Bị Cứng Cổ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bị cứng cổ là dấu hiệu của bệnh gì, biểu hiện, cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Hưng. Thời gian gần đây tôi thường có cảm giác bị cứng cổ, hơi đau nhức khi xoay đầu sang trái hay phải. Tôi rất lo lắng về tình trạng của mình, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên, liệu tôi có đang bị mắc bệnh không ạ.

Trả lời:

Chào bạn Hưng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua những gì mà bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng cứng cổ. Để biết được nguyên nhân gây ra cứng cổ, bạn có thể tham khảo trong các thông tin dưới đây.

1. Cứng cổ là gì?

2. Biểu hiện của cứng cổ

3. Nguyên nhân gây ra cứng cổ

4. Những điều nên làm và nên tránh khi bị cứng cổ

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Cứng cổ là gì?

Cứng cổ thường đặc trưng bởi cảm giác đau và khó cử động cổ, đặc biệt là khi cố xoay đầu sang một bên. Cứng cổ cũng có thể kèm theo đau đầu, đau cổ, đau vai hoặc đau cánh tay. Để nhìn sang hai bên hoặc nhìn qua vai, người bệnh có thể phải xoay cả toàn thân.

Hầu hết mọi người đều thấy quen thuộc với cảm giác đau nhưng ít cảm nhận được dấu hiệu cứng cổ, cho dù chúng xuất hiện mỗi khi thức dậy vào buổi sáng hoặc có thể phát triển vào cuối ngày sau một số hoạt động vất vả, chẳng hạn như di chuyển đồ đạc. Trong hầu hết các trường hợp, đau và cứng cổ biến mất một cách tự nhiên trong vòng một tuần. Tuy nhiên, cách bệnh nhân kiểm soát và quan tâm đến các triệu chứng cứng cổ có thể ảnh hưởng đến mức độ đau, thời gian hồi phục, và khả năng tái phát của chúng.

2. Biểu hiện của cứng cổ

Sự cứng ở cổ có thể khác nhau về cường độ, các mức độ từ khó chịu đến đau dữ dội, đau nhói và hạn chế tầm vận động của cổ. Thông thường, tình trạng cứng cổ sẽ khiến bạn phải dừng lại vì quá đau đớn khi cố gắng xoay đầu về một bên hoặc một hướng cụ thể.

Tầm vận động của cổ bị giới hạn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt cá nhân. Ví dụ, nếu bạn không thể xoay đầu theo một hướng mà không gây đau đớn, bạn sẽ cần phải tránh lái xe cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng cứng cổ

Cho đến nay, nguyên nhân phổ biến nhất của cứng cổ là do sự căng cơ hoặc bong gân mô mềm. Cụ thể, cơ nâng vai là cơ rất dễ bị tổn thương. Nằm ở phía sau và bên cạnh cổ, cơ nâng vai nối giữa đốt sống cổ với vai. Cơ này được điều khiển bởi dây thần kinh cổ thứ ba và thứ tư (C3, C4).

Cơ nâng vai có thể bị căng ra trong quá trình hoạt động thường ngày, chẳng hạn như:

  • Ngủ sai tư thế của cổ
  • Ngã hoặc đầu đột ngột bị đẩy sang một bên, chẳng hạn như chấn thương thể thao
  • Xoay đầu từ bên này sang bên kia liên tục trong một số kiểu hoạt động, chẳng hạn như bơi sải trong bơi lội
  • Tư thế cuối người khi xem màn hình máy tính hoặc nhìn xuống điện thoại di động trong thời gian dài
  • Căng thẳng hoặc lo lắng quá mức, có thể gây tăng áp lực ở cổ
  • Giữ cổ ở vị trí bất thường trong một thời gian dài, chẳng hạn như nghe điện thoại trong khi kẹp ở giữa cổ và vai

Nguyên nhân của cứng cổ có thể rõ ràng nếu các triệu chứng bắt đầu ngay, chẳng hạn như sau khi té ngã trong một sự kiện thể thao. Tuy nhiên, nếu tự nhiên bị cứng cổ, thì khá khó xác định chính xác nguyên nhân.

Nguyên nhân ít gặp của cứng cổ

Đôi khi cổ cứng là phản ứng của vùng cơ đối với một rối loạn cơ học của cột sống cổ, vì cột sống giúp nâng đỡ và di chuyển cổ, thêm vào đó là góp phần bảo vệ tủy sống. Do đó các tình trạng bất thường về đốt sống cổ có thể khiến cơ cổ co thắt hoặc căng ra bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Phần bên ngoài bảo vệ đĩa đệm của cột sống cổ bị phá vỡ, và phần bên trong bị rò rỉ ra, gây ra sự chèn ép và viêm ở các mô lân cận.
  • Bệnh thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ: Khi đĩa bị mất nước và giảm độ dày theo thời gian, áp lực tăng lên ở gần khớp, dây thần kinh, và mô mềm, như dây chằng và cơ. Quá trình này có thể dẫn đến đau và cứng cổ.
  • Thoái hóa khớp cổ: Sự thoái hoá khớp cổ giữa những xương đốt sống thường xảy ra cùng với các bệnh thoái hoá khác, như hẹp cột sống, và các thay đổi về mặt giải phẫu, chẳng hạn như gai xương.

Các nguyên nhân nêu trên chỉ là các nguyên nhân thường gặp, vẫn có một số nguyên nhân hiếm găp khác gây nên tình trạng cứng cổ, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc khối u…

4. Những điều nên làm và nên tránh khi bị cứng cổ

Khi bị cứng cổ bạn nên nghỉ ngơi và làm những việc nhẹ nhàng trong một hoặc hai ngày đầu giúp cho các mô mềm ở cổ có cơ hội được lành, cũng như tránh gây nặng thêm tình trạng cứng cổ. Trong trường hợp đau nhiều đáng kể, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa hoặc dùng đá và/hoặc liệu pháp nhiệt chườm lên cổ.

Những điều không nên làm khi bị cứng cổ

Không nên đeo nẹp cổ khi bị cứng cổ

Khuyến cáo không nên đeo nẹp cổ để làm bất động cổ. Thay vào đó, bệnh nhân cứng cổ nên cố gắng hoạt động ở mức bình thường nếu có thể, đặc biệt là sau một hoặc hai ngày đầu tiên.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu cứng cổ không có sự cải thiện sau một tuần, thì tình trạng này cần phải được kiểm tra bởi bác sĩ. Ngoài ra, bất kể chúng kéo dài bao lâu, cứng cổ kèm theo bất kỳ triệu chứng như sốt, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, hoặc buồn ngủ không giải thích được - nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Bạn Hưng thân mến, bạn không cần quá lo lắng về tình trạng của mình bởi qua những mô tả của bạn, chúng tôi không thấy thêm những triệu chứng khác. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp mà chúng tôi đã đưa ra.Tuy nhiên, nếu tình trạng cứng cổ kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.

Từ khóa » Hiện Tượng Cứng Cơ Cổ