Bị Bỏng Nước Sôi Sơ Cứu Như Thế Nào? | TCI Hospital Câu Hỏi Số ...

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Chuyên mục khác » Bị bỏng nước sôi sơ cứu như thế nào?

Danh mục
  • Bảo hiểm y tế
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Chuyên mục khác
  • Cơ xương khớp
  • Dinh dưỡng
  • Gan mật
  • Khám sức khỏe
  • Khám sức khỏe doanh nghiệp
  • Mắt
  • Nhi khoa
  • Nội thần kinh
  • Nội tiết
  • Răng - Hàm - Mặt
  • Sản - Phụ khoa
  • Tai - Mũi - Họng
  • Tầm soát ung thư
  • Tiêm chủng - Vắc xin
  • Tiết niệu
  • Tiêu hóa
  • Tim mạch
  • Ung thư
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • Xét nghiệm
Tất cảBảo hiểm y tếChẩn đoán hình ảnhChuyên mục khácCơ xương khớpDinh dưỡngGan mậtKhám sức khỏeKhám sức khỏe doanh nghiệpMắtNhi khoaNội thần kinhNội tiếtRăng - Hàm - MặtSản - Phụ khoaTai - Mũi - HọngTầm soát ung thưTiêm chủng - Vắc xinTiết niệuTiêu hóaTim mạchUng thưVô sinh - Hiếm muộnXét nghiệm Trịnh Diệp Chi Chuyên mục khác Đã hỏi: Ngày 05/02/2021Bị bỏng nước sôi sơ cứu như thế nào?

Chào bác sĩ, bác sĩ hướng dẫn cho cháu cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi với ạ? Khi xử lý vết bỏng cần chú ý những gì ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ.

0 bình luận 2.187 lượt xem Bác sĩ CKII Trần Thị Minh Hằng Đã trả lời: Ngày 05/02/2021 Chuyên mục khác

Đối với trường hợp bỏng nước sôi, bạn cần tiến hành sơ cứu như sau:

– Bước 1: Nhanh chóng dùng nước thường và sạch để giảm nhiệt vùng bỏng. Đặt vùng bỏng dươi vòi nước chảy trong khoảng 15 – 20 phút. Việc này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng, tránh các viêm nhiễm.

– Bước 2: Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giày dép, trang sức, quần áo ở vùng bị bỏng trước khi vết thương sưng nề.

– Bước 3: Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh để vết bỏng tiếp xúc với bụi bẩn.

– Bước 4: Nết vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà, da vùng bỏng có thể tự liền lại. Tuy nhiên nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn (rộng hơn 6 – 10cm, hoặc vết bỏng trên mặt, ở những vị trí khớp quan trọng như vai, đầu gối, bàn tay, bàn chân, phần kín…) thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Khi xử trí trường hợp bị bỏng nước sôi, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

– Tuyệt đối không dùng kem đánh răng bởi nó có chứa kiềm. Nếu bôi vào vùng da bị bỏng, kiềm trong kem đánh răng sẽ làm tăng mức độ đau rát, làm vết bỏng ăn sâu vào các tổ chức bên trong gây nhiễm trùng.

– Không đắp các loại mỡ, trứng gà, muối, thuốc lá đông y không rõ nguồn gốc,… vào vết bỏng khi chưa rửa sạch, vì có thể gây nhiễm khuẩn tại vùng da đó, gây khó khăn trong việc điều trị.

– Tuyệt đối không chọc vỡ các bọng nước hay làm trượt loét vết bỏng vì dễ gây nhiễm trùng.

– Không nên cố lấy bỏ các dị vật dính vào vùng bỏng.

Trả lời 5 0 Đăng ký Thông báo về bình luận tiếp theo mớitrả lời mới cho nhận xét của tôi guest Label {} [+] Name* Email guest Label {} [+] Name* Email 0 Bình luận Phản hồi nội tuyếnXem tất cảCâu hỏi liên quan
  • Phản vệ là gì? Có bao nhiêu mức độ phản vệ?

    Thưa bác sĩ, phản vệ là gì? Có những mức độ phản vệ nào và dấu hiệu của từng mức độ cụ thể ra sao ạ?

  • Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cần tránh ăn thực phẩm nào?

    Tôi vừa tiêm vắc xin phòng Covid-19, xin được hỏi bác sĩ sau khi tiêm phòng cần tránh ăn các loại thực phẩm nào để đảm bảo sức khỏe?

  • Nguyên nhân nào gây rôm sảy?

    Nguyên nhân gây rôm sảy là gì thưa bác sĩ? Cần làm gì để phòng bệnh vào mùa hè ạ?

  • Viêm nang lông có thể gây biến chứng gì?

    Viêm nang lông có nguy hiểm không, có thể để lại những biến chứng gì? Làm thế nào để phòng bệnh?

  • Những lưu ý khi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19

    Khi đi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn?

  • Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 là gì?

    Tôi chuẩn bị tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhưng rất lo lắng về các phản ứng sau khi tiêm. Phản ứng nào là bình thường và phản ứng nào là nghiêm trọng? Mong được bác sĩ giải đáp.

  • Nguyên nhân nào gây nổi mề đay?

    Tôi bị nổi mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu. Xin được hỏi bác sĩ nổi mề đay do nguyên nhân nào?

  • Dấu hiệu của mất nước là gì?

    Chào bác sĩ. Khi bị mất nước sẽ có những dấu hiệu gì ạ? Khi trẻ em bị mất nước thì biểu hiện có khác người lớn không?

  • Biện pháp phòng tránh say nắng, say nóng

    Tôi thấy mùa hè nhiệt độ ngoài trời thường xuyên cao hơn 40 độ, công việc của tôi lại thường xuyên phải di chuyển bên ngoài. Tôi rất sợ bị say nắng, say nóng. Rất mong được bác sĩ hướng dẫn biện pháp phòng tránh. Cảm ơn bác sĩ.

  • Bệnh thủy đậu có biểu hiện gì?

    Bé nhà tôi bị sốt nhẹ và nổi mụn nước trên da, tôi không biết có phải do thủy đậu hay không. Bác sĩ tư vấn giúp tôi các dấu hiện nhận biết bệnh thủy đậu ạ.

Đặt câu hỏiCâu hỏi mới nhất
  • Nhồi máu cơ tim cần xử trí thế nào?

  • Làm sao để phân biệt bệnh viêm xoang với cảm lạnh?

  • Biến chứng viêm mũi xoang gồm những gì?

  • Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?

  • Nguyên nhân viêm khớp cổ chân là gì?

Tin tức mới
  • Trẻ sơ sinh được tiêm vacxin gì: Mũi tiêm cha mẹ cần nhớ

    Trẻ sơ sinh được tiêm vacxin gì: Mũi tiêm cha mẹ cần nhớ

    Trong những tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu, khiến trẻ dễ…
  • Tầm quan trọng và điều cần biết về tiêm phòng cho trẻ 5 trong 1

    Tầm quan trọng và điều cần biết về tiêm phòng cho trẻ 5 trong 1

    Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu, việc tiêm phòng các…
  • Ợ nóng liên tục có phải là triệu chứng của GERD? Cách phân biệt

    Ợ nóng liên tục có phải là triệu chứng của GERD? Cách phân biệt

    Ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, gây ra cảm giác nóng rát từ ngực dưới đến…
  • Triệu chứng ợ hơi liên tục cảnh báo bệnh gì – Dấu hiệu cần lưu ý

    Triệu chứng ợ hơi liên tục cảnh báo bệnh gì – Dấu hiệu cần lưu ý

    Ợ hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên, khi triệu chứng ợ hơi liên…
  • Chích phòng ung thư cổ tử cung và những điều chị em nên biết

    Chích phòng ung thư cổ tử cung và những điều chị em nên biết

    Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ,…
  • Tại sao cần cẩn trọng với ợ nóng quá nhiều

    Tại sao cần cẩn trọng với ợ nóng quá nhiều

    Ợ nóng là một hiện tượng mà nhiều người gặp phải, nhưng khi tình trạng này xảy ra…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital wpDiscuzInsert

Từ khóa » Sơ Cứu Vết Bỏng Nước Sôi