Ghẻ Xốn Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Đặt lịch

Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da có khả năng lây lan mạnh mẽ. Đặc trưng của bệnh là những nốt mẩn đỏ có hình dạng như nốt muỗi chích kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Tình trạng này thường có xu hướng lan rộng khi người bệnh gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bệnh. Ghẻ xốn xảy ra do sự xâm nhập của ký sinh trùng. Do đó bệnh có khả năng lây nhiễm cao và dễ tái diễn nhiều lần.

Ghẻ xốn là gì?

Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da. Bệnh xuất hiện do sự xâm nhập và phát triển của cái ghẻ ( ký sinh trùng ghẻ, tên tiếng Anh Sarcoptes scabiei). Kích thước của cái ghẻ rất nhỏ, chỉ khoảng 1/4mm.

Chính vì thế người bệnh không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường mà phải thực hiện một số xét nghiệm hay quan sát trên kính hiển vi. Do các hoạt động của cái ghẻ thường diễn ra vào ban đêm nên cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng sẽ tăng lên trong giờ đi ngủ.

Ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Tìm hiểu ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, phòng ngừa và cách điều trị

Bệnh ghẻ xốn thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh khiến bệnh nhân khó chịu, ngứa ngáy liên tục, làm giảm chất lượng đời sống và dễ lây lan sang vùng da lành.

Bên cạnh đó cái ghẻ thường hoạt động mạnh và sinh sản rất nhanh. Vì thế quá trình điều trị bệnh thường gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và dễ tái đi tái lại nhiều lần khi trứng ghẻ không được tiêu diệt hoàn toàn.

Tham khảo thêm: Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ xốn

Ký sinh trùng ghẻ chính là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ xốn. Bệnh xuất hiện khi loại ký sinh trùng này bám lên da, sinh sôi và gây tổn thương trên diện rộng. Những yếu tố được liệt kê dưới đây có thể thúc đẩy sự xâm nhập của ký sinh trùng, khiến bệnh hình thành và tiến triển nhanh. Cụ thể:

  • Tiếp xúc với nguồn lây: Nếu một trong những thành viên trong gia đình hoặc trong môi trường làm việc hay sinh hoạt có người bị ghẻ, thì nguy cơ bị lây nhiễm của bạn sẽ được nâng cao. Hiện tượng lây nhiễm sẽ xảy ra khi người lành có tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, da kề da hoặc tiếp xúc với vết thương. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc gián tiếp. Cụ thể như ngủ chung giường, sử dụng chung vật dụng cá nhân (khăn tắm, khăn mặc, quần áo, mền, gối).
  • Điều kiện vệ sinh kém: Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng ghẻ cùng nhiều tác nhân gây bệnh khác lây lan, phát triển mạnh và gây bệnh. Ngoài ra nếu không chú ý trong vấn đề vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sống và làm việc, cái ghẻ sẽ bám lên da và nhanh chóng sinh sôi gây bệnh toàn thân.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Mặc dù không phổ biến nhưng việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là yếu tố đẩy nhanh sự hình thành và tiến triển của bệnh ghẻ xốn. Thông qua tiếp xúc gần người lành có thể bị nhiễm ký sinh trùng từ người bệnh.
Ký sinh trùng ghẻ chính là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ xốn
Ký sinh trùng ghẻ (cái ghẻ) chính là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ xốn

Triệu chứng của bệnh ghẻ xốn

Những triệu chứng cơ bản của bệnh ghẻ xốn tương tự như các bệnh viêm da thông thường. Vì thế bệnh nhân thường khó xác định chính xác  bệnh lý, dễ nhầm lẫn với những tổn thương ngoài da khác và áp dụng sai phương pháp điều trị. Để nhận biết bệnh ghẻ xốn bạn cần chú ý quan sát kỹ và dựa vào những triệu chứng sau:

  • Cơn ngứa phát sinh một cách đột ngột và nghiêm trọng khiến người bệnh không thể kiểm soát hoạt động gãi ngứa. Trong giai đoạn đầu của bệnh, cơn ngứa thường chỉ xuất hiện ở một vị trí nhất định, sau đó tạo thành một vệt đỏ nổi bật trên làn da.
  • Nổi nhiều mụn nước ngay tại vùng da bị ngứa, vị trí thường gặp nhất là chân, tay, đùi và bụng. Đối với trẻ em, cái ghẻ và những triệu chứng của bệnh thường tập trung ở vùng da sau mông và ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Những mụn nước thường xuất hiện với kích thước nhỏ.
  • Vào ban đêm cơn ngứa sẽ xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn. Ngoài ra mức độ nghiêm trọng của cơn ngứa cũng gia tăng khi thời tiết nóng bức, cơ thể ẩm ướt do đổ nhiều mồ hôi.
  • Sau khi bệnh tiến triển và chuyển sang giai đoạn hai, những khu vực có da bệnh sẽ xuất hiện những nốt chốc, lở loét và kèm theo tình trạng chảy máu nhẹ. Ngoài ra những nốt mụn mủ hoặc mụn nhọt cũng có thể xuất hiện ở trung tâm.
  • Khi thường xuyên dùng tay cào và gãi nhiều, vùng da bị ghẻ sẽ có dấu hiệu chai cứng, nổi cộm, đồng thời thay đổi màu sắc da, da trở nên sẫm màu hơn.
  • Khi bệnh ghẻ xốn tiến triển đến giai đoạn cuối, việc thường xuyên dùng tay cào và gãi mạnh sẽ khiến da ngứa ngáy nghiêm trọng, để lại những tổn thương sâu,  da tiết dịch có màu vàng và hình thành sẹo sau khi lành. Ngoài ra triệu chứng cũng có thể nhanh chóng lây lan trên vùng da lành.

 Mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ xốn

Bệnh ghẻ xốn thường không gây nguy hiểm do bệnh chỉ tạo ra những tổn thương ngoài da. Tuy nhiên nếu quá trình điều trị không sớm diễn ra hoặc bệnh nhân điều trị sai cách, bệnh ghẻ xốn cùng các triệu chứng sẽ nhanh chóng lan rộng ra toàn thân, gây tổn thương và hình thành sẹo vĩnh viễn.

Bên cạnh đó nếu bệnh nhân thường xuyên cào hoặc gãi ngứa, vùng da bị ghẻ sẽ trở nên khô ráp và nứt nẻ. Đồng thời tổn thương, lở loét và dễ bị nhiễm khuẩn. Khi đó mụn mủ sẽ xuất hiện, bệnh nhân có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng chàm eczema và viêm cầu thận cấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

Tham khảo thêm: Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Biện pháp chẩn đoán bệnh ghẻ xốn

Bệnh ghẻ xốn được chẩn đoán thông qua những tổn thương thực thể, triệu chứng lâm sàng và tiền sử mắc bệnh. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như sinh thiết da, xét nghiệm dịch tiết và xét nghiệm máu để tìm kiếm nguyên nhân và xác định chính xác bệnh lý.

Bệnh ghẻ xốn được chẩn đoán thông qua những tổn thương thực thể, triệu chứng lâm sàng và tiền sử mắc bệnh
Bệnh ghẻ xốn được chẩn đoán thông qua những tổn thương thực thể, triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm và tiền sử mắc bệnh

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh ghẻ xốn,  bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với một số nguyên tắc và phương pháp sau:

1. Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ xốn

Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả chữa trị:

  • Theo dõi và quan sát những biểu hiện khi vùng da bệnh, sớm đến bệnh viện và thực hiện thăm khám, áp dụng phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên điều trị bệnh ghẻ từ giai đoạn đầu để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất.
  •  Nên tiến hành thăm khám và điều trị dự phòng cho tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là khi có biểu hiện ngứa ngáy.
  • Nếu biểu hiện ngứa ngáy xuất hiện vào ban đêm và có mức độ nghiêm trọng cao, người bệnh cần sử dụng thuốc đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để phòng ngừa cơn ngứa lây lan và gây mất ngủ.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh ghẻ xốn đúng với chỉ định của bác sĩ, kể cả thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Thông thường bệnh ghẻ sẽ được điều trị bằng thuốc bôi. Tuy nhiên đối với một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp thuốc uống.
  • Sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc để điều trị toàn thân. Cụ thể như thuốc kháng sinh, vitamin C và vitamin B dạng viên uống… Lưu ý chỉ nên sử dụng kết hợp các loại thuốc khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.
  • Trong suốt thời gian điều trị bệnh ghẻ, người bệnh cần hạn chế  sử dụng tay cào cấu lên vùng da bệnh, đặc biệt không móc các nốt ghẻ để phòng ngừa nốt ghẻ vỡ. Dịch chảy ra từ nốt ghẻ có thể khiến vết loét lan rộng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2. Dùng thuốc Tây điều trị bệnh ghẻ xốn

Tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng và diện tích vùng da bệnh, người bị ghẻ xốn sẽ  được chữa bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị được ưu tiên.

Thông thường đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị với thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc. Đối với những trường hợp nặng hơn, triệu chứng lan rộng ra toàn thân, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị toàn thân với thuốc uống.

Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị ghẻ xốn:

Thuốc điều trị bệnh ghẻ xốn cho người lớn

  • Thuốc Pyréthrinoide (Sprégal)

Thuốc Pyréthrinoide (Sprégal) được vào chế dưới dạng thuốc xịt. Thuốc này có tác dụng điều trị tại chỗ cho những trường hợp bị ghẻ và có cơn ngứa lan rộng.

Sau khi đã vệ sinh cơ thể sạch sẽ và lau khô, người bệnh sử dụng loại thuốc này để xịt vào những khu vực có da bệnh. Nên đặt chai xịt cách bề mặt da khoảng 20cm.

Liều dùng thuốc: Sử dụng thuốc 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 12 tiếng.

Lưu ý: Không xịt thuốc vào niêm mạc, mắt và vết thương hở bởi thuốc có thể làm ảnh hưởng xấu đến những vị trí này.

  • Thuốc Lindane

Thuốc Lindane là thuốc trị ghẻ xốn được bào chế dưới dạng xịt. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ và thấm khô nước trên da.

Liều dùng thuốc: Sử dụng thuốc 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 12 tiếng. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

Lưu ý: Không sử dụng Lindane cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do nhóm thuốc này có độc tính.

  • Thuốc DEP

Thuốc DEP được bào chế dưới dạng kem bôi và được sử dụng phổ biến cho những trường hợp bị ghẻ, trong đó có ghẻ nước, ghẻ xốn, ghẻ phỏng. Do chứa thành phần kháng khuẩn mạnh nên loại thuốc này có khả năng khắc phục nhanh triệu chứng, làm lành tổn thương và tiêu diệt cái ghẻ.

Khi sử dụng thuốc DEP để điều trị bệnh ghẻ xốn, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc với lượng vừa đủ, không bôi thuốc lên những vùng da nhạy cảm. Ngoài ra người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng thuốc: Bôi thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài khoảng 7 ngày.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.

Tham khảo thêm: Tổng quan về bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh và hướng điều trị

  • Thuốc Benzoat de benzyl

Thuốc Benzoat de benzyl được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài. Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp giảm ngứa và tiêu diệt nhanh cái ghẻ cùng các loại ký sinh trùng khác.

Tương tự như những loại thuốc bôi ngoài da khác, thuốc Benzoat de benzyl được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bệnh sau khi tắm rửa sạch sẽ và lau khô da.

Liều dùng thuốc: Sử dụng thuốc 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 8 tiếng. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

  • Thuốc Ivermectine

Thuốc Ivermectine được bào chế dưới dạng viên uống. Thuốc được sử dụng để điều trị toàn thân đối với những trường hợp nặng, bệnh ghẻ xốn lan rông toàn thân gây tổn thương da và ngứa ngáy nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc Ivermectine sẽ giúp người bệnh tiêu diệt cái ghẻ, làm lành tổn thương trên diện rộng, ức chế cơn ngứa và những triệu chứng khó chịu khác.

Tuy nhiên trong quá trình điều trị với thuốc Ivermectine, người bệnh có thể mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế loại thuốc này chỉ được chỉ định khi cần thiết. Bên cạnh đó người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc điều trị bệnh ghẻ xốn cho người lớn
Những loại thuốc dùng điều trị bệnh ghẻ xốn cho người lớn

Thuốc điều trị bệnh ghẻ xốn cho trẻ em

  • Thuốc Spregal (esdepallethrin)

Thuốc Spregal (esdepallethrin) là thuốc xịt thường được chỉ định cho những trẻ em mắc bệnh ghẻ xốn. Thuốc này có tác dụng làm dịu cơn ngứa và giúp tổn thương mau lành. Trước khi dùng thuốc, trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ và lau khô da. Mặc quần áo cho trẻ sau khi dùng thuốc.

Liều dùng thuốc: Xịt thuốc từ 1 – 2 lần/ ngày tùy theo độ tuổi mắc bệnh và chỉ định của bác sĩ.

  • Permethrin cream 5% (Elimite)

Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite) được dùng cho những trẻ bị ghẻ ngứa, ghẻ xốn, nấm da hoặc những bệnh ngoài da khác liên quan đến ký sinh trùng. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch bôi ngoài da, có thể sử dụng an toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Liều dùng thuốc: Dùng thuốc mỗi ngày 1 lần. Cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc.

  • Thuốc Eurax (crotamintan) 10%

Thuốc Eurax (crotamintan) 10% mang đến hiệu quả cao trong việc tiêu diệt cái ghẻ, giảm ngứa và điều trị ghẻ xốn ở trẻ em.

Liều dùng thuốc: Bôi thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày. Mỗi lần cách nhau từ 6 đến 10 giờ.

  • Thuốc Cephalexine gói bột 125mg

Thuốc Cephalexine là thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng bột pha uống. Loại thuốc này phù hợp cho những trẻ nhỏ mắc bệnh ghẻ kèm theo biểu hiện bội nhiễm. Tuy nhiên thuốc Cephalexine chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng thuốc: Uống 50mg/ kg trọng lượng/ lần x 3 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 8 tiếng. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

  • Thuốc Phenergan 0,1%

Thuốc phenergan 0,1% là kháng sinh dạng thuốc. Thuốc được chỉ định cho những trẻ trên 2 tuổi có biểu hiện ngứa nhiều.

Liều dùng thuốc: Uống 0,5mg/ kg trọng lượng/ lần/ ngày.

Lưu ý chung:

  • Người bệnh chỉ sử dụng thuốc sau khi thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.
  • Nên dùng thuốc đúng với yêu cầu của bác sĩ, không sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt là trẻ em.

3. Điều trị bệnh ghẻ xốn theo dân gian

Người bệnh có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên để làm thuốc đắp hoặc dung dịch rửa vết thương để cải thiện bệnh ghẻ xốn và các triệu chứng. Phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn theo dân gian tương đối lành tính và an toàn, có thể dùng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ hoặc muốn kiểm soát triệu chứng.

Cách sử dụng chuối xanh điều trị bệnh ghẻ xốn

Tác dụng:

  • Chất nhựa trong chuối có tính chống viêm mạnh, sát khuẩn và cải thiện các triệu chứng ngoài da
  • Làm giảm sưng tấy, loại bỏ ký sinh trùng
  • Tiêu diệt cái ghẻ, tổn thương co lại, nhanh hồi phục và không để lại sẹo
  • Điều trị ghẻ ngứa, chứng đau nhức khớp.

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối xanh.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch quả chuối, sau đó thái mỏng
  • Vệ sinh và lau khô vùng da bệnh
  • Dùng một lát chuối xanh chà xát lên khu vực bị ghẻ để nhựa chuối bám dính  trên bề mặt da và phát huy tác dụng
  • Rửa lại da sau 30 phút
  • Thực hiện 3 lần/ ngày, duy trì trong 3 tuần.
Cách sử dụng chuối xanh điều trị bệnh ghẻ xốn
Cách sử dụng chuối xanh điều trị bệnh ghẻ xốn

Tham khảo thêm: Bệnh á sừng liên cầu là gì? Nguy hiểm không? Cách trị

Cách điều trị ghẻ bằng lá mướp

Tác dụng:

  • Điều trị ghẻ xốn, ghẻ nước, ghẻ ngứa cho người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai
  • Sát trùng, diệt vi khuẩn và ký sinh trùng trên da
  • Chống viêm, giảm sưng.

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 lá mướp tươi
  • Một ít muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá mướp, nên ngâm nguyên liệu trong nước muối
  • Tiến hành giã nát lá mướp cùng với một ít muối
  • Vệ sinh da sạch sẽ và lau khô, chà xát lá mướp lên vùng da bệnh
  • Dùng gạc băng cố định lá mướp, sau 30 phút, rửa lại vùng da bệnh
  •  Sử dụng lá mướp 2 lần/ tuần, kéo dài 7 ngày.

Cách dùng lá trầu không giảm viêm ngứa và trị ghẻ xốn

Tác dụng:

  • Cải thiện tình trạng viêm ngứa trên bề mặt da
  • Kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng và cái ghẻ
  • Làm lành tổn thương, phòng ngừa bệnh ghẻ tái phát.

Nguyên liệu:

  • 3 – 4 lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và giã dập
  • Đun sôi lá trầu không với 2 lít nước trong 10 phút, tắt bếp, hòa nước lá trầu không với một ít nước lạnh
  • Vệ sinh da sạch sẽ, tiếp tục dùng nước lá trầu không để ngâm rửa, đồng thời sử dụng bã chà xát lên da khoảng 10 phút
  • Lau khô da và mặc đồ
  • Sử dụng lá trầu không mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày.
Cách dùng lá trầu không giảm viêm ngứa và trị ghẻ xốn
Cách dùng lá trầu không giảm viêm ngứa và trị ghẻ xốn

Cách sử dụng lá ổi chữa các triệu chứng của bệnh ghẻ xốn

Tác dụng:

  • Giảm ngứa, hồi phục da bệnh
  • Điều trị ghẻ xốn, ghẻ nước, phòng ngừa ký sinh trùng xâm nhập.

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá ổi.

Cách thực hiện:

  • Rửa thật sạch lá ổi và đun trong 5 lít nước
  • Đợi nước lá ổi nguội bớt thì mang nước này tắm toàn thân, đồng thời vò nát lá ổi và chà xát lên da
  • Thực hiện từ 3 – 4 lần/tuần.

Cách kiểm soát triệu chứng của bệnh ghẻ xốn bằng lá muồng trâu

Tác dụng:

  • Tiêu diệt nấm và ký sinh trùng
  • Giảm ngứa và trị viêm.

Nguyên liệu:

  • 3 lá muồng trâu.

Cách thực hiện:

  • Vệ sính sạch sẽ lá muồng trâu, sau đó giã nát nguyên liệu với 1 ít muối
  • Đắp lá muồng trâu lên vùng da bệnh sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ
  • Cố định thuốc bằng gạc trong 30 phút, vệ sinh lại da bằng nước ấm
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Lưu ý: 

  • Không dùng cho trẻ em để tránh gây kích ứng.

Tham khảo thêm: Á sừng da đầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ xốn

Dưới đây là những biện pháp có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh ghẻ xốn hình thành và tái phát:

  • Điều trị dự phòng cho cả gia đình khi có thành viên mắc bệnh ghẻ.
  • Tránh ngủ chung hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh hay bị nghi ngờ mắc bệnh
  • Giặt quần áo, mền, gối, bao nệm và vệ sinh đồ dùng cá nhân mỗi ngày. Đồng thời nên phơi các vật dụng dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo mầm bệnh được tiêu diệt.
  • Tắm rửa mỗi ngày, giữ cho da luôn khô thoáng và sạch sẽ. Nên thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Sinh sống và làm việc trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ, có ánh nắng tự nhiên và có độ ẩm thích hợp.
  • Nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh ghẻ xốn bằng cách luyện tập thể thao và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung vitamin, omega-3 và khoáng chất có trong rau của quả, trái cây và cá.
Luyện tập thể thao và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Luyện tập thể thao và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh ghẻ xốn

Bệnh ghẻ xốn có khả năng lây lan và làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng, khiến bệnh nhân khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, ngay khi nhận thấy da đỏ, nổi mụn nước và ngứa ngáy bất thường, người bệnh cần tìm đến chuyên khoa da liễu để được được thăm khám và chữa trị kịp thời, phòng ngừa bệnh lan rộng.

Có thể bạn quan tâm

  • 10+ thuốc trị ghẻ nước nhanh khỏi, hết ngứa (bôi + uống)
  • Chữa ghẻ bằng nước muối – Hết ngứa cực nhanh

Từ khóa » Ghẻ Lở ở Mông