Cách Dùng Thuốc Sát Khuẩn Betadine (Povidone) An Toàn, Hiệu Quả

Betadine là thuốc gì? Có những loại nào?

Betadine là dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng trực tiếp trên da để giúp làm giảm các nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể tìm thấy Betadine ở dạng dung dịch sát khuẩn hoặc thuốc mỡ. Trong Betadine có thành phần chính là Povidone Iodine 1% được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Trên thị trường có 3 loại thuốc sát trùng Betadine được nhiều người sử dụng. Mỗi loại đều có chứa thành phần chính là Povidone iod nhưng có sự khác nhau về bao bì, màu sắc để người dùng có thể phân biệt. Cụ thể như sau:

  Betadine Gargle and Mouthwash Betadine Vaginal Douche Betadine Antiseptic Solution Betadine Ointment
Màu sắc bao bì Xanh lá Xanh ngọc Vàng Vàng
Dạng bào chế Dung dịch Dung dịch Dung dịch Mỡ
Nồng độ Povidon iod 1% 10% 10% 10%
Mục đích sử dụng Súc họng, súc miệng Sát trùng âm đạo Dung dịch sát khuẩn Mỡ sát khuẩn
Đối tượng sử dụng Người lớn và trẻ trên 6 tuổi Người lớn Người lớn và trẻ trên 2 tuổi  Người lớn và trẻ trên 2 tuổi

co-rat-nhieu-loai-betadine-voi-bao-bi-mau-sac-va-muc-dich-su-dung-khac-nhau.webp

Có rất nhiều loại Betadine với bao bì, màu sắc và mục đích sử dụng khác nhau

Betadine có tác dụng gì?

Betadine có tác dụng sát trùng với khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm. Sau khi bôi lên da, các phân tử iod sẽ được giải phóng ra khỏi phức hợp và oxy hóa các protein và acid amin của vi khuẩn, virus, nấm. Dẫn đến, các tác nhân gây nhiễm trùng sẽ bị diệt và các vết thương mau lành.

Vì vậy, thuốc Betadine được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Sát trùng tổn thương trên da: Vết trầy xước, vết bỏng,...
  • Dự phòng phẫu thuật: Sát trùng vị trí mổ, sát khuẩn dụng cụ mổ,...
  • Vệ sinh răng miệng: Tiêu diệt nấm miệng, loét miệng.
  • Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa.
  • Vệ sinh các tổn thương của bệnh ngoài da do virus: Chốc, herpes, eczema, thủy đậu, tay chân miệng,... 

Hướng dẫn cách dùng thuốc Betadine 

Betadine được dùng rộng rãi nhưng ít ai biết cách sử dụng đúng. Tùy từng loại thuốc mà có cách sử dụng khác nhau. 

Cách dùng và liều dùng của Betadine

Sử dụng Betadine cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Dưới đây là thông tin về cách dùng và liều dùng mà người bệnh có thể tham khảo.

Betadine xanh lá súc miệng: Có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng với tỷ lệ 1:2 nước. Thuốc được dùng để súc miệng với 20-30ml/lần, tương ứng với 1-2 nắp chai.

Betadine xanh ngọc phụ khoa: Được dùng để vệ sinh và thụt rửa phụ khoa.

  • Vệ sinh ngoài âm hộ: Pha loãng thuốc povidon iod với tỷ lệ 1 nắp chai với 500ml nước sạch.
  • Thụt rửa âm đạo: Chỉ sử dụng khi có sự đồng ý từ bác sĩ và nên được thực hiện bởi nhân viên y tế.

Betadine vàng sát khuẩn 

Betadine vào có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng tùy từng trường hợp và mục đích sử dụng.

  • Sử dụng để sát khuẩn vết thương ngoài da: Sử dụng bông tăm bôi lên xung quanh vùng da tổn thương 3-5cm. Một ngày có thể bôi nhiều lần.
  • Sử dụng để sát khuẩn, vệ sinh tay: Sử dụng 3ml dung dịch sát khuẩn và bôi trong 1 phút. 
  • Sử dụng để tiệt khuẩn da.
  • Da có ít tuyến bã nhờn: Bôi dung dịch sát khuẩn ít nhất trong 1 phút.
  • Da có nhiều tuyến bã nhờn: Bôi dung dịch sát khuẩn ít nhất trong 10 phút và luôn để cho da ẩm.

betadine-vang-duoc-dung-de-sat-khuan-ngoai-da.webp

Betadine vàng được dùng để sát khuẩn ngoài da

Xử trí khi quá liều Betadine

Khi sử dụng thuốc Betadine nhiều hơn liều đã quy định, người dùng có thể gặp một số biểu hiện sau: 

  • Đau bụng.
  • Bí tiểu.
  • Xẹp tuần hoàn.
  • Phù thanh quản dẫn tới khó thở, phù phổi và bất thường chuyển hóa.

Khi phát hiện dùng quá liều hoặc gặp những phản ứng trên, người bệnh cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và giải độc. Cách xử trí ở đây chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ giải độc.

Tác dụng phụ của thuốc Betadine có thể gặp

Betadine tuy rất quen thuộc và dễ dàng sử dụng nhưng trong một vài trường hợp, thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như:

  • Ít gặp: Hạ huyết áp, khó thở.
  • Hiếm gặp tình trạng kích ứng da: Ban đỏ, ngứa, bỏng rộp,...

Cá biệt, 1 vài người dùng có tiền sử bệnh lý tuyến giáp có thể gặp một số phản ứng như: Mạch nhanh, suy giáp khi dùng Betadine kéo dài. Thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ nào kể trên hoặc bất kỳ phản ứng bất thường nào để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc Betadine

Người dùng khi sử dụng thuốc Betadine (Povidone) cần lưu ý chỉ sử dụng tại chỗ và tuyệt đối không tra vào mắt. Ngoài ra, người dùng cần lưu ý thêm những thông tin sau đây:

Tương tác với các thuốc khác của Betadine

Thuốc Betadine (Povidone) có khả năng phản ứng với thuốc chứa thành phần protein hoặc hợp chất hữu cơ chưa bão hòa khác, dẫn đến giảm tác dụng của povidon iod.

Sử dụng đồng thời với các chế phẩm chứa enzyme, hydrogen peroxide, bạc, taurolidine làm giảm tác dụng của cả hai chế phẩm.

Betadine (Povidone) có thể ảnh hưởng đến kết quả của tuyến giáp, gây khó khăn và ảnh hưởng tới điều trị tuyến giáp bằng iod.

Ngoài ra, thuốc có thể làm sai kết quảxét nghiệm máu, nước tiểu hoặc phân.

Vì thế, người dùng cần thông báo với bác sĩ, dược sĩ những thuốc đang sử dụng để được tư vấn và phòng tránh xảy ra tương tác.

thong-bao-tat-ca-thuoc-ban-dang-dung-cho-bac-su-de-duoc-tu-van.webp

Thông báo tất cả thuốc bạn đang dùng cho bác sĩ để được tư vấn

Đối tượng nào không được sử dụng Betadine

Những đối tượng sau tuyệt đối không được sử dụng thuốc Betadine (Povidone):

  • Người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Người mắc các bệnh lý tuyến giáp rõ ràng.
  • Người bệnh mắc chứng tăng cường chức năng tuyến giáp.
  • Người bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp chuẩn bị điều trị bằng iod phóng xạ.
  • Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh có trọng lượng nhỏ hơn 1.5kg.

Sử dụng Betadine cho phụ nữ có thai và cho con bú

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú cần tránh dùng thuốc Betadine (Povidone) và chỉ sử dụng khi có sự đồng ý, theo dõi sát sao từ bác sĩ và bắt đầu từ liều nhỏ nhất có tác dụng. Bởi vì, khi sử dụng thuốc Betadine, iod có khả năng ngấm vào nhau thai và sữa mẹ. Dẫn tới thai nhi và trẻ sơ sinh có khả năng bị thiểu năng tuyến giáp, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Lời khuyên của dược sĩ về thuốc Betadine

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao trong sử dụng thuốc Betadine, người dùng cần lưu ý một số vấn đề về hạn dùng, bảo quản,... Sau đây là một số lời khuyên từ dược sĩ đại học:

Hạn dùng và bảo quản thuốc Betadine 

Betadine (Povidone) có hạn sử dụng theo nhà sản xuất là 60 tháng. Tuy nhiên, sau khi mở nắp, bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng để đạt hiệu quả tối ưu nhất và tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra.

Thuốc Betadine (Povidone) cần được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Tránh xa tầm tay và đảm bảo trẻ không uống thuốc.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị

Bên cạnh việc sử dụng Betadine, người dùng có thể lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược, hoạt chất hỗ trợ tốt cho hiệu quả điều trị và giảm thiểu thời gian phụ thuộc vào thuốc. Những thảo dược và hoạt chất có thể tham khảo bao gồm: nano bạc, chitosan, cao neem (dịch chiết sầu đâu),... Đặc biệt, nano bạc đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh về khả năng tác động lên vi khuẩn, virus gây bệnh, giúp sát khuẩn mạnh mẽ mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

>>> XEM THÊM:Nano bạc - Giải pháp mới cho bệnh ngoài da do nhiễm virus

nano-bac-tac-dong-manh-me-len-virus-vi-khuan-gay-benh.webp

Nano bạc tác động mạnh mẽ lên virus, vi khuẩn gây bệnh

Thuốc Betadine (Povidone) với tác dụng sát khuẩn tại chỗ, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy phổ biến nhưng không có nghĩa là an toàn, người dùng cần nắm những thông tin cần thiết về thuốc Betadine để sử dụng đúng và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên lạc tới số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn và giải đáp.

Tài liệu tham khảo

https://drugbank.vn/thuoc/Betadine-vaginal-douche&VN-22442-19

https://drugbank.vn/thuoc/Povidone-Iodine-10&VD-32971-19

https://www.medicines.org.uk/emc/product/3018/smpc

Từ khóa » Cách Pha Betadine Vàng Rửa Phụ Khoa