Bị Bỏng Nặng Do Xi Măng ướt, Chuyện Hy Hữu Nhưng Không Nên Chủ ...

Xi măng ướt là một hỗn hợp vật liệu có tính kiềm cao, có thể gây bỏng hóa chất nghiêm trọng.

Bỏng là một tình trạng phổ biến thường phải đến cấp cứu nếu nghiêm trọng, đa số là do bỏng nhiệt. Phương pháp điều trị bỏng nhiệt và bỏng hóa chất rất khác nhau, và cần nhận biết nhanh chóng khi bị bỏng hóa chất. Một loại bỏng hóa chất thường không được nhận biết kịp thời và bị đánh giá thấp là vết bỏng do kiềm từ xi măng ướt gây ra, mà câu chuyện hy hữu dưới đây là một ví dụ.

Một cậu bé 7 tuổi vô tình bị xi măng ướt đổ khắp đầu và thân khiến cậu bé đã phải nhập viện cấp cứu, sau khi hỗn hợp xi măng làm bỏng da, theo một báo cáo mới. Cụ thể, một thành viên trong gia đình đã trộn và vô tình làm đổ xi măng trên cao khi cậu bé đang chơi bên dưới ngay thùng xi măng chứa vật liệu ướt.

Bị bỏng nặng do xi măng ướt, chuyện hy hữu nhưng không nên chủ quan - xi mang
Ảnh: @Pixabay.

Sau vụ tai nạn, một lúc sau cậu bé bị đau rát, và da đỏ ửng lên. Cậu được đưa đến một cơ sở chăm sóc sức khỏe, Ở đây, nhân viên y tế rửa da khử độc cho cậu bé bằng một chất hữu cơ gọi là polyethylene glycol. Sau đó, cậu bé được chuyển đến Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee để đánh giá xem liệu vết bỏng có cần điều trị thêm hay không.

Tại đây, các bác sĩ ghi nhận cậu bé bị bỏng bề ngoài, thêm bỏng cấp độ một trên đầu, cổ và thân mình, theo thông tin từ Đại học Vanderbilt. Họ cũng thấy rằng, hỗn hợp xi măng vẫn chưa được rửa sạch hoàn toàn, các hạt có thể nhìn thấy vẫn còn bám trên da và tóc của cậu bé.

Đại diện Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt khẳng định, tuyệt đối không bao giờ được để xi măng ướt trên da quá lâu vì các hóa chất có thể gây bỏng hóa chất nghiêm trọng. Đó là bởi vì xi măng được tạo thành phần lớn từ hợp chất oxit canxi, và khi trộn với nước, nó sẽ trở nên có tính bazơ cao hoặc có tính kiềm cao, có nghĩa là nó có độ pH cao. Độ pH của một chất được đo trên thang từ 0 đến 14 – chất có độ pH thấp thì có tính axit, trong khi chất có độ pH cao thì có tính kiềm. Các tác giả cho biết xi măng ướt có thể có độ pH cao tới 14.

Tiếp xúc với xi măng ướt không gây bỏng hóa học ngay lập tức, nhưng nếu ai đó tiếp xúc lâu với vật liệu (ví dụ, nếu họ lội quá lâu trong xi măng vì một lý do nào đó), hoặc vật liệu bám trên da trong một thời gian dài đều có thể gây bỏng. Các tác giả cho biết thời gian trung bình từ khi tiếp xúc với xi măng ướt đến khi có dấu hiệu bỏng là sáu giờ. Vì thời gian phản ứng chậm trễ này, nhiều người có thể không nhận ra rằng, xi măng nung nấu ngầm có thể gây ra vết bỏng cho họ.

Các chuyên gia thuộc Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt cho biết, trường hợp bỏng xi măng ướt hiếm khi gặp ở trẻ em, vì người lớn thường làm việc với vật liệu này. Sự cố khiến trường hợp này trở thành duy nhất tính tới thời điểm hiện tại.

Bị bỏng nặng do xi măng ướt, chuyện hy hữu nhưng không nên chủ quan - xi mang 1
Ảnh: @Pixabay.

Thực tế, nhiều người điều trị bằng cách rửa da bằng nhiều nước để loại bỏ xi măng ướt. Các bác sĩ đôi khi sử dụng các dung dịch khác, bao gồm polyethylene glycol để rửa da, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đây là những giải pháp thay thế tốt hơn. Nếu vết bỏng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật.

Trong trường hợp hiện tại, cậu bé không cần điều trị thêm do đã được khử nhiễm bỏng đủ sớm thế nên không cần can thiệp phẫu thuật.

Một tác dụng phổ biến nhất của xi măng đó là gây dị ứng da. Bởi người làm việc với xi măng có nguy cơ cao phát triển các vấn đề về da, từ nhẹ đến nặng và mãn tính. Về bản chất, đây là một dạng viêm da tiếp xúc do chất gây dị ứng, cụ thể là muối crom có trong xi măng. Dị ứng xi măng thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều với xi măng như đầu ngón tay, bàn tay, mu bàn chân, bàn chân, lòng bàn chân, đầu gối… Các triệu chứng dị ứng xi măng có thể chia theo nhiều cấp độ:

• Cấp độ 1 – viêm cấp: Nổi sẩn trên da, xuất hiện mụn nước kèm theo ngứa liên tục trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Vùng da tiếp xúc với xi măng trở nên dày hơn.

• Cấp độ 2 – viêm bán cấp: Da đỏ, có vảy. Sau khi vảy bong sẽ tạo thành từng mảng nhỏ, làm lộ lớp da nhẵn. Sau đó, da tiếp tục được phủ một lớp mới màu nâu và tự bong ra sau vài ngày.

• Cấp độ 3 – viêm mãn tính bội nhiễm: Làn da trở nên khô, nổi vảy sần sùi. Da người bệnh dễ bong tróc, bị nứt nẻ, thậm chí chảy máu. Nếu bề mặt da lở loét kèm theo nước vàng hoặc mủ, thì đây chính là dấu hiệu bội nhiễm nguy hiểm.

Bên cạnh các phản ứng trên da, tiếp xúc trực tiếp với xi măng ướt thường xuyên trong thời gian dài mà không được bảo vệ đúng cách có thể làm tăng nguy cơ kích ứng niêm mạc mũi, họng. Điều này gây khó thở, ngạt thở, tăng nguy cơ mắc hen suyễn và một số bệnh đường hô hấp.

Từ khóa » Bỏng Xi Măng