Bị đau Nhức Từ Mông Xuống Bắp Chân Là Do đâu? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng bị đau nhức từ mông xuống bắp chân ở bên phải hoặc bên trái hoặc cả hai bên thường được quy về chứng đau dây thần kinh tọa. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác ở cột sống thắt lưng cũng gây nên tình trạng này. Trong đó, một số bệnh lý sẽ có xu hướng phát triển nguy hiểm nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị.
Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu về một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức từ lưng và mông lan xuống bắp chân qua các thông tin sau đây nhé!
Bị đau nhức từ mông xuống bắp chân là bệnh gì?
Đau dây thần kinh tọa
Mông được cấu tạo từ nhiều lớp mô cơ và mỡ do đó rất ít bị chấn thương do tai nạn hay các va đập khác. Vì thế, phần lớn các trường hợp bị đau nhức từ mông xuống bắp chân là do các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh dài nhất và lớn nhất cơ thể xuất phát từ xương cùng chạy dài đến chi dưới.
Khi bạn ngồi sai tư thế, mang vác nặng hoặc vận động mạnh trong thời gian dài sẽ gây chèn ép lên dây thần kinh tọa từ đó gây đau kèm theo ngứa ran từ mông xuống bắp chân.
Bên cạnh đó, bất kỳ bệnh lý cơ xương khớp hay thần kinh nào chèn ép lên dây thần kinh tọa đều làm cho người bệnh bị đau nhức từ mông xuống bắp chân.
Hội chứng Piriformis (hội chứng cơ hình lê)
Dây thần kinh tọa chạy dọc theo cơ piriform (cơ hình lê) nên bất kỳ tình trạng cơ hình lê bị viêm, phì đại hay co thắt cũng ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Sau đó dẫn đến triệu chứng đau tương tự như đau dây thần kinh tọa. Triệu chứng này bao gồm co thắt và đau nhói ở mông đồng thời lan xuống chân.
Hội chứng này thường phổ biến ở người làm việc văn phòng, tài xế lái xe hay những nghề nghiệp phải ngồi lâu, gần như cả ngày. Ngoài ra, một số trường hợp, nguyên nhân gây hội chứng cơ hình lê thường do chấn thương trong tai nạn.
Viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm một hoặc cả hai khớp ở xương cùng. Đây là khớp xương đóng vai trò kết nối xương cột sống và xương chậu dưới. Đau do viêm khớp cùng chậu có thể ảnh hưởng đến lưng dưới, mông và khiến cho người bệnh bị đau nhức từ mông xuống bắp chân. Các cơn đau này thường trở nên nặng nề hơn khi bạn đứng trong thời gian dài, đi lên hoặc đi xuống cầu thang bộ hoặc chạy bằng các bước dài.
Thoái hóa đĩa đệm lưng
Nhiều trường hợp bị đau nhức từ mông xuống bắp chân là do thoái hóa đĩa đệm ở lưng. Thoái hóa đĩa đệm là một phần của tiến trình lão hóa tự nhiên, một số trường hợp là hệ quả của chấn thương ở cột sống thắt lưng.
Vì đĩa đệm là các đĩa mềm, có khả năng nén lại nhằm đóng vai trò như bộ phận giảm xóc trong cột sống nên khi các đĩa đệm này bị thoái hóa, áp lực có thể chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh và gây đau. Mặc dù thoái hóa đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đâu nhưng phổ biến nhất là lưng dưới làm đau nhức vùng thắt lưng, mông và kéo dài đến chân.
Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân khiến người lớn tuổi bị đau nhức từ mông xuống bắp chân
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong số các nguyên nhân gây đau thắt lưng phổ biến ở người lớn tuổi. Khi cột sống bị thoái hóa có nguy cơ hình thành gai cột sống và lâu ngày các mỏm gai này sẽ chèn ép lên rễ thần kinh gây nên cơn đau từ lưng dưới kéo dài đến mông và chi dưới. Khi đó, người bệnh không chỉ đau ở vùng thắt lưng mà còn bị đau nhức từ mông xuống bắp chân.
Khi bị đau nhức từ mông xuống bắp chân, bạn nên làm gì?
Đa số trường hợp bị đau nhức từ mông xuống bắp chân liên quan đến dây thần kinh tọa sẽ thuyên giảm sau 4-6 tuần, bạn có thể làm giảm bớt cơn đau và đẩy nhanh tốc độ phục hồi bằng cách:
- Chườm túi nhiệt ấm lên vị trí đau nhức giúp làm dịu bớt đau và sưng (nếu có).
- Tập một số bài tập giảm đau thần kinh tọa.
- Duy trì cường độ vận động thích hợp. Tránh ngồi hay nằm lâu, ở trường hợp này nằm hay ngồi nghỉ nhiều sẽ không giúp giảm đau mà ngược lại nó còn làm bạn đau nhức nhiều hơn.
- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau sau khi hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ. Các thuốc giảm đau thông thường như NSAIDs hay paracetamol thường không hiệu quả trong những trường hợp này.
- Đệm thêm một cái gối nhỏ giữa hai đầu gối khi ngủ nằm nghiêng hoặc đặt một chiếc đệm nhỏ dưới hai đầu gối khi ngủ nằm ngửa sẽ giúp bạn đỡ đau.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đi khám bác sĩ ngay khi triệu chứng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm sau trong vài tuần hoặc có xu hướng nặng hơn và cản trở đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Gọi cấp cứu khi có dấu hiệu:
- Bị đau thần kinh tọa ở cả hai bên.
- Bị tê và yếu ở cả hai bên chân ngày càng tiến triển nặng hơn.
- Bị tê xung quanh mông và bộ phận sinh dục.
- Bắt đầu có dấu hiệu mất kiểm soát tiểu tiện và đại tiện, chẳng hạn như khó tiểu hay đi tiêu không kiểm soát.
Trên đây là bệnh lý có thể khiến cho người bệnh bị đau nhức từ mông xuống bắp chân. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì một số bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có nguy cơ gây nên các biến chứng khó lường khác.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » đau Mông Là Bệnh Gì
-
Đau Cơ Mông: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách điều Trị - Vinmec
-
Hiện Tượng đau Cơ Mông Và Cách điều Trị đau Cơ Mông Trong Thai Kỳ
-
Đau Lưng Dưới Gần Mông Có Nguy Hiểm Không Và Cách Khắc Phục
-
12 Nguyên Nhân Gây Ra Triệu Chứng đau Vùng Mông Và Cách điều Trị
-
Đau Cơ Mông: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Lưu ý Từ Bác Sĩ
-
Đau Cơ Mông: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Đau Lưng Dưới Gần Mông Là Bệnh Gì, Chữa Trị được Không? | ACC
-
Đau Lưng Lan Xuống Mông Và Chân Cảnh Báo Bệnh Gì? | ACC
-
Đau Nhức Từ Mông Xuống Bắp Chân Là Bệnh Gì
-
Triệu Chứng đau Mông Nhiều ở Vị Trí Tiếp Xúc Với Ghế Ngồi Là Bệnh Gì?
-
Đau Khớp ở Mông Nguyên Nhân Do đâu? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bị đau Lưng Dưới Gần Mông ở Nữ Giới Có Nguyên Nhân Do đâu?
-
Đau Lưng Dưới Bên Trái Gần Mông Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Medinet
-
Đau Lưng Dưới Gần Mông Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Tại Nhà Hiệu ...
-
Đau Cơ Mông: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
-
Ngồi Xuống Là Nhói đau, Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
-
Đừng Chủ Quan Khi Mông đau, Nhức Mỏi Vì Ngồi Lâu