Bị Chàm Khi Mang Thai - Những điều Mẹ Bầu Phải Cực Kỳ Lưu ý!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai thường khó điều trị hơn so với các trường hợp thông thường. Bởi lúc này một số phương pháp có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục an toàn để kiểm soát tiến triển của bệnh lý này.

bệnh chàm ở phụ nữ mang thai
Bị chàm khi mang thai – những điều mẹ bầu phải cực kỳ lưu ý!

Bị chàm khi mang thai – Dấu hiệu nhận biết và Nguyên nhân

Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Một số thay đổi đột ngột chính là nguyên nhân khiến bệnh chàm xuất hiện.

Chàm là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da khô, bong tróc, đỏ rát và sần sùi. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

1. Dấu hiệu nhận biết

Bạn có thể nhận biết bệnh chàm trong thời gian thai kỳ thông qua những biểu hiện sau:

cách chữa bệnh chàm khi mang thai
Da đỏ, sần sùi, khô ráp, ngứa,… là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh chàm khi mang thai
  • Phát ban da
  • Da xuất hiện vết sưng đỏ, sần sùi và ngứa rát
  • Tổn thương da thường tập trung thành từng cụm
  • Da bong vảy trắng
  • Xuất hiện một số mụn mủ

2. Các loại chàm

Chàm là thuật ngữ bao quát nhiều bệnh da liễu mãn tính. Các loại chàm thường gặp trong thời gian mang thai, gồm có:

  • Viêm da tiếp xúc
  • Viêm da dị ứng

3. Nguyên nhân

Một số yếu tố được xem là tác nhân khiến triệu chứng của bệnh chàm bùng phát ở phụ nữ mang thai, bao gồm:

  • Hệ miễn dịch giảm: Trong thời gian mang thai – nhất là những tháng đầu thai kỳ, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm hơn so với bình thường. Đây là hiện tượng sinh lý do cơ thể đang hoạt động quá mức để chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới. Hơn nữa, lúc này hệ miễn dịch sẽ tập trung bảo vệ thai nhi nên cơ thể mẹ dễ bị các tác nhân xâm nhập và gây tổn thương.
  • Rối loạn nội tiết: Ở phụ nữ mang thai, hormone estrogen và progesterone thường có xu hướng tăng mạnh. Sự gia tăng đột ngột của nội tiết tố trong cơ thể khiến da và một số cơ quan gặp phải các vấn đề tiêu cực.
  • Căng thẳng: Căng thẳng thường xuất hiện ở những người mới mang thai lần đầu tiên. Trạng thái tâm lý không thoải mái cộng với những thay đổi bên trong cơ thể chính là tác nhân khiến bệnh chàm bùng phát.
  • Mang thai lần đầu: Bệnh chàm có xu hướng xuất hiện nhiều ở những người mới mang thai lần đầu tiên.

Chẩn đoán bệnh chàm khi mang thai

Chẩn đoán bệnh chàm thường được thực hiện thông qua kiểm tra triệu chứng lâm sàng. Hầu hết các bác sĩ đều có thể xác định bệnh bằng trực quan. Tuy nhiên với những trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để đưa ra kết quả cuối cùng.

Bạn có thể cung cấp một số thông tin nhằm giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán, chẳng hạn như: Thời điểm da bắt đầu thay đổi, những loại thuốc bạn đang sử dụng,…

Cách chữa bệnh chàm khi mang thai

Mặc dù bệnh chàm không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh có thể gây khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Do đó bạn nên thực hiện các biện pháp để kiểm soát triệu chứng của bệnh chàm trong thời gian này. Áp dụng bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị nào trong thời gian mang thai đều có rủi ro cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

Các loại thuốc uống đều không được khuyến khích trong thời gian thai kỳ. Do đó bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ có nồng độ thấp để làm giảm triệu chứng khó chịu, sưng, rát và ngứa ngáy trên da.

bệnh chàm nặng hơn khi mang thai
Sử dụng kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ để làm giảm triệu chứng khó chịu, sưng và ngứa ngáy trên da

Hoạt chất trong thuốc bôi da có thể đi vào cơ thể nếu sử dụng ở liều cao hoặc dùng trên diện rộng. Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế để kiểm soát rủi ro phát sinh trong thời gian dùng thuốc.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng liệu pháp ánh sáng để cải thiện bệnh chàm. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện khi cần thiết, lạm dụng phương pháp này có thể tăng nguy cơ ung thư da.

Không dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid đường uống cho phụ nữ mang thai.

Chế độ chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm khi mang thai

Song song với việc điều trị bằng thuốc, bạn nên thực hiện chế độ chăm sóc hợp lý để giảm cường độ kích thích lên vùng da tổn thương.

bị chàm khi mang thai
Chế độ chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm khi mang thai

Các biện pháp chăm sóc an toàn phụ nữ mang thai nên thực hiện:

  • Không nên tắm nước quá nóng. Nhiệt độ cao khiến lớp màng bảo vệ da bị hư hại, dẫn đến tình trạng da giảm đề kháng và mất nước. Nên tắm nước ấm để làm mềm và bổ sung nước cho da.
  • Thời gian tắm không nên nhiều hơn 20 phút. Sau khi tắm, cần lau khô và dưỡng ẩm ngay để hạn chế tình trạng thoát hơi nước gây nứt nẻ và khô da.
  • Lựa chọn quần áo có chất liệu nhẹ, thoáng khí, kích cỡ quần áo rộng rãi nhằm hạn chế ma sát lên vùng da tổn thương.
  • Thay thế những loại xà phòng và sản phẩm làm sạch có chứa hương liệu bằng những sản phẩm dịu nhẹ, ít kích ứng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tránh làm khô và bong tróc da.
  • Uống từ 2.5 – 3 lít mỗi ngày nhằm bổ sung nước cho cơ thể và làn da. Không những vậy, thói quen này còn đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi.
  • Bổ sung vitamin và các thành phần tốt cho da như vitamin D, vitamin E và C.
  • Tránh các chất kích thích (bụi bẩn, phấn hoa, mỹ phẩm, thức ăn, sữa,…).
  • Thay vì gãi lên vùng da bị chàm, bạn có thể massage bằng cách ấn nhẹ ngón tay để giảm ngứa.
  • Sử dụng túi chườm lạnh áp lên da nhằm giảm viêm, nóng rát và nứt nẻ.
  • Một số biện pháp thay thế như yến mạch, tinh dầu bạc hà, dầu dừa,… có thể kiểm soát bệnh chàm mà không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên để giảm nguy cơ bị dị ứng, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu trước khi thực hiện.
  • Giữ thái độ tích cực, giải phóng cảm xúc, giảm khối lượng công việc và dành thời gian nghỉ ngơi nhằm hạn chế tình trạng căng thẳng.

Trên đây là tất cả thông tin về bệnh chàm khi mang thai. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chuẩn đoán hay điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

  • 10 cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả – Dân gian thường dùng
  • 4 dạng kem bôi trị bệnh chàm tốt nhất trên thị trường

Từ khóa » Nổi Chàm Khi Mang Thai