Bị Bệnh Gút Có Dùng Cao Hổ Cốt được Không? Chuyên Gia Giải đáp
Có thể bạn quan tâm
Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm, tìm hiểu. Vậy đáp án cụ thể cho câu hỏi này là gì? Chi tiết sẽ có trong nội dung dưới đây!
5/5 - (105 bình chọn)Câu hỏi của độc giả:
“Tôi mắc bệnh gút hơn 2 năm nay, các khớp ngón chân đau buốt rất khó chịu, nhất là khi thay đổi thời tiết. Dạo vừa rồi, tôi được người bạn tặng cho ít cao hổ cốt, nói là rất tốt cho xương khớp cũng như bệnh gút. Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn liệu người bệnh gút có uống được cao hổ cốt không? Mong nhận được sự giải đáp!” (Hoàng Hải – Quảng Bình).
Sau đây là một vài chia sẻ đến từ Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng để giải đáp cho câu hỏi của độc giả Hoàng Hải cũng như những băn khoăn của các độc giả khác.
- 1. Tổng quan về cao hổ cốt
- 1.1. Cao hổ cốt là gì?
- 1.2. Tác dụng
- 2. Người bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?
- 2.1. Y học hiện đại
- 2.2. Theo y học cổ truyền
- 3. Cẩn trọng khi dùng cao hổ cốt
- 3.1. Tìm mua cao hổ cốt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- 3.2. Dùng với liều lượng vừa phải
- 3.2. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
- 4. Cách phòng ngừa các đợt gút tái phát
1. Tổng quan về cao hổ cốt
Trước khi tìm hiểu bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không? Chúng ta cần nắm được một số thông tin về loại cao này như sau:
1.1. Cao hổ cốt là gì?
Cao hổ cốt là loại cao được nấu và cô đặc từ bộ xương của hổ. Chính vì vậy chúng thuộc mặt hàng đắt đỏ và được chế biến qua nhiều công đoạn phức tạp. Từ cổ xưa, cao hổ đã được mệnh danh là thần dược phương Đông, thuộc nhóm mặt hàng siêu phẩm.
Điểm đặc biệt của loại cao này là được nấu từ 100% xương hổ, chứ không pha lẫn da thịt như một số loại cao của động vật khác. Mỗi lần nấu phải cần đến 5 bộ xương hổ, trải qua nhiều công đoạn công phu từ làm sạch đến tẩm sao rồi cô đặc mới ra được loại cao hổ tốt nhất.
1.2. Tác dụng
Trong thành phần của cao hổ cốt có chứa collagen, calcium carbonat, magiesium phosphat, mỡ, canxi phosphate,… có vị mặn, tính ấm, quy vào kinh can thận. Từ xa xưa, loại cao này được cho là có khả năng phòng hàn, bồi dưỡng gân cốt. Chính vì vậy, rất nhiều người tin rằng, có thể trị các chứng tê thấp, đau nhức xương, viêm khớp, gút từ cao hổ cốt.
2. Người bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?
Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu tác dụng của cao hổ cốt với bệnh gout trong Y học cổ truyền và y học hiện đại.
2.1. Y học hiện đại
Y học hiện đại khi phân tích thành phần xương hổ đã cho thấy có các hoạt chất như:
- Calcium phosphate
- Calcium carbonate
- Collagen
- Magiesium
- Phosphate
- Mỡ….
Về cơ bản, đây là những thành phần giống với các loại cao xương động vật khác. Do đó, nếu xét về thành phần, cao xương hổ không có tác dụng gì đối với các vấn đề của bệnh gút. Người ta chưa tìm thấy thành phần nào có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của nhân purin hay hỗ trợ đào thải axit uric máu cũng như hòa tan các tinh thể urat tại khớp.
Điều này đồng nghĩa với việc, Y học hiện đại chưa có bất cứ khẳng định nào về thông tin cao xương hổ có thể chữa bệnh gút.
2.2. Theo y học cổ truyền
Đối với Y học cổ truyền, cao hổ cốt là vị thuốc cổ điển, có giá trị chữa bệnh đau nhức gân xương, tê thấp, chân tay co quắp, thoái hóa cột sống. Trong “Nam dược thần diệu” (Tuệ Tĩnh) cũng đã ghi chép về việc dùng cao xương hổ cho các trường hợp sau đây:
- Chữa lưng, chân tê liệt, co rút đau đớn
- Chữa cước khí
- Chữa đau nhức khớp xương
- Trừ phong hàn
Như vậy, đối với Y học cổ truyền, việc cao hổ cốt có thể được dùng làm thuốc là có cơ sở. Đặc biệt là tác dụng hỗ trợ chữa trị các vấn đề về đau nhức xương khớp.
Tuy nhiên, về tác dụng trực tiếp chữa bệnh gút bằng cao hổ cốt thì vẫn cho có dữ liệu nào khẳng định. Mặc dù cũng là một vấn đề thuộc về bệnh xương khớp, nhưng bản chất của điều trị bệnh gút không chỉ dừng lại ở việc giảm đau mà cần đi sâu vào việc giảm nồng độ axit uric trong máu, giúp giảm tình trạng kết tủa urat tại khớp.
Vì thế, nếu cần điều trị tích cực bệnh gút, bạn nên tìm hiểu thêm và áp dụng các biện pháp khác hiệu quả hơn thay vì chỉ dùng cao hổ cốt.
3. Cẩn trọng khi dùng cao hổ cốt
Do có giá trị cao về mặt y học theo y học cổ truyền nên nhiều người vẫn lựa chọn cao hổ cốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, chúng ta nên thận trọng trong việc tìm mua cao hổ và chú ý một số vấn đề sau:
3.1. Tìm mua cao hổ cốt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Thực tế, hổ đã được đưa vào Sách Đỏ của nhiều nước trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì thế, nhiều quốc gia đã áp dụng lệnh cấm săn bắt hổ. Đó là lý do giải thích vì sao rất khó để mua được cao hổ cốt chính hiệu. Nếu có thì đó là cao hổ bán trái phép, số còn lại đều là cao giả, hoặc cao pha trộn.
Nếu dùng phải cao hổ giả mà thành phần nấu cao không đảm bảo có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người bệnh.
3.2. Dùng với liều lượng vừa phải
Loại cao này thường được dùng bằng cách ngâm rượu để uống cũng như bảo quản được lâu dài. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thái thành miếng nhỏ, ngậm trong miệng đến khi tan. Liều lượng khuyến nghị là 6-12g/ngày. Sử dụng trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
Trước khi sử dụng cao hổ cốt, bệnh nhân gút cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thông báo tiền sử bệnh cũng như những loại thuốc đang dùng. Trong có trình sử dụng, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đưa ra được cho bạn những giải pháp thăm khám và kê toa một cách khoa học. Từ đó hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh gout.
Dù dùng cao hổ với bất cứ mục đích nào cũng nên thận trọng. Riêng với bệnh nhân gút, việc dùng cao hổ chữa bệnh là điều chưa được khẳng định về tính hiệu quả nên bạn cần cân nhắc.
4. Cách phòng ngừa các đợt gút tái phát
Gout là bệnh dễ tái phát, do đó người bệnh cần có kế hoạch kiểm soát bệnh bằng cách:
- Tránh tự ý điều trị bằng các phương pháp chưa được y học kiểm định.
- Thường xuyên thăm khám, kiểm tra nồng động axit uric. Từ đó biết được tình trạng bệnh cũng như vấn đề sức khoẻ của bản thân.
- Kiểm soát tình trạng các bệnh lý như suy thận, bệnh lý chuyển hoá,… để phòng ngừa các đợt gút thứ phát.
- Hạn chế bê vác, làm việc nặng nhọc gây áp lực lên các khớp xương.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp độc giả Hoàng Hải cũng như các quý độc giả khác giải đáp được thắc mắc: Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không? Mọi câu hỏi cần được tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ 0865 344 349 hoặc để được giải đáp nhanh nhất.
TIN LIÊN QUAN:
- Lá vối chữa bệnh gút (gout) có tốt không? Hiệu quả như thế nào?
- Bệnh (gout) gút có nên ăn thịt vịt? Chuyên gia giải đáp
- Bệnh gút có ăn được mì tôm không? – đáp án chính xác
Từ khóa » Cách Làm Mềm Cao Hổ Cốt
-
Cao Hổ Cốt | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Những Lưu ý Khi Dùng Cao Hổ Cốt - Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc
-
Cách Bảo Quản Cao Hổ Cốt Trong Tủ Lạnh
-
Cao Hổ Cốt: Thần Dược Quý Báu Cho Sức Khỏe Từ Loài Hổ
-
Cách Sử Dụng Cao Hổ Cốt Tốt Nhất - Wiki Phununet
-
Cách Phân Biệt Cao Hổ Cốt Thật Giả - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cách Ngâm Cách Sử Dụng Và Tác Dụng Của Cao Hổ Ngâm Rượu
-
Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Và Sử Dụng Cao Hổ Cốt Tốt Nhất
-
Cao Hổ Cốt Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Quan Trọng - WikiOhana
-
Truyền Kỳ Về Cao Hổ Cốt (Phần III) - Công An Nhân Dân
-
CAO HỔ CỐT +8 Mẹo Chữa Bệnh Y HỌC CỔ TRUYỀN - Thuốc Hay
-
Cách Nấu Cao Hổ Cốt, Công Dụng, Cách Dùng Và Phân Biệt Thật Giả
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Cao Hổ Cốt Hoàng Gia Thái Lan đúng Cách!
-
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Cao Hổ Cốt