oxy hóa các acid amin và protein khiến các chất này không còn hoạt động được nữa. Do đó, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt và không còn khả năng gây nhiễm trùng vết thương.
Khi tiếp xúc lâu với vết thương, iod có thể bị mất màu do hoạt chất này dễ bị oxy hóa trong không khí. Chính vì thế, dung dịch Betadine thường có thời gian tác dụng ngắn hơn các dung dịch sát khuẩn khác. Bạn có thể dựa vào màu sắc chế phẩm để nhận biết thời gian cần dùng lại.
3. Công dụng
Betadine là thuốc sát trùng có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus:
- Vi khuẩn: tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu (Streptococcus) thường có mặt trong hầu hết vết thương ngoài da.
- Nấm: bao gồm cả nấm men và nấm mốc. Đặc biệt, betadine nhạy cảm với trùng roi Trichomonas và nấm candida albicans gây bệnh đường âm đạo.
- Virus: virus herpes gây loét miệng, virus gây bệnh thủy đậu, zona,…
III. Chỉ định của Betadine
Nhờ hiệu quả sát trùng tốt mà betadine được chỉ định trong nhiều trường hợp:
- Sát trùng vết thương: Vết thương trầy xước da, vết loét, bỏng da, vết thương bị nhiễm trùng,…
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: sát trùng da trước mổ, ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, sát khuẩn dụng cụ phẫu thuật.
- Vệ sinh răng miệng: sử dụng làm nước súc miệng để xử lý nấm miệng, vết loét miệng
Súc miệng bằng betadine
- Phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa: viêm âm đạo, cổ tử cung.
- Vệ sinh các tổn thương da liễu: bệnh chốc, herpes, bệnh chàm (eczema), thủy đậu, tay chân miệng, tổn thương do viêm da cơ địa, hắc lào,…
IV. Cách dùng, liều dùng Betadine
Dung dịch Betadine là chất sát khuẩn chủ yếu dùng ngoài. Do đó, cách dùng và liều lượng phụ thuộc vào vùng tổn thương, tình trạng nhiễm khuẩn, dạng bào chế và nồng độ.
1. Dung dịch Betadine 10% sát khuẩn (màu vàng)
- Người lớn: sử dụng dung dịch không pha loãng để khử trùng tổn thương (vết thương, herpes simplex, zona,…). Ngày bôi 2 lần, có thể băng vết thương nếu cần thiết.
- Liều dùng cho trẻ em bằng với người lớn.
2. Dung dịch Betadine 1% súc miệng (màu xanh lá)
- Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: dùng dung dịch không pha loãng hoặc pha loãng 1 nửa với nước ẩm.
- Mỗi lần súc miệng khoảng 10ml, giữ tối thiểu 30 giây, không được nuốt.
- Có thể súc miệng 4 lần/ngày. Đợt điều trị kéo dài tới 14 ngày.
3. Dung dịch Betadine phụ khoa (màu xanh dương)
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: pha loãng 1 – 2 thìa với nước ấm để thụt rửa âm đạo.
- Ngày dùng một lần vào buổi sáng (kể cả ngày kinh nguyệt)
- Sử dụng trong vòng 14 ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Thuốc mỡ Betadine bôi ngoài da
- Bôi thuốc mỡ vào vùng da tổn thương đã rửa sạch và để khô hoàn toàn.
- Sử dụng 1 – 2 lần/ngày trong tối đa 14 ngày.
Nếu không thấy có tiến triển sau 2 – 5 ngày, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
V. Chống chỉ định và thận trọng của Betadine
1. Chống chỉ định
Thuốc sát trùng Betadine có nhiều lợi ích nhưng không được dùng cho các đối tượng sau:
- Mẫn cảm với iod hoặc đang điều trị iod phóng xạ.
- Người có bệnh rối loạn tuyến giáp (có bướu giáp nhân colloid, bướu giáp lưu hành và viêm tuyến giáp Hashimoto).
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là những trẻ đẻ thiếu tháng, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ có cân nặng dưới 1,5kg.
- Bệnh nhân bị viêm da dạng herpes mạn tính Duhring.
Không sử dụng betadine cho trẻ dưới 2 tuổi
2. Thận trọng
Dung dịch Betadine cần thận trọng khi dùng thường xuyên trên vết thương đối với người bệnh có tiền sử suy thận. Bên cạnh đó, với những bệnh nhân đang điều trị bằng lithi cũng nên cẩn trọng khi sử dụng.
VI. Tác dụng phụ, tương tác và lưu ý khi dùng Betadine
1. Tác dụng phụ
Chế phẩm Betadine có thể gây kích ứng tại chỗ. Tuy nhiên, mức độ kích ứng của Betadine ít hơn iod tự do. Tác dụng phụ toàn thân có thể xảy ra khi sử dụng dung dịch cho vết thương rộng và vết bỏng nặng.
Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm:
- Iod hấp thu mạnh ở vết thương rộng, bỏng nặng có thể gây nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri huyết và tổn thương thận.
- Đối với tuyến giáp: có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp, hoặc gây nhiễm độc giáp do dư thừa iod.
- Trên máu: gây giảm bạch cầu trung tính (ở những bệnh nhân bị bỏng nặng), nồng độ osmol trong máu bất thường.
- Trên thần kinh: gây co giật (khi điều trị kéo dài).
Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn như dị ứng, viêm da do iod, xuất huyết dưới da, viêm tuyến nước bọt (nước bọt có vị kim loại). Nếu dùng dung dịch súc miệng không may nuốt phải có thể gây tổn thương đường tiêu hóa với triệu chứng: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng,…
Độc tính toàn thân khi hấp thụ 1 lượng lớn iod vào vòng tuần hoàn gồm: sốc, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, suy thận. Nếu có bất kỳ dấu hiệu trên, bệnh nhân cần được đưa tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, iod có thể vào nước ối của mẹ gây suy giáp và bướu giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
2. Tương tác
Dung dịch Betadine khi sử dụng cùng với một số thuốc bôi ngoài da khác có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Một số thuốc sẽ gây tương tác với Betadine như:
- Chế phẩm điều trị vết thương có enzym, protein, collagen.
- Các loại dung dịch có tính kiềm và xà phòng.
- Thuốc bôi chứa Hg, Ag, taurolidine, peroxide (H2O2) và octenidine. Trường hợp tương tác với thủy ngân (Hg) có thể gây ăn da.
- Natri Thiosulfat, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao làm mất tác dụng của betadine.
- Có thể cản trở test thăm dò chức năng tuyến giáp.
3. Lưu ý khi dùng
Để hạn chế các tác dụng phụ của Betadine, bạn cần nắm rõ và thực hiện những lưu ý sau:
- Tránh để dung dịch tiếp xúc với mắt. Trong trường hợp có tiếp xúc trực tiếp, hãy rửa mắt bằng nước sạch nhiều lần và đến cơ sở y tế ngay lập tức.
- Bạn không nên dùng dung dịch Betadine trên vết thương rộng hoặc vết bỏng nặng trong thời gian dài.
- Để hạn chế hấp thu iod, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa lại vết thương hoặc súc miệng lại sau khi dùng.
- Betadine có thể làm mất màu đồ trang sức bằng vàng trắng. Do đó bạn không nên đeo chúng khi sử dụng dung dịch này.
- Trong quá trình xử lý vết thương, cần tránh sử dụng bia rượu, đồ ăn cay nóng. Những thực phẩm này có thể làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời khiến vết thương lâu khỏi.
Tránh sử dụng bia rượu khi gặp vết thương hở
Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu như: phát ban, sưng môi, cổ họng, khó nuốt, khó thở, buồn nôn, hãy tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
VII. Kết luận
Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc sát trùng Betadine. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để sử dụng cho hiệu quả và an toàn nhất. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm Betadine cũng như cách chăm sóc tổn thương da liễu, hãy gọi tới số Hotline 1900 9482 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp
Từ khóa » Cách Pha Betadine Vàng Rửa Phụ Khoa
-
Dung Dịch Sát Khuẩn Betadine: Sử Dụng đúng Cách Và Hiệu Quả
-
Dung Dịch Betadine Xanh Rửa Phụ Khoa: Tác Dụng - Cách Dùng
-
Betadine: Dung Dịch Sát Khuẩn Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Cần ...
-
Betadine Phụ Khoa - Betadine Xanh - Cách Dùng & Chống Chỉ định
-
Betadine Vàng - Povidone Iodine Sát Khuẩn Da Và Lưu ý Sử Dụng
-
Betadine 125ml Vàng ( Chai ) - Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Khoa
-
Thuốc Betadine: Công Dụng, Phân Loại, Giá Bán, Lưu ý Sử Dụng
-
Dung Dịch Betadine Vaginal Douche Vệ Sinh Phụ Khoa (chai 125ml)
-
Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Khoa Betadine Chai 125ml-Nhà Thuốc An ...
-
Betadine Vaginal Douche Rửa Phụ Khoa | Omi Pharma
-
Betadine Xanh Rửa Phụ Khoa Có Tốt Không? Điều Chị Em Nên Biết
-
Thuốc Sát Trùng Betadine: Công Dụng, Liều Dùng & Bảo Quản
-
BETADINE SÁT TRÙNG 125 ML - MyKiot
-
Cách Dùng Thuốc Sát Khuẩn Betadine (Povidone) An Toàn, Hiệu Quả