Đau Cổ, Vai Gáy: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - Hapacol

Đau vai gáy là một trong những bệnh rất phổ biến có thể xuất hiện tại mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng song lại gây khá nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cho bệnh nhân. Vậy bệnh đau vai gáy là gì? Đâu là cách trị đau vai gáy hiệu quả? Liệu có cần dùng thuốc giảm đau vai gáy hay không?

Hãy cùng Hapacol theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu thêm về hiện tượng này.

Hapacol 650 – Thuốc giảm đau hạ sốt

Uống thuốc Hapacol khi bị đau cổ, vai gáy

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Đau cổ vai gáy là gì?
  • 2. Nguyên nhân khiến bạn bị đau cổ, đau vai gáy
    • Nguyên nhân cơ học
    • Nguyên nhân bệnh lý
  • 3. Tổng hợp các cách chữa đau vai gáy. Có nên dùng thuốc giảm đau vai gáy không?
    • Đau vai gáy ở mức độ nhẹ
    • Đau vai gáy ở mức độ vừa
    • Đau vai gáy ở mức độ nặng

1. Đau cổ vai gáy là gì?

Đau vai gáy là hiện tượng ở khu vực cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy, cụ thể cơ vùng vai gáy co cứng, gây đau. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc quay cổ, quay đầu. 

Ban đầu, bệnh nhân có thể nhận thấy những dấu hiệu đau nhẹ, khó vận động vùng cổ gáy. Nặng hơn, bạn chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc sang phải, không thể quay đầu về phía sau. 

Tình trạng này xuất hiện thường xuyên vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Song, bệnh đau vai gáy cũng có thể xuất hiện đột ngột. Biểu hiện đầu tiên của bệnh đó là hiện tượng đau cơ vùng cổ gáy, vai và có thể cả phần lưng trên. 

[irp posts=”31155″ name=”Ngủ dậy bị đau mỏi cổ phải làm sao để khắc phục?”]

2. Nguyên nhân khiến bạn bị đau cổ, đau vai gáy

Nguyên nhân cơ học

– Sai tư thế khi ngủ, sinh hoạt

Một số người có thói quen ngủ và sinh hoạt sai cách, về lâu dài có thể dẫn đến căng cơ của cổ và vai. Một số tư thế sinh hoạt dẫn đến tình trạng đau cổ gáy là:

  • Ngủ trên gối quá cao hoặc chồng nhiều gối.
  • Ngồi trước máy tính hoặc nghe điện thoại với cổ căng, hướng về phía trước hoặc ngửa lên.
  • Đột ngột giật cổ khi tập thể dục.

– Làm việc hoặc vận động quá sức

Một số vận động viên thể thao khi tập luyện quá cường độ cho phép sẽ gây ra đau cổ, đau vai gáy, làm phản tác dụng hay thậm chí không thể chơi thể thao được nữa. Hơn nữa, những trường hợp thực hiện sai kỹ thuật sẽ tác động xấu cho cơ và xương.

Có cần dùng thuốc giảm đau vai gáy hay không?

Tập luyện thể thao quá sức là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau cổ gáy

[irp posts=”29690″ name=”Vì sao bạn bị đau cơ sau khi luyện tập thể thao?”]

– Thói quen tắm đêm

Khi tắm vào buổi tối, mạch máu sẽ bị co lại, dẫn đến lưu thông máu khó khăn và đau vai gáy. Đối với người cao tuổi, thói quen tắm đêm còn đến nguy cơ lòng mạch máu bị xơ vữa, máu cô đặc hơn làm tình trạng đau ngày một nghiêm trọng.

Nguyên nhân bệnh lý

– Thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ là hiện tượng đĩa đệm cột sống cổ bị mài mòn. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi. Đây là hiện tượng dây chằng dọc cổ của bệnh nhân bị viêm dày và lắng tụ canxi, làm hẹp các lỗ ra của rễ thần kinh. Có hơn 85% những người trên 60 tuổi bị đau vai gáy vì nguyên nhân này.

– Thoát vị đĩa đệm

Cột sống của bạn được xây dựng từ các đoạn xương gọi là đốt sống. Ở giữa mỗi cột sống có các mô mềm là những đĩa đệm. Khi bạn già đi, đĩa đệm sẽ mất đi lượng nước cần thiết, trở nên khô cứng, dẫn đến các đốt sống di chuyển gần nhau hơn. Điều này có thể gây kích ứng niêm mạc của khớp hoặc phát triển các gai xương. Từ đó khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề.

– Dây thần kinh bị chèn ép

Rễ thần kinh tuỷ cổ chi phối các hoạt động, cảm giác cho vùng vai, gáy và cánh tay. Khi các rễ thần kinh này bị chèn ép, bên cạnh tình trạng đau vai cổ, bệnh nhân còn có nguy cơ bị rối loạn cảm giác, liệt vận động thậm chí là teo cơ. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như cơ cánh tay, vai hoặc bàn tay bị yếu, các ngón tay bị ngứa ran, tê…

– Hội chứng cổ vai cánh tay

Hội chứng cổ vai cánh tay (hay còn gọi là hội chứng vai cánh tay) là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh cột sống cổ, trong đó có đau vai gáy. Hội chứng này xuất hiện khi người bệnh vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên sau khi ngủ dậy. Cơn đau có thể xuất hiện từ từ và diễn tiến nặng thành mãn tính.

[irp posts=”31148″ name=”Bệnh đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa”]

3. Tổng hợp các cách chữa đau vai gáy. Có nên dùng thuốc giảm đau vai gáy không?

Nếu bạn đang gặp tình trạng đau vai gáy ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau ngay tại nhà trước khi phải dùng thuốc giảm đau vai gáy. Song, nếu tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, bạn cần trực tiếp đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số giải pháp giúp làm giảm cơn đau vai gáy theo các mức độ:

Đau vai gáy ở mức độ nhẹ

Nếu đau vai gáy ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống thì bạn không cần phải quá lo lắng. Hãy thử áp dụng một số mẹo sau để điều trị đau vai gáy ngay tại nhà:

  • Tạm dừng các hoạt động thể thao, tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Chườm đá lên khu vực đau: Bỏ đá vào trong một chiếc khăn và chườm tối đa 20 phút, 5 lần một ngày. Cách này sẽ giúp người bệnh giảm sưng ở vùng đau.
  • Chườm nóng: Sử dụng những miếng đệm nóng hoặc gác ấm.
  • Đeo băng quấn bảo vệ vai, giảm đau khớp.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ và vai gáy.

Đau vai gáy ở mức độ vừa

Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của thuốc điều trị. Cụ thể:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau vai gáy, chống viêm như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac… Lưu ý chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
  • Sử dụng những miếng dán giảm đau, có chứa chất chống viêm non-steroid.
  • Thuốc giãn cơ Decontractyl cũng có thể được dùng như thuốc giảm đau vai gáy, được áp dụng cho bệnh đau vai gáy để chống các cơn co thắt quá mức.
  • Bổ sung vitamin B1, B6 và B12, thúc đẩy dẫn truyền thần kinh.

Đau vai gáy ở mức độ nặng

Đây là trường hợp bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tiêm thuốc corticosteroid hoặc uống thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Người bệnh không nên tự ý thực hiện những biện pháp này tại nhà mà cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, nếu cảm thấy các cơn đau vai gáy quá tồi tệ, hãy trực tiếp đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và được điều trị đúng cách.

Khi bị đau vai gáy, uống thuốc giảm đau vai gáy sẽ là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả giúp bạn thuyên giảm cơn đau nhanh chóng nhất, đặc biệt là thuốc có chứa paracetamol. Hiện nay, Hapacol 650 là sản phẩm đi đầu trong việc tăng hàm lượng paracetamol lên 650mg, đáp ứng nhu cầu điều trị giảm đau như đau vai gáy, đau cổ, đau họng nhanh chóng ở người lớn. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, giúp bạn dễ dàng sử dụng.

Thuốc Hapacol 650 giảm những cơn đau vai gáy hiệu quả và nhanh chóng

Thuốc Hapacol 650, với hàm lượng 650 mg paracetamol, tiêu chuẩn Nhật Bản giúp giảm những cơn đau vai gáy hiệu quả và nhanh chóng

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp câu hỏi có cần dùng thuốc giảm đau vai gáy hay không và giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân gây đau vai gáy cũng như phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Nhìn chung, đau cổ, đau vai gáy là kết quả của căng cơ do hoạt động quá sức, hoặc đo người bệnh mắc các bệnh lý nội tại. Cơn đau có thể thuyên giảm sau một thời gian. Thế nhưng nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, hãy chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/what-causes-concurrent-neck-and-shoulder-pain-and-how-do-i-treat-it

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/ung-pho-voi-benh-dau-co-vai-gay-nhu-nao/

Từ khóa » Hiện Tượng Cứng Cơ Cổ