Đau Bụng Bên Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau bụng bên trái là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, sinh sản, bài tiết, hoặc tuần hoàn. Tùy thuộc vào vị trí, mức độ và thời gian của cơn đau mà đau bụng bên trái có thể là bình thường hoặc nguy hiểm. Trong nội dung sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về các nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp giải “mối nguy” này cho cơ thể.

5/5 - (16193 bình chọn)

Bài viết được biên tập lại qua tham vấn chuyên môn từ Ths.bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

  • Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Đau bụng dưới bên trái: Dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
  • Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?
  1. 1. Bụng trái bao gồm những cơ quan nội tạng nào?
  2. 2. Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?
    1. 2.1 Viêm đường ruột
    2. 2.2 Mắc bệnh viêm túi thừa
    3. 2.3 Đau do có sỏi thận
    4. 2.4 Mắc các bệnh lý đường sinh dục
    5. 2.5 Mắc các bệnh về đại tràng
  3. 3. Tình trạng đau bụng trên bên trái
    1. 3.1 Đau do viêm loét dạ dày
    2. 3.2 Mắc viêm phổi
    3. 3.3 Viêm tụy cấp
    4. 3.4 Lách to
  4. 3. Đau bụng bên trái ở nam giới
    1. 3.1 Nhiễm trùng/viêm túi tinh
    2. 3.2 Viêm tuyến tiền liệt
    3. 3.3 Xoắn tinh hoàn
  5. 4. Đau bụng bên trái ở nữ giới
    1. 4.1 Sảy thai
    2. 4.2 Mang thai ngoài tử cung
    3. 4.3 U nang buồng trứng
    4. 4.4 U xơ tử cung
  6. 5. Chẩn đoán 
    1. 5.1 Siêu âm bụng tổng quát
    2. 5.2 Xét nghiệm máu ẩn trong phân
    3. 5.3 Chụp X-quang
    4. 5.4. Nội soi dạ dày, đại tràng
  7. 6. Đau bụng bên trái – Khi nào nên tới gặp bác sĩ?
  8. 7. Một số bài thuốc dân gian chữa đau bụng bên trái
    1. 7.1 Sử dụng gừng tươi
    2. 7.2 Uống nước mật ong ấm
    3. 7.3 Kết hợp giữa lá bạc hà, gừng, tỏi
    4. 7.4 Sử dụng lá ổi giảm các cơn đau bụng 
  9. 8. Phòng tránh đau bụng bên trái

1. Bụng trái bao gồm những cơ quan nội tạng nào?

Ổ bụng được phân chia thành 9 vùng bao gồm: Vùng thượng vị, vùng hạ sườn phải, vùng hạ sườn trái, vùng rốn, vùng mạng mỡ phải, vùng mạng mỡ trái, vùng hạ vị, vùng hố chậu phải, vùng hố chậu trái.

Cơ quan nội tạng vùng bụng trái

Các bệnh liên quan tới đau bụng bên trái theo từng vị trí

Vùng bụng bên trái bao gồm các phần hạ sườn trái, vùng mạng mỡ trái và hố chậu trái có chứa các cơ quan bộ phận như:

Phân vùng Bộ phận
✅  Hạ sườn trái ⭐  Lá lách, một phần dạ dày, góc đại tràng trái, đuôi tụy, tuyến thượng thận trái, cực trên thận trái
✅  Mạng mỡ trái ⭐  Đại tràng xuống, thận trái, ruột non
✅  Hố chậu trái ⭐  Đại tràng Sigma, ruột non (đoạn có túi thừa mecken), buồng trứng trái (ở nữ), hệ thống hạch bạch huyết, một phần cơ đáy chậu, phía sau vùng hố thắt lưng có thận và niệu quản

Khi xuất hiện những cơn đau bụng trái âm ỉ hoặc quặn thắt, kèm theo các triệu chứng khác nhau, có thể một trong các cơ quan nội tạng trên đã gặp tổn thương. Do vùng bụng bên trái có chứa các bộ phận, cơ quan liên quan tới dạ dày, một phần tụy, ruột, thận và đại tràng cũng như vùng chậu.Vì vậy, nên có những chẩn đoán bước đầu trước khi tình trạng nặng nề thêm.

> Xem thêm: Vị trí đại tràng nằm ở đâu? Có cấu tạo và chức năng gì?

đau bụng bên trái

2. Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng dưới bên trái là một triệu chứng có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra, tùy thuộc vào vị trí, mức độ và thời gian của cơn đau. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến gây đau bụng dưới bên trái:

2.1 Viêm đường ruột

Bệnh xảy ra do ruột bị nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc các yếu tố khác. Viêm đường ruột có thể gây đau bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi ăn hoặc đi đại tiện. Các triệu chứng khác bao gồm tiêu chảy, sốt, buồn nôn, nôn, đầy bụng, ợ hơi.

Để điều trị viêm đường ruột, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy hoặc thuốc cân bằng điện giải theo chỉ định của bác sĩ.

2.2 Mắc bệnh viêm túi thừa

Đây là một trong những bệnh gây triệu chứng của đau bụng dưới bên trái. Viêm túi thừa có thể xảy ra do viêm nhiễm, nhiễm trùng, tắc ruột….

Bệnh gây đau bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi chuyển động, ho, hắt hơi hoặc chạm vào vùng bụng. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Để điều trị viêm túi thừa, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

2.3 Đau do có sỏi thận

Sỏi thận hình thành do tích tụ các chất vô cơ, như canxi, oxalat, urat, v.v.

Sỏi thận có thể gây đau bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi sỏi di chuyển xuống niệu quản hoặc bàng quang.

Các triệu chứng khác bao gồm đi tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, sốt, ớn lạnh. Để điều trị sỏi thận, bạn có thể dùng các loại thuốc giãn niệu quản, thuốc giảm đau, uống nhiều nước hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ./.

2.4 Mắc các bệnh lý đường sinh dục

Đây là nhóm các bệnh liên quan đến các cơ quan sinh dục, như buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo (ở nữ) hoặc tinh hoàn, niệu đạo, bàng quang, tiền liệt tuyến (ở nam).

Bệnh lý hệ sinh dục có thể gây đau bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi quan hệ tình dục, có kinh nguyệt, đi tiểu hoặc đại tiện. Các triệu chứng khác bao gồm ra khí hư, máu, mủ hoặc nước tiểu bất thường, ngứa, rát, sưng, đau ở vùng sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh. Để điều trị bệnh lý hệ sinh dục, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng nhiễm, thuốc nội tiết, thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

2.5 Mắc các bệnh về đại tràng

Một số bệnh liên quán đến đại tràng có thể dẫn đến đau bụng bên trái như:

  • Viêm đại tràng: bệnh thường xuất hiện đau bụng phía bên trái kèm rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ.
  • Hội chứng ruột kích thích IBS: đau bên trái bụng kèm theo đầy hơi, chướng bụng, phân lẫn chất nhầy, rối loạn đại tiện.
  • Táo bón: đau bên trái bụng do phân không được đào thải ra ngoài…

3. Tình trạng đau bụng trên bên trái

Đau bụng trên bên trái thường được tính từ phần trên rốn đến xương ức. Do vậy khi gặp phải đau bụng phía trên bên trái, rất có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về thận trái, tụy hoặc dạ dày và một phần đại tràng. Các nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái thường gặp như:

3.1 Đau do viêm loét dạ dày

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương do quá nhiều axit, vi khuẩn HP, thuốc chống viêm không steroid hoặc các yếu tố khác. Viêm loét dạ dày có thể gây đau bụng trên bên trái, đặc biệt là khi đói, ăn cay, chua, béo hoặc uống rượu.

Các triệu chứng khác bao gồm ợ nóng, buồn nôn, nôn máu, đi phân có máu hoặc phân đen. Để điều trị viêm loét dạ dày, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng axit, ức chế bơm proton, đối kháng thụ thể H2 hoặc kháng sinh…

nguyên nhân đau bụng bên trái

Vùng bụng bên trái bị đau có thể do nhiều nguyên nhân và liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm.

3.2 Mắc viêm phổi

Đây là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Viêm phổi có thể gây đau bụng trên bên trái, đặc biệt là khi ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.

Các triệu chứng khác bao gồm sốt, ho, khó thở, đau ngực, đờm có màu hoặc máu. Để điều trị viêm phổi, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm hoặc thuốc giảm đau theo chỉ định…

3.3 Viêm tụy cấp

Tình trạng tuyến tụy bị viêm nhiễm do nhiễm trùng, sỏi tụy, rượu hoặc các yếu tố khác. Viêm tụy cấp có thể gây đau bụng trên bên trái, đặc biệt là khi ăn hoặc uống.

Các triệu chứng khác bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, vàng da, vàng mắt. Để điều trị viêm tụy cấp, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật theo chỉ định…

3.4 Lách to

Đây là tình trạng lá lách bị phì đại do nhiễm trùng, chấn thương, xơ gan, ung thư máu, viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý khác. Lách to có thể gây đau bụng trên bên trái, đặc biệt là khi chạm vào hoặc vận động. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, mệt mỏi, giảm cân, đau họng, sưng hạch.

Để điều trị lách to, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

>>Tìm hiểu thêm: Mẹo đơn giản chống đầy hơi và chướng bụng

Đau bụng trái ở nam và nữ

Đau bụng ở nam và nữ có gì khác nhau?

3. Đau bụng bên trái ở nam giới

Nam giới có thể gặp một số vấn đề liên quan tới sinh sản gây nên những cơn đau bụng trên hoặc dưới bên trái, cụ thể:

3.1 Nhiễm trùng/viêm túi tinh

Là tình trạng túi tinh bị nhiễm trùng gây viêm khiến cho chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm sút. Bên cạnh đó còn gây ra các cơn đau quặn vùng bụng trái bên dưới. Một số các cơn đau đặc trưng như:

  • Đau bụng dưới ở tầng sinh môn mỗi lần đi tiểu, cơn đau có thể lan tới hậu môn và vùng bìu
  • Đau khi quan hệ, cơn đau có thể lan từ ống dẫn tinh đến sau vùng chậu
  • Tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc xuất tinh ra máu, mủ…

3.2 Viêm tuyến tiền liệt

Tình trạng sưng đau của tuyến tiền liệt, một tuyến thuộc hệ tiết niệu, có chức năng tiểu tiện nhưng liên quan tới hoạt động tình dục và sinh sản.

Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh thường có biểu hiện tiểu dắt, tiểu đục, đau bụng hạ vị sau đó lan xuống chân…

đau bụng bên trái ở nam giới

Tình trạng sưng đau của tuyến tiền liệt biểu hiện bằng cơn đau bụng bên trái ở nam

3.3 Xoắn tinh hoàn

Tình trạng này gây ra triệu chứng đau bụng vùng bên trái, đi kèm với biểu hiện nôn, buồn nôn, đi tiểu đau, sốt. Cần được đưa cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

4. Đau bụng bên trái ở nữ giới

Đối với chị em trong độ tuổi sinh sản, các cơn đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý như:

4.1 Sảy thai

Có kèm theo các biểu hiện chảy máu âm đạo, kèm cơn đau dai dẳng, đau âm ỉ bụng dưới bên trái.

4.2 Mang thai ngoài tử cung

Trong giai đoạn đầu của thai sẽ xuất hiện những cơn đau co thắt, đau bụng từng cơn bên trái kèm chảy máu âm đạo bất thường.

4.3 U nang buồng trứng

Là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng, với các dạng u nang bao gồm u nang bì, u nang nội mạc tử cung, u nang tuyến.

4.4 U xơ tử cung

Được hình thành khi các tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn lại của thành tử cung.

Các bệnh lý thường đi kèm với triệu chứng: bụng dưới căng cứng, rối loạn kinh nguyệt, máu kinh vón cục màu đen…

đau bụng bên trái ở nữ giới

5. Chẩn đoán 

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng đau bụng, vị trí và tần suất đau (đau bụng trên hay đau bụng dưới) kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, sốt, chán ăn, đi ngoài ra máu… để chẩn đoán bệnh ban đầu.

Ngoài ra, dựa vào các dấu hiệu của phân hoặc nước tiểu cũng như các biểu hiện như vàng da, khó thở, lạnh run… khi đau bụng cũng xác định được các loại bệnh khác nhau liên quan tới vùng bụng trái.

Sau khi xác định được vị trí đau và các biểu hiện cụ thể, để biết chính xác bệnh gặp phải sẽ tiến hành một trong các phương pháp chẩn đoán khác như

5.1 Siêu âm bụng tổng quát

Nhằm khảo sát các khối u hoặc viêm hạch ổ bụng hoặc phát hiện sớm lồng ruột hoặc các dấu hiệu bất thường của các bệnh:

– Viêm tuyến tụy, lá lách to

– Liên quan tới hệ tiết niệu: tắc nghẽn thận, sỏi thận, ung thư bàng quang, niệu quản

– Các bệnh liên quan tới hệ sinh dục: tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến

– Các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa: viêm ruột thừa, đau dạ dày, các khối u, cục máu đông

– Phát hiện phình động mạch chủ bụng, các chất lỏng tích tụ trong ổ bụng…

5.2 Xét nghiệm máu ẩn trong phân

Nhằm xác định bệnh cụ thể nếu gặp phải các triệu chứng bất thường như đau bụng dai dẳng:

– Loét dạ dày

– Loét tá tràng

– Ung thư dạ dày

Viêm loét đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại tràng

– Tầm soát ung thư đường tiêu hóa

5.3 Chụp X-quang

Nhằm mục đích:

  • Tìm kiếm nguyên nhân gây đau, sưng ở bụng hoặc buồn nôn, ói mửa liên tục
  • Tìm nguyên nhân gây đau lưng dưới ở hai bên cột sống
  • Tìm sỏi trong túi mật, thận, niệu quản hoặc bàng quang
  • Tìm không khí bên ngoài ruột
  • Tìm vật bị nuốt phải hoặc đưa vào khoang cơ thể

5.4. Nội soi dạ dày, đại tràng

Trong trường hợp chưa xác định được tình trạng, vị trí tổn thương, nguyên nhân tổn thương ngay cả khi đã chụp X-quang, siêu âm, buộc phải quan sát trực tiếp.

Nội soi đại tràng hoặc ổ bụng, dạ dày nhằm mục đích hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề của đường tiêu hóa.

6. Đau bụng bên trái – Khi nào nên tới gặp bác sĩ?

chẩn đoán đau bụng bên trái

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện chính xác nguyên nhân gây đau bụng trái.

Ngay khi có những triệu chứng đau bên trái không rõ nguyên nhân, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Cụ thể:

  • Đau đột ngột, dữ dội
  • Sốt
  • Phân lẫn máu
  • Buồn nôn và nôn mửa kéo dài
  • Sút cân
  • Đau dữ dội khi chạm vào bụng
  • Sưng bụng
  • Cơn đau kéo dài mặc dù đã sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà

7. Một số bài thuốc dân gian chữa đau bụng bên trái

Trong trường hợp biết được nguyên nhân dẫn tới triệu chứng đau bụng trái có liên quan tới các bệnh lý, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, nếu có tư vấn của bác sĩ sử dụng các bài thuốc dân gian, bạn có thể làm theo các cách dưới đây:

7.1 Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi có tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, giảm các cơn đau bụng hiệu quả.

Khi xuất hiện đau bụng trái do rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể uống một cốc trà gừng ấm để cải thiện tình trạng.

7.2 Uống nước mật ong ấm

Mật ong được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau, được coi là chất kháng sinh tự nhiên giúp giảm nhanh các triệu chứng đau và ổn định hệ tiêu hóa.

Sử dụng mật ong và nước ấm hoặc kết hợp với các thảo dược khác để giảm triệu chứng đau.

Cách thực hiện:

  • Pha 1-2 thìa mật ong cùng nước ấm
  • Uống trực tiếp đến khi các triệu chứng thuyên giảm
  • Đối với người bị đau dạ dày, có thể sử dụng bài thuốc từ mật ong nghệ vàng, giúp kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, đau bụng, tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột, giúp giảm đau dạ dày hiệu quả
  • Mật ong và bột chuối xanh có tác dụng nuôi dưỡng tế bào lớp lót ở dạ dày, ruột, giảm tình trạng viêm loét…
  • Người bệnh mắc viêm dạ dày có thể sử dụng một muỗng bột chuối xanh hòa với 1 muỗng mật ong và nước ấm mỗi ngày.

7.3 Kết hợp giữa lá bạc hà, gừng, tỏi

Cả ba vị này đều có tính ấm, giúp cải thiện triệu chứng đau bụng.

Cách thực hiện:

  • Xay nhuyễn hỗn hợp gồm lá bạc hà, gừng, tỏi với nước ấm
  • Uống ngày hai lần.

7.4 Sử dụng lá ổi giảm các cơn đau bụng 

Một trong những dược liệu tự nhiên có thể kiểm soát cơn đau bụng rất tốt chính là lá ổi.

Cách thực hiện:

  • Lấy một ít búp ổi non sao nóng với muối và đun sắc cùng một củ gừng đã nướng trong khoảng 15 phút
  • Mỗi ngày uống hai lần để đẩy lùi cơn đau bụng trái

8. Phòng tránh đau bụng bên trái

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh đau bụng bên trái, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như:

  • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kì
  • Trước khi thăm khám không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kê đơn mà không có chỉ định của bác sĩ
  • Không nên làm việc quá sức khi đau dữ dội
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học như ăn chậm nhai kỹ, tăng cường chất xơ, hạn chế dầu mỡ, bia rượu…
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức
  • Tránh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Tập thể dục, thể thao hàng ngày tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không nên bỏ bữa, nên ăn vào khung giờ cố định
  • Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo tham khảo của các bác sĩ hoặc người có chuyên môn

Trên đây là thông tin về đau bụng bên trái, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh. Nếu xuất hiện triệu chứng đau vùng eo bên trái, đau bụng dưới bên trái kéo dài bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0343.44.66.99 để được tư vấn giải đáp.

XEM THÊM:

  • Đau bụng trên rốn tiềm ẩn nguy cơ gì?
  • Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?
  • 4 thủ phạm gây đau bụng xung quanh rốn không phải ai cũng biết

Từ khóa » đau Rát Bụng Dưới Bên Trái