Bị Cảnh Sát "sờ Gáy" Vì Không Phân Biệt được Gấu Và Chó

Tưởng là chó, người đàn ông mang gấu về nuôi cho đến khi con gấu – chó ấy đạt 80kg.

Chó đích thị là chó, chẳng phải là gấu, cũng chẳng phải cáo. Ấy vậy mà không thiếu những trường hợp, dù thân thiết với chú chó cưng trong một thời gian dài, các “sen” vẫn hoang mang không biết, em cưng của mình là con gì.

Tuần trước, anh Shin Zhang sinh sống tại một vùng nông thôn Vĩnh Thắng, tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc đã giao con gấu đen châu Á cho Trung tâm bảo trợ động vật địa phương sau nhiều năm nuôi làm thú cưng vì nghĩ nó là chó.

Con “chó” màu đen mà anh Zhang nhặt về nuôi.
Con gấu – chó sau 4 năm đạt 80kg

Khi cảnh sát đến, điều ngỡ ngàng là trước mặt họ, một con gấu 80kg được đặt trong chuồng sắt.

Shin Zhang cho biết, anh tìm thấy con vật màu đen vào tháng 4/2015 khi đang hái nấm ở vùng núi gần nhà. Anh đã nghĩ đây là một con chó cho đến khi nó lớn dần và đạt kích thước lớn.

Theo luật, anh Shin Zhang sẽ chịu phạt ít nhất là 11 triệu đồng, nhưng vì anh không làm tổn thương con vật, cũng như hợp tác tích cực với cuộc điều tra của cảnh sát, nên anh không bị phạt tiền.

Được biết, gấu đen châu Á là loài được bảo vệ ở cấp độ 2 ở Trung Quốc, chỉ những người có sự chấp thuận của cơ quan kiểm lâm mới được phép nuôi. Bất kỳ ai không có giấy tờ phù hợp đều có thể bị phạt đến 3.000 nhân dân tệ (khoảng 10,8 triệu đồng).

Chẳng hiếm chuyện những con gấu bất đắc dĩ phải mang tên “chó” trong vài năm thanh xuân cuộc đời.

Bà Tô Vân sống tại Vân Nam, Trung Quốc, đã mua 1 con chó nhỏ trong lễ hội năm 2016 và đặt tên Tiểu Hắc.

Tiểu Hắc bé bỏng của bà tô lại là một chú gấu đen!

Thế nhưng càng lớn, chủ nhân của nó lại càng hoang mang khi Tiểu Hắc từ một chú chó ngao con xinh xắn đã  biến hình giống hệt một chú gấu.

Hàng ngày Tiểu Hắc ăn uống “nhỏ nhẹ” hết 1 thùng hoa quả và 2 xô mỳ. 2 năm sau nuôi, Tiểu Hắc to lớn gần 160 kg, lúc này bà Tô Vân mới biết là mình đang nuôi gấu.

Một ngày đẹp trời, sau khi đọc tờ rơi và biết việc nuôi giữ động vật hoang dã là trái luật, bà Tô Vân liên lạc với Trung tâm giải cứu động vật hoang dã Vân Nam để chủ động đưa nó đến ngôi nhà mới.

Chính quyền tỉnh Vân Nam quyết định không xử phạt bà cụ vì việc nuôi con gấu quý hiếm nói trên, bởi chung quy lại thì cũng do khả năng nhận diện động vật quá kém của bà mới dẫn đến sự việc này.

Năm 2018, một gia đình ở Côn Minh, Trung Quốc bắt đầu nghi ngờ về lai lịch con chó mà họ nuôi qua khi nó bắt đầu biết đi bằng 2 chân.

Chị Su mua con vật nhỏ bé vào năm 2016, chị nghĩ rằng đây là một con chó Ngao Tây Tạng.

Gấu con có hình dáng giống chó con khiến cô Su nhầm lẫn.

Tuy nhiên sau 2 năm nuôi nấng và chăm sóc như một chú chó cưng trong nhà, cô Su đã rất sốc khi phát hiện ra rằng chú chó cưng của mình thực chất là một con gấu khi “em nó” đạt 200kg.

“Em chó: bé bỏng thực chất là một con gấu nặng 200kg.

Cô Su biết rằng việc nuôi giữ động vật hoang dã trong nhà là vi phạm pháp luật nên cô đã quyết định liên hệ với sở thú thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam) để tặng lại chú gấu này, tuy nhiên sở thú đã từ chối nhận chú gấu vì Su không cung cấp được giấy khai sinh cũng như nguồn gốc của chú gấu.

Cô Su sau đó đã liên hệ với Cảnh sát lâm nghiệp thành phố Côn Minh và được họ gợi ý rằng nên gửi chú gấu đến Trung tâm giải cứu động vật hoang dã Vân Nam.

Các nhân viên của Trung tâm giải cứu động vật hoang dã Vân Nam sau đó đã đến nhà của Su để tiếp nhận chú gấu này.

Họ cho biết chú gấu ở tình trạng sức khỏe ổn định và không có vết thương hay vết sẹo nào trên cơ thể, nghĩa là chú gấu chưa từng bị can thiệp để lấy mật.

Chú gấu này sau đó được xác định thuộc loài gấu ngựa (hay còn gọi là gấu đen Tây Tạng), là loài động vật được bảo vệ ở Trung Quốc.

Chúng là loài gấu có nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng vẫn bị những kẻ buôn lậu buôn bán phổ biến tại Trung Quốc và châu Á, chủ yếu là các bộ phận trên cơ thể của gấu. Nhiều gấu ngựa bị nuôi nhốt một cách trái phép để lấy mật nhằm sử dụng trong đông y.

Nguồn: Nguyên Anh/Báo Người đưa tin

Bài liên quan:

  1. Cần thay đổi nhận thức về việc đối xử với động vật
  2. Loay hoay “giải cứu” đàn gấu nuôi!
  3. Hệ lụy từ việc sử dụng ĐVHD chữa bệnh và các lựa chọn thay thế từ cây thuốc
  4. Bảo tồn loài gấu cần thay đổi từ nhận thức
  5. Bảo tồn loài gấu cần thay đổi từ nhận thức
  6. Cứu hộ 9 cá thể gấu ngựa ở Bình Dương
  7. Cần sớm chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu
  8. Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã
  9. Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
  10. Khởi động Chương trình Bảo vệ loài gấu năm 2024
  11. Quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Bất cập và khuyến nghị

Từ khóa » Một Con Gấu Chó