Dị ứng Xi Măng: Căn Bệnh Thường Gặp ở Các Công Nhân Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Dị ứng xi măng là một dạng dị ứng khá hiếm gặp, tuy nhiên lại có thể gây ra những biến chứng khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện chính xác tình trạng dị ứng xi măng và biết cách khắc phục hiệu quả, an toàn.
Dị ứng xi măng là gì?
Xi măng là một loại vật liệu xây dựng có tính chất kết dính, được dùng làm vật liệu xây dựng. Khi tiếp xúc với nước, chúng sẽ hình thành phản ứng thủy hóa, tạo thành hồ xi măng. Chính vì tính chất kết dính trên, xi măng được dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu đường…
Các trường hợp dị ứng xi măng (còn được gọi là viêm da tiếp xúc với xi măng) đầu tiên được xuất hiện vào năm 1908, 1925 – thời điểm xây dựng hệ thống tàu địa ngầm ở London và Paris. Về sau, triệu chứng dị ứng xi măng ngày càng phổ biến hơn ở những nước có ngành công nghiệp xi măng phát triển.
Dị ứng xi măng là một dạng viêm da tiếp xúc xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với xi măng trong thời gian dài (3 tháng – 1 năm). Yếu tố gây dị ứng chủ yếu là Crom hóa trị 6 có trong xi măng.
Hầu hết những người bị dị ứng xi măng là công nhân thuộc nhóm ngành xây dựng, rải đều các quốc gia trên thế giới: Phần Lan (6.8%), Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch (15,5%)… Tại Việt Nam, tỉ lệ người thuộc nhóm ngành xây dựng cũng rất cao (khoảng 53.69%), trong đó tỉ lệ người bị dị ứng xi măng lên đến 31.28%.
Cơ chế dị ứng xi măng
Khi da tiếp xúc với hợp chất crom hóa trị VI có trong hỗn hợp xi măng và nước trong một thời gian dài, hệ miễn dịch sẽ dần hình thành các kháng thể chống lại hóa chất trên, gây phản ứng quá mẫn như: ngứa, nổi mẩn, dị ứng,..
Các phản ứng quá mẫn thường xuất hiện muộn do các tế bào lympho (tế bào miễn dịch) đặc hiệu lưu thông đầy đủ qua tuần hoàn, máu và bạch huyết. Điều này lý giải tại sao dị ứng chỉ xuất hiện chủ yếu ở đối tượng công nhân xây dựng mà không phải là người thỉnh thoảng mới tiếp xúc với xi măng.
Dị ứng xi măng là tình trạng da bị viêm do tiếp xúc với xi măng trong một thời gian dài, bệnh có thể tự khỏi nếu như ngưng tiếp xúc với chúng.
Triệu chứng dị ứng xi măng
Người bị dị ứng xi măng sẽ xuất hiện những triệu chứng từ nhẹ như: ngứa da, khô da, da bong tróc, nổi sẩn đỏ rạn nứt, sừng hóa cho đến lở loét bội nhiễm nghiêm trọng. Quá trình dị ứng – viêm da do xi măng diễn ra theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (viêm cấp): Da nổi sẩn, mụn nước kèm theo triệu chứng ngứa trong vòng vài tuần hoặc nhiều tháng liền. Da trở nên dày hơn.
Giai đoạn 2 (viêm bán cấp): Da xuất tiết trên nền đỏ, có vảy. Sau một thời gian, vảy bong ra thành từng mảng nhỏ, để lộ lớp da nhẵn. Sau đó, da lại tiếp tục được phủ một lớp xuất tiết mới màu nâu, tự bong ra sau vài ngày.
Giai đoạn 3 (viêm mạn tính bội nhiễm): Da khô, vảy nổi sần sùi và bong tróc, da nứt nẻ, chảy máu. Nếu như quan sát bề mặt da khu vực bị lở loét thấy có nước vàng hoặc nước mủ thì đây chính là dấu hiệu của bội nhiễm.
Dị ứng xi măng thường xuất hiện ở các vị trí như đầu ngón tay, mu bàn tay, chân, lòng bàn chân, đầu gối. Dị ứng xi măng có thể bùng phát khi bạn tiếp xúc với xi măng và thuyên giảm khi ngừng tiếp xúc.
Ngoài phản ứng trên da, tiếp xúc với xi măng thường xuyên mà không có đồ bảo hộ có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, họng gây ngạt thở, khó thở, tăng nguy cô mắc bệnh hen suyễn.
Chà nhám, mài, hoặc cắt bê tông cũng có thể làm giải phóng một lượng lớn bụi có chứa hàm lượng silica tinh thể cao. Phơi nhiễm kéo dài hoặc lặp đi lặp lại có thể dẫn đến một bệnh gọi là bụi phổi silic. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa phơi nhiễm silica tinh thể và ung thư phổi.
Ai có nguy cơ bị dị ứng xi măng?
Những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với bê tông, vữa, thạch cao… trong thời gian dài có nguy cơ bị dị ứng xi măng. Những người có công việc liên quan đến việc dùng xi măng như thợ xây, thợ mộc, người vận chuyển, thợ trát, thợ lát gạch, người lái xe tải bê tông trộn sẵn, những người liên quan đến việc đổ xi măng đều có nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị dị ứng xi măng như thế nào?
Dị ứng xi măng có thể không bùng phát nếu bạn không tiếp xúc với chúng. Tuy nhiên, vì đặc thù nghề nghiệp nên điều trên dường như là bất khả thi cho nhiều đối tượng công nhân xây dựng, công nhân nhà máy xi măng. Do đó, mục tiêu điều trị tập trung vào việc giảm triệu chứng tiêu cực lên da như ngứa, lở loét.
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị dị ứng xi măng đó là:
1. Tiêm K – cort (Triamcinolon, Sivkort, Kafencort)
Thuốc có công dụng giảm ngứa, tuy nhiên hiệu quả dùng thuốc giảm dần đều so với những lần dùng thuốc trước đó. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như bội nhiễm, teo cơ…
2. Thuốc uống
Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc kháng histamin để giảm các phản ứng dị ứng trên cơ thể. Một số thuốc thuộc nhóm trên được dùng phổ biến như KetofHEXAL. Trong 3 ngày đầu, dùng mỗi ngày một viện, những ngày sau dùng 2 viên, uống liên tục trong vòng 1 – 2 tháng.
3. Thuốc bôi da
Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc làm bạt sừng, thuốc kháng nấm, kháng sinh, các loại kem dưỡng da. Lưu ý chỉ được phép bôi thuốc lên da khi đã vệ sinh da sạch sẽ.
Cách phòng tránh dị ứng xi măng
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề về da liên quan đến xi măng là giảm thiểu tiếp xúc da với xi măng và áp dụng những biện pháp bảo hộ lao động.
1. Mặc đồ bảo hộ lao động
- Mang ủng cao, găng tay chống kiềm, mặc quần yếm có áo dài tay và quần dài, bỏ quần bên trong ủng và dán keo lại để tránh vữa rơi vào bên trong.
- Đeo kính râm hoặc kính bảo hộ để tránh bụi bay vào mắt khi tiếp xúc với bụi xi măng.
- Làm sạch găng tay sau khi sử dụng. Đặt găng tay sạch và khô vào túi bảo quản bằng nhựa và bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát.
2. Vệ sinh sau lao động
- Rửa sạch tay, chân bằng xà phòng trung tính hoặc có độ PH thấp ngay sau khi làm việc với xi măng.
- Thay quần áo bị ướt sau khi tiếp xúc với xi măng.
- Không nên dùng mỗi kem bảo vệ vì những sản phẩm này không hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực của xi măng.
3. Thận trọng khi lao động
- Khi quỳ trên xi măng ướt, sử dụng đầu gối không thấm nước hoặc đầu gối khô để ngăn đầu gối tiếp xúc với xi măng.
4. Áp dụng biện pháp chăm sóc da
- Dùng dung dịch axit nhẹ như giấm pha loãng để trung hòa dư lượng xút của xi măng trên da.
- Không sử dụng lanolin, thạch dầu mỏ hoặc các sản phẩm làm mềm da khác vì những chất này có thể làm tăng khả năng hấp thụ các chất gây kích ứng da. Các sản phẩm làm mềm da cũng không nên được sử dụng để điều trị bỏng xi măng.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề dị ứng xi măng – một hiện tượng phổ biến ở đối tượng công nhân xây dựng. Để có thể tiếp tục thực hiện công việc mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe, điều quan trọng nhất là bạn cần trang bị cho bản thân đồ bảo hộ và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Các loại thuốc chống dị ứng phổ biến và lưu ý khi dùng
- Dị ứng mạt bụi là gì? Làm thế nào để điều trị?
Từ khóa » Bỏng Xi Măng
-
Bỏng Da Do Xi Măng: Tại Sao Lại Thế Và Xử Lý Cách Nào? - BlogAnChoi
-
Bị Bỏng Nặng Do Xi Măng ướt, Chuyện Hy Hữu Nhưng Không Nên Chủ ...
-
Tại Sao để Xi Măng Trên Da Quá Lâu Có Thể Gây Bỏng? - Dân Trí
-
Dị ứng Xi Măng Có Nguy Hiểm Không, điều Trị Như Thế Nào?
-
Bị Vữa Xi Măng đổ Lên Người, Cậu Bé Phải Nhập Viện Chữa Bỏng
-
Cách Trị Dị ứng Xi Măng Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả Cao
-
Bỏng Da Do Xi Măng: Tại Sao Lại Thế Và Xử Lý Cách Nào? | Serumi
-
Dị Ứng Xi Măng: Dấu Hiệu Nhận Biết, Xử Lý Và Phòng Ngừa
-
Bỏng - Chấn Thương; Ngộ độc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bé Trai 7 Tuổi Bỏng Vì… Vữa Xi Măng | Báo Giáo Dục Và Thời đại Online
-
Bé Trai 7 Tuổi Nhập Viện Vì Xi Măng Bắn Lên Người - SOHA
-
Bỏng Do Xi Măng - SOHA
-
Bỏng Mắt Do Hóa Chất Và Những Lưu ý Cần Nhớ