Bị Ghẻ ở Mông, Bẹn Phải Làm Sao? Cách Trị, Ngừa Thâm

Bị ghẻ ở mông, bẹn có thể dẫn đến ngứa ngáy dữ dội cùng với tình trạng nổi nhiều mụn nước li ti ở khu vực sinh dục. Nếu không được điều trị, xử lý kịp thời, ghẻ ở mông có thể gây thâm da và tăng nguy cơ lây lan.

ghẻ ở mông, bẹn
Ghẻ ở mông, bẹn có thể để lại sẹo và vết thâm nếu không điều trị phù hợp

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là một tình trạng da được gây ra bởi các con vẻ nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sau khi xâm nhập lên da, những con ve này bắt đầu đào sâu xuống bên dưới da và để trứng. Sau khi trứng nở, các con ve mới lại tiếp tục đào hang và đẻ trứng.

Những con ve gây bệnh ghẻ thường thích những vị trí ấm áp và ẩm ướt như các nếp gấp của da. Do đó, bệnh ghẻ thường có xu hướng phát triển ở một số vị trí trên cơ thể như:

  • Vùng háng
  • Dương vật và bìu
  • Đùi và mông
  • Vùng eo
  • Vùng ngực
  • Phần da ở giữa các ngón tay và ngón chân

Sau thời gian ủ bệnh, khoảng 4 – 6 tuần, người bệnh có thể phát triển các phản ứng miễn dịch với ve ghẻ. Điều này dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ dội, nổi mẩn đỏ, hình thành vẩy trên da và rò rỉ dịch. Gãi hoặc làm trầy xước khu vực ghẻ có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn và gây bệnh chốc lở.

Trẻ em, người cao tuổi và người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng như bệnh chốc lở, viêm mô tế bào, áp xe da và nhiễm trùng huyết. Hầu hết người bệnh ghẻ có khoảng 12 – 15 con ghẻ trên cơ thể. Các con ghẻ này có thể lây lan thông qua người khác khi tiếp xúc trực tiếp.

Đối với tình trạng bị ghẻ ở mông và bẹn, bệnh có thể lây lan thông qua việc quan hệ tình dục. Ngoài ra, do vị trí đặc biệt, bị ghẻ ở mông ben rất dễ để lại vết thâm và sẹo. Vì vậy, nếu có dấu hiệu bệnh ghẻ, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Triệu chứng và dấu hiệu bị ghẻ ở mông, bẹn

Khi bị ghẻ ở mông, bẹn người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết cụ thể như:

bị ghẻ ở mông, bẹn
Bệnh ghẻ có thể dẫn đến ngứa ngáy dữ dội ở mông, háng và bẹn
  • Ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm
  • Nổi mề đay mẩn ngứa hoặc xuất hiện các mụn nước li ti trên da mông, bẹn, háng hoặc cả bộ phận sinh dục
  • Xuất hiện các đường lở loét trên da
  • Hình thành các vết lở loét tương tự như bệnh loét sinh dục
  • Gãi ngứa có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp và khiến bệnh ghẻ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể

Đối với người bệnh chưa từng mắc bệnh ghẻ, các triệu chứng có thể mất khoảng 4 – 6 tuần để phát triển các dấu hiệu đầu tiên. Tuy nhiên, đối với người đã từng bệnh ghẻ, các triệu chứng có thể xuất hiện sau vài ngày.

Bệnh ghẻ có thể lây lan một cách nhanh chóng thông qua việc tiếp xúc da trực tiếp. Do đó, người bị ghẻ ở mông hoặc bẹn nên tránh các hoạt động tình dục hoặc tiếp xúc da khu vực bệnh với người khác. Ngoài ra, giữa vệ sinh ngay sau khi đi vệ sinh, tắm hoặc chạm vào khu vực da bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở mông và bẹn

Bệnh ghẻ là bệnh lây lan nhanh chóng thông qua việc tiếp xúc da hoặc chạm trực tiếp vào da của người bệnh. Tuy nhiên ve ghẻ không thể bay, do đó các tiếp xúc da đủ lâu như quan hệ tình dục mới có thể dẫn đến lây lan ghẻ.

Bệnh ghẻ ở mông và bẹn có thể lây thông qua việc quan hệ tình dục, cọ xát hoặc tiếp xúc gần với khu vực bệnh. Bao cao su và màng chắn miệng không thể phòng ngừa lây lan ghẻ. Ngoài ra, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh ghẻ cao hơn nếu có nhiều bạn tình.

Bên cạnh đó, bệnh ghẻ ở háng, mông và bẹn có thể lây lan thông qua việc chia sẻ giường chiếu, quần áo, khăn tắm hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ cũng phổ biến hơn ở những người có vệ sinh cơ thể kém hoặc sinh sống ở các khu tập thể như nhà dưỡng lão hoặc kí túc xá.

Chẩn đoán bệnh ghẻ ở mông và bẹn

Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng bệnh ghẻ bằng cách khám sức khỏe và các dấu hiệu liên quan. Da ngứa kèm với các đường trầy xước có thể là dấu hiệu của bệnh ghẻ. Ngoài ra, các vết phồng rộp ở mông và háng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ghẻ.

Cách trị ghẻ xốn ở mông
Đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh ghẻ. Cụ thể, bác sĩ sẽ cạo một lớp da mỏng ở mông, bẹn và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định trứng hoặc ve ghẻ. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để phân biệt bệnh ghẻ và một số bệnh lý có dấu hiệu liên quan như:

  • Viêm da tiếp xúc
  • Bệnh chàm
  • Viêm nang lông
  • Nhiễm bọ chét hoặc rệp
  • Bệnh giang mai
  • Loét hạ cam

Bị ghẻ ở mông, bẹn điều trị như thế nào?

Bệnh ghẻ là một điều kiện có thể điều trị được. Điều trị kịp lúc là điều quan trọng, đặc biệt là đối với người có hệ thống miễn dịch yếu. Trì hoãn điều trị có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp và truyền nhiễm ve ghẻ cho người khác.

Người bị ghẻ ở mông và bẹn có thể được đề nghị các biện pháp điều trị ghẻ tại nhà như tắm nước nóng hoặc tắm mỗi ngày. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc mỡ để điều trị ngứa và thuốc chống ghẻ tại chỗ để tiêu diệt ghẻ, ngăn ngừa lây lan.

Cách trị ghẻ ở mông tại nhà
Sử dụng thuốc điều trị ghẻ ở mông theo hướng dẫn của bác sĩ

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị ghẻ ở mông, háng và bẹn bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine như diphenhydramine có thể kiểm soát ngứa
  • Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để chống nhiễm trùng và ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng do gãi ngứa gây ra
  • Kem steroid thoa tại chỗ để giảm ngứa và sưng

Trong thời gian điều trị ghẻ ở mông và bẹn, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc thân mật với người khác. Điều này có thể ngăn ngừa lây lan ghẻ cho người khác.

Để ngăn ngừa tái nhiễm trùng sau điều trị ghẻ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thường xuyên khử trùng quần áo, khăn trải giường và các vật dụng cá nhân sau khi sử dụng.

Thông thường các triệu chứng bệnh ghẻ có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Do đó, nếu các triệu chứng kéo dài hơn thời gian này, người bệnh nên đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Cách xử lý sẹo thâm do ghẻ

Bị ghẻ ở mông, bẹn có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và để lại sẹo thâm nếu không được xử lý đúng phương pháp. Trong trường hợp bị sẹo thâm do ghẻ, người bệnh có thể tham khảo một số cách xử lý như:

Cách trị thâm mông do ghẻ tại nhà
Tắm nước nóng và baking soda có thể hạn chế tình trạng thâm mông do ghẻ
  • Điều trị bệnh ghẻ: Điều trị bệnh đúng phương pháp là các tốt nhất để phòng ngừa sẹo thâm khi bị ghẻ ở mông. Người bệnh có thể sử dụng vào buổi tối và rửa lại sáng hôm sau để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa vết thâm mông.
  • Tránh gây trầy xước da: Hạn chế gây trầy xước hoặc tổn thương da có thể giúp da phục hồi sau khi điều trị ghẻ và không để lại vết thâm. Nếu cần thiết, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc kháng histamine để ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy.
  • Làm sạch khu vực ghẻ hàng ngày: Thường xuyên vệ sinh khu vực bệnh ghẻ bằng xà phòng hoặc nước sạch để nhiễm trùng vi khuẩn. Làm khô da mông và bẹn bằng cách vỗ nhẹ thay vì chà xát, điều này có thể hạn chế các vết thâm.
  • Massage, xoa bóp: Người bệnh cần chờ đến khi các vết loét do ghẻ lành hoàn toàn trước khi massage, xoa bóp vết sẹo. Ấn vết sẹo bằng ngón tay với lực vừa phải và xoa theo đường tròn trong một vài phút để giảm kích thích các mô.
  • Tắm nước ấm với baking soda hoặc bột yến mạch: Ngâm vùng mông, bẹn hoặc tắm nước ấm với baking soda hoặc bột yến mạch có thể cải thiện các cơn ngứa do ghẻ gây ra. Người bệnh nên ngâm ít nhất là 10 phút mỗi lần để hỗ trợ các triệu chứng.
  • Sử dụng chiết xuất hành tây: Sử dụng các loại kem thoa có chiết xuất hành tây có thể ngăn ngừa sẹo và hạn chế tình trạng thâm da ở mông sau khi điều trị bệnh ghẻ.
  • Che khu vực bệnh ghẻ bằng gel silicone: Ngay khi vết ghẻ lành lại, người bệnh có thể dán gel silicone lên khu vực da bệnh. Điều này có thể giúp da ngậm nước suốt cả ngày và hạn chế các vết thâm. Sử dụng các tấm silicon liên tục trong 6 – 12 tháng để ngăn ngừa các vết thâm.
  • Sử dụng thuốc mỡ vitamin E: Sử dụng thuốc mỡ có chứa vitamin E ở khu vực mông, bẹn có thể ngăn ngừa hình thành vết thâm và sẹo do ghẻ. Tuy nhiên, vitamin E có thể gây kích ứng da và khiến các triệu chứng ghẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng vitamin E để phòng ngừa thâm khi bị ghẻ ở mông.

Biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ ở mông và bẹn

Người bị ghẻ ở mông và bẹn có thể gặp nhiều khó khăn khi ngăn ngừa bệnh lây lan sang bộ phận sinh dục và các vị trí khác trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn ngừa ghẻ lây sang người khác bằng cách:

  • Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh ghẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc thân mật, da kề da đối với người khác.
  • Quan hệ tình dục chung thủy, một vợ, một chồng sau khi điều trị thành công bệnh ghẻ.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên giặt quần áo, khăn trải giường, khăn tắm và các vật dụng cá nhân khác.
  • Hạn chế đến các khu vực đông người hoặc khu vực sống tập thể.
  • Tránh sử dụng chung quần áo, khăn trải giường và các vật dụng cá nhân khác.

Bị ghẻ ở mông và bẹn có thể lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể khi tiếp xúc hoặc lây lan cho người khác trong các hoạt động tình dục. Ngoài ra, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp có thể dẫn đến sẹo và vết thâm. Vì vậy, người bị ghẻ ở mông nên đến bệnh viện và có biện pháp xử lý phù hợp.

4.8/5 - (23 bình chọn)

Từ khóa » Ghẻ Lở ở Mông