Bị đau Bụng Phía Trên Bên Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Doctor

Bị đau bụng phía trên bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Vùng bụng được chia thành 4 phân khu và tại mỗi phân khu sẽ có các bộ phận khác nhau. Việc bạn bị đau ở một phân khu nào đó cho thấy những cơ quan thuộc phân khu đấy đang có vấn đề. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về triệu chứng đau bụng phía trên bên trái tại bài viết này.

1. Đau bụng phía trên bên trái là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau bụng phía trên bên trái

3. Biện pháp tự chăm sóc

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

5. Bác sĩ điều trị

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

Gọi Bác sĩ - 19001246

1. Đau bụng phía trên bên trái là gì?

Phần tư trên trái là một trong bốn phân khu của vùng bụng. Tại vùng bụng của mình, bạn hãy dùng trí tưởng tượng để phân chia khoảng diện tích từ phần dưới xương sườn đến vùng mu làm bốn phần. Phần tư nằm ở bên trái và gần với xương sườn nhất chính là phần tư trên trái.

Các cơ quan quan trọng nằm ở phần tư trên trái của bụng là:

  • Lách.
  • Dạ dày.
  • Một phần của tụy.
  • Thận trái (nằm ở sau các cơ quan khác) và tuyến thượng thận trái.
  • Đoạn trên của ruột già (đại tràng).
  • Một phần nhỏ của gan (phần lớn gan nằm ở bên phải, phần còn đi qua đường giữa bụng và tại vị ở phần tư trên trái).

Ngoài ra còn có da và thần kinh chi phối.

2. Nguyên nhân gây ra đau bụng phía trên bên trái

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ở phần tư dưới phải, sau đây là một số trường hợp thường thấy (không xếp theo thứ tự dựa trên độ thông dụng).

Nguyên nhân do lách

Lách là cơ quan nằm ngay sau dạ dày, dưới xương sườn cuối cùng bên trái. Chức năng chủ yếu của nó là lọc máu, tân sinh tế bào máu và dự trữ tiểu cầu. Ngoài ra lách còn là một cơ quan quan trọng của hệ miễn dịch. Lách gây đau khi:

- Lách trở nên phì đại, thường thấy ở một số bệnh ung thư có liên quan đến máu như bệnh bạch cầu, ung thư hạch. Khi đó, cơn đau sẽ xuất hiện theo đợt và dần tiển triển nặng hơn. Ngoài ra, lách còn có thể phì đại do nhiễm trùng như trong bệnh cảnh viêm tuyến bạch cầu, trong đó, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau nhẹ kèm mệt mỏi và đau họng từng cơn và đôi khi có sốt.

- Nếu lách vỡ do chấn thương, chẳng hạn như trong tai nạn giao thông, cơn đau kịch phát sẽ diễn ra đột ngột sau tổn thương vùng bụng.

- Lách bị tổn thương trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Nguyên nhân do ruột

Gần như mọi bất thường ở ruột đều có thể gây cho bạn cảm giác đau ở vùng này. Ví dụ:

- Loét dạ dày: Loét dạ dày có xu hướng gây đau ở vùng giữa bụng, dưới xương sườn. Cơn đau có thể trầm trọng thêm sau bữa ăn, hoặc khi bạn nằm ngủ vào buổi tối. Thuốc kháng acid có khả năng giúp bạn giảm đau.

- Khó tiêu: Bạn có thể sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng trên, kèm với ợ nóng và trào ngược acid. Triệu chứng này cũng nặng thêm sau mỗi bữa ăn hoặc nếu bạn nằm ngữa. Bạn còn có thể có cảm giác đầy hơi.

- Viêm dạ dày ruột: Nhiễm trùng đường ruột có xu hướng gây đau cho toàn bộ vùng bụng, cảm giác khó chịu cồn cào và thường kèm tiêu chảy và/hoặc nôn ói.

- Viêm túi thừa ruột: Là hiện tượng viêm ở một hoặc nhiều túi thừa, gặp ở những người đã có bệnh lý ở những tùi thừa này từ trước đó. Thường thì viêm túi thừa ruột gây đau ở vùng bụng dưới, nhưng đôi khi cũng có thể ở vùng bụng trên. Thường kèm sốt và rối loạn thói quen đi cầu.

- Bệnh viêm ruột Crohn và viêm loét đại tràng: Đây là những bệnh mãn tính, có thể gây đau tại bất kỳ vị trí nào của bụng ở nhiều thời điểm. Chúng thường gây tiêu phân lỏng, đôi khi có máu.

- Táo bón: Nếu ruột chứa đầy phân, bạn có thể cảm thấy khó chịu ở mọi vùng trên bụng. Bạn cũng có thể tự nhận thấy mình ít đi ngoài hơn so với những ngày trước đó, và phân sẽ rất cứng.

- Hội chứng kích thích ruột: Tình trạng này có thể gây đau ở vùng bụng dưới, nhưng cũng có thể ở các vùng khác của ổ bụng, đặc biệt, nó còn có thể gây chướng hơi, khiến bạn có cảm giác khó chịu. Cơn đau ngắt quãng và thường kèm tiêu chảy hay táo bón.

Bệnh Zona thần kinh

Trong một số trường hợp, cơn đau có thể xuất hiện trước khi nổi phát ban. Cơn đau sẽ khiến bạn có cảm giác như dao đâm hoặc nóng rát. Vùng bụng chính là vị trí thường nổi phát ban trong bệnh Zona.

Một số người khác còn có thể tiếp túc có cảm giác đau sau khi cơn phát ban đã chấm dứt. Hiện tượng đó được gọi là đau dây thần kinh sau Zona.

Sỏi thận và nhiễm trùng thận

Các bệnh cảnh liên quan đến thận thường gây đau ở vùng bụng trái hoặc sau lưng, nhưng cơn đau đó có thể lan đến vùng bụng trước. Sỏi thận có thể gây đau bụng dữ dội (thường ở sau lưng), cùng lúc với nhu động niệu quản, kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nước tiểu có thể kèm máu. Nhiễm trùng thận có thể gây đau theo đường niệu. Do đó, sỏi thận có khả năng gây đau từ vùng thắt lưng sau, lan ra phía trước, vùng bụng trên trái, hoặc xuống đến phần bụng dưới. Các triệu chứng đi kèm có thể là sốt, đau khi tiểu, hoặc tiểu nhiều.

Cơn đau do động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch chính cấp máu cho cơ thể, vận chuyển máu từ tim, đi qua giữa bụng, đưa máu xuống đến hai chân và các vùng khác trên cơ thể. Ở một số người, động mạch chủ có thể sưng to, do đó có nguy cơ cao bị dò hay vỡ. Nếu có dò động mạch chủ, bạn sẽ cảm thấy đau ở bụng hoặc lưng. Nếu động mạch chủ bị vỡ, cơn đau sẽ rất dữ dội, thường ở vùng bụng, lưng hay ngực. Đây là một tình trạng cấp cứu thường thấy và cần phải được can thiệp điều trị ngay tức khắc.

Nguyên nhân do tụy

Tụy là một cơ quan nằm ở giữa của phần bụng trên. Tế bào tuyến tụy có chức năng bài tiết các chất hóa học (enzyme) nhằm giúp tiêu hóa thức ăn. Các hormone insulin và glucagon cũng được tổng hợp và chế tiết bởi tuyến tụy để điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể. Tuyến tụy có thể trở nên viêm trong bệnh cảnh viêm tụy, gây đau ở vùng bụng trên, kèm với triệu chứng như buồn nôn hay nôn. Trong bệnh viêm tụy cấp, sốt cũng là một triệu chứng thường được ghi nhận. Khối u ở tuyến tụy cũng có thể có triệu chứng đau tương tự.

Nguyên nhân đau bụng phía trên bên trái

Các cơ quan khác

Các nguyên nhân gây đau bụng ở phần tư trên trái thường xuất phát từ các tạng nằm ở ngay tại vùng này. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau ở bụng lại có thể bắt nguồn từ các cơ quan một nơi khác. Lý do là vì các cơ quan này nằm ở gần đó, hoặc cơn đau được “quy chiếu” từ một cơ quan nằm cách xa trên cơ thể:

- Cơn đau do bất thường ở phổi: Các bất thường ở phần dưới phổi có thể ảnh hưởng đến phần trên của ổ bụng. Phần dưới phổi và phần trên bụng được ngăn cách bởi cơ hoành. Các nguyên nhân gây đau có thể là nhiễm khuẩn, như viêm phổi hay viêm màng phổi. Bạn đôi khi cũng có thể có các triệu chứng khác như ho, sốt, hay đau khi thở.

- Cơn đau do bất thường ở tim: Bất thường ở tim thường gây đau ở ngực. Tuy nhiên, ngực và ổ bụng cũng tương đối gần nhau, vì vậy bạn có thể sẽ cảm thấy cơn đau nằm ở vùng bụng trên. Các bất thường tim nêu trên gồm:

  • Cơn đau thắt ngực: Cơn đau xảy đến khi gắng sức và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Nhồi máu cơ tim: Cơn đau xuất hiện đột ngột và cảm giác như đè ép. Có thể đau lan xuống tay trái hay lên cằm, bạn có thể cảm thấy khó chịu và/hoặc khó thở. Hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức nếu bạn đang bị nhồi máu cơ tim.
  • Viêm màng ngoài tim: Là hiện tượng viêm của lớp màng bao phủ tim. Thường chỉ đau ở ngực, kèm sốt.

- Đau quy chiếu: Các tổn thương ở vùng lưng và xương sống có thể “quy chiếu” nên bạn có khả năng sẽ cảm giác đau ở vùng bụng. Ngoài ra, đau bụng cũng có thể do quy chiếu từ vùng chậu hông, là vùng nằm dưới vùng bụng. Bao gồm các tình trạng nhiễm trùng ( viêm cùng chậu) hoặc nang buồng trứng. Và dĩ nhiên, cơn đau ở phần tư trên trái sẽ kèm với các triệu chứng đi kèm của các tình trạng nêu trên.

- Cơn đau bắt nguồn từ cơ: Co kéo cơ hay bong gân cũng có thể ảnh hưởng đến vùng bụng, sau khi có các hoạt động bất thường hay luyện tập quá mức. Trong trường hợp đó, cử động nhóm cơ đang bị tổn thương sẽ khiến cơn đau nặng thêm, cơn đau sẽ thuyên giảm nếu bạn nằm yên tại chỗ.

- Các tình trạng bệnh lý thường gây đau ở phần trên bụng như:

  • Biến chứng của đái tháo đường tuýp 1: toan huyết do thể ceton. Tình trạng này khiến bạn mệt mỏi, và đau bụng là một trong các triệu chứng đi kèm.
  • Biến chứng của bệnh Addison: cơn suy thượng thận cấp, với triệu chứng đau bụng thường được ghi nhận. Và một lần nữa, mệt mỏi là là triệu chứng điển hình của tình trạng này.
  • Nhiễm trùng: Khi nhiễm trùng đa lan rộng khắp cơ thể, ngoài đau, giống như hai tình trạng trên, nhiễm trùng cũng khiến bạn mệt mỏi, khó chịu.
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa porphyria: là một rối loạn chuyển hóa máu hiếm gặp.
  • Ung thư: Ung thư ở bất kỳ cơ quan nào nằm trong ổ bụng đều có thể gây đau. Bao gồm ung thư dạ dày, thận, đoạn trên đại tràng, tụy. Như đã đề cập ở phần trước, lách phì đại do bệnh bạch cầu hay ung thư hạch cũng sẽ gây đau.

Danh sách những nguyên nhân gây đau ở phần tư trên trái vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu, và vẫn còn nhiều tình trạng khác cũng có thể gây đau ở vùng này.

Tuy hiếm gặp, nhưng khả năng các cơ quan trong cơ thể nằm hoàn toàn ở bên đối diện so với vị trí bình thường của chúng là có thể xảy ra. Tình trạng này xảy ra với tỉ lệ ít hơn 1 trên 10,000 người và được gọi là đảo ngược phụ tạng kiểu soi gương. Nếu bạn là một trong những người mắc phải tình trạng trên, thì các nguyên nhân gây đau ở phần tư trên phải đều có thể gây đau ở vùng bụng trái.

Nguyên nhân thường gặp gây đau ở phần tự trên trái trong thai kì: tất cả các tình trạng vừa nêu trên đều có khả năng gây đau phần tư trên trái ở thai phụ. Tuy nhiên, trong thai kỳ, nguyên nhân thường thấy là do áp lực của tử cung lên trên các cơ quan khác, đè ép chúng vào cơ hoành. Mặc khác, tình trạng khó tiêu cũng dễ xảy ra với các thai phụ, dĩ nhiên phần lớn cũng do áp lực đè lên dạ dày.

Đối với trẻ em: thông thường, sẽ rất khó nếu như chúng ta yêu cầu chúng chỉ ra chính xác vị trí cơn đau. Do đó, trong trường hợp này, các nguyên nhân sẽ được xét trên toàn vùng bụng, bao gồm:

  • Táo bón
  • Sự căng thẳng
  • Viêm dạ dày ruột.
  • Viêm hạch mạc treo: Ở trẻ em, tình trạng nhiễm trùng như cảm lạnh, các hạch trong ổ bụng thường trở nên viêm, khiến chúng có cảm giác đau ở vùng này.
  • Viêm ruột thừa. Thường thì viêm ruột thừa sẽ gây đau ở phần tư dưới phải của vùng bụng, nhưng nếu trẻ không thể chỉ chính xác vị trí điểm đau, hoặc trong trường hợp ruột thừa bị vỡ, thì viêm ruột thừa có thể là một chẩn đoán khả dĩ.
  • Viêm phổi. Nhiễm trùng phần dưới phổi cũng có thể gây đau ở vùng bụng.

3. Biện pháp tự chăm sóc

Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, và không kèm theo các triệu chứng khác như chạy máu, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân và làm diệu cơn đau của mình.

Cố gắng uống đủ nước để đảm bảo cơ thể không bị thiếu dịch, hạn chế các thức uống có cồn. Nếu bạn đang mắc các căn bệnh đòi hỏi phải hạn chế lượng nước uống vào, hãy xin ý kiến của bác sĩ để biết được lượng nước cần uống là bao nhiêu.

Nhiệt độ cũng sẽ giúp cơn đau của bạn được cải thiện. Hãy chườm nóng bằng túi chườm hay chai nước nóng, cơn đau sẽ dịu bớt.

Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc giúp bạn giảm cơn đau như:

  • Thuốc giảm đau (tuy nhiên bạn nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng).
  • Than hoạt và các thuốc tương tự cho cơn đầy bụng.
  • Thuốc giảm nhu động.
  • Thuốc trị tiêu chảy.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu bạn đang có một cơn đau chưa rõ nguồn gốc, thay vì chủ quan dùng các phương pháp giảm đau tại nhà thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu:

  • Ói ra máu hay ho ra máu.
  • Đi tiêu phân đen hay tiêu ra máu.
  • Nôn ói liên tục.
  • Cơn đau tiến triển nặng.
  • Choáng váng, mê sảng, ngất hay khó thở.
  • Sụt cân ngoài ý muốn.
  • Có triệu chứng sốt, lạnh run, hoặc đổ mồ hôi đêm.

Khi những cơn đau bụng trên bên trái kéo dài và không thuyên giảm hoặc ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Đừng chần chừ vì rất có thể bạn đang mắc một căn bệnh cấp tính nào đó, việc điều trị sớm sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại để được thăm khám và điều trị sớm.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.

Tag:Đau

Từ khóa » đau Rát Bụng Dưới Bên Trái