Sơ Cứu Bỏng Nước Sôi, Bỏng Lửa ở Trẻ

Logo Tải ứng dụng  EN 
  1. Trang chủ
  2. Mẹ và bé
  3. Sơ cứu bỏng nước sôi, bỏng lửa ở trẻ
Sơ cứu bỏng nước sôi, bỏng lửa ở trẻ
Trẻ bị bỏng do canh nóng, nước đun sôi đổ vào người hay trẻ bị bỏng bô xe máy là những trường hợp bị bỏng thường gặp, đặc biệt là bỏng nước sôi do trẻ sơ ý, bất cẩn. Việc xử lý khi bị bỏng nước sôi đúng cách sẽ làm vết bỏng không bị nhiễm trùng, nhanh lành và không để lại sẹo. Việc sơ cứu ban đầu đúng cách khi bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm.
Wednesday, 24/01/2018

Trẻ bị bỏng do canh nóng, nước đun sôi đổ vào người hay trẻ bị bỏng bô xe máy là những trường hợp bị bỏng thường gặp, đặc biệt là bỏng nước sôi do trẻ sơ ý, bất cẩn. Việc xử lý khi bị bỏng nước sôi đúng cách sẽ làm vết bỏng không bị nhiễm trùng, nhanh lành và không để lại sẹo. Việc sơ cứu ban đầu đúng cách khi bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm.

Sơ cứu cho trẻ bị bỏng nước sôi, bỏng lửa. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ra bỏng nước sôi, bỏng lửa ở trẻ

  • Nước canh nóng, nước đun sôi… đổ vào người trẻ gây bỏng.
  • Trẻ bị bỏng bô xe máy, bỏng bàn là...
  • Trong quá trình đun nấu, trẻ vô ý chạm vào lửa khiến bị bỏng hoặc trẻ nhỏ nghịch lửa nên bị bỏng.
  • Trẻ có thể bị bỏng khi gặp đám cháy lớn...

Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi, bỏng lửa

** Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi**

  • Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15 - 20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.
  • Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Cách sơ cứu khi bị bỏng lửa

  • Đầu tiên nên dùng nước hoặc cát, áo khoác, chăn hoặc vải bọc kín… để dập tắt lửa cháy.
  • Xé bỏ phần áo quần đang cháy âm ỉ.
  • Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15 - 20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm  sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.
  • Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

  • Một cánh tay hoặc cả đùi bị bỏng.
  • Bỏng các phần quan trọng như phần đầu, phần khớp, phần xương chậu.
  • Bỏng sâu vào trong da.
  • Trẻ bị hôn mê, thở gấp.

Khi tình hình nguy cấp nên dùng khăn bông ướt hoặc gạc đã qua khử trùng lau thân thể của trẻ sạch sẽ và lập tức đưa đến viện.

Lưu ý khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi

  • Không nên bôi nước mắm, kem đánh răng, mỡ, bùn non, thuốc không rõ thành phần cũng như nguồn gốc lên vết bỏng.
  • Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này khiết vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, vùng da vừa bị bỏng thì bị lạnh đột ngột tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.
  • Không nên chọc vỡ bóng nước vì sẽ làm chậm lành vết thương và thêm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Khi phần vết bỏng lành vẫn phải tránh tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian 3-6 tháng da mới có thể hồi phục hoàn toàn.
  • Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.

Cách phòng tránh trẻ em bị bỏng nước sôi, bỏng lửa

  • Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, đặt bếp lò ở chỗ cao ngoài tầm tay với đến của trẻ, có vách ngăn không cho trẻ tới gần.
  • Không cho trẻ chơi, nô đùa nơi đang nấu ăn.
  • Không để dụng cụ đựng nước nóng, đồ vật nóng trong tầm tay với đến của trẻ hoặc trên đường đi lại của trẻ.
  • Khi bưng bê xoong, nồi, chảo, ấm nước vừa mới sôi, tránh xa trẻ để không bị va đụng.
  • Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh.
  • Cần sử dụng phích nước sôi an toàn, vỏ phích đựng nước sôi được làm bằng nhựa, có nắp xoáy, để trong hộp gỗ.
  • Đối với trẻ lớn hàng ngày phải giúp đỡ bố mẹ nấu ăn, cần phải hướng dẫn trẻ thao tác nấu ăn an toàn.

Đăng ký Khám từ xa

Số điện thoại Chọn chuyên khoa: Nội tổng quát nhiNội tổng quátTâm lý - Tâm thần họcCác chuyên khoa khácChọn bác sĩ nhiresetsubmit
Dành cho doanh nghiệp
Phúc lợi khám từ xaHỗ trợ tâm lý EAPTầm soát sức khỏe tinh thầnHealthtalk
Dành cho bệnh nhân
Dịch vụChương trình thành viênBlog sống khỏeCẩm nangHỏi bác sĩ
Hỗ trợ
Câu hỏi thường gặpLiên hệChính sách bảo mậtĐiều khoản sử dụng
Đôi nét về chúng tôi
Theo dòng thời gianTruyền thôngKhách hàng nói về chúng tôiNhà đầu tưLogoWellcareĐối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
    © 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved

Từ khóa » Sơ Cứu Vết Bỏng Nước Sôi