BỊ HÔI CHÂN PHẢI LÀM SAO?
Có thể bạn quan tâm
Ngoài sự bất tiện khi đôi bàn chân luôn ướt nhẹp, nhớp nháp thì người bị đổ mồ hôi chân nhiều còn phải đối mặt với cơn khủng hoảng mang tên hôi chân. Bàn chân bị đổ mồ hôi, tích tụ lại trong không gian hẹp, kín, kết hợp với các vi khuẩn tại chân khi phân hủy sẽ gây ra mùi cực kỳ khó chịu. Đổ mồ hôi chân có phải là dấu hiệu của bệnh tật gì hay không? Ngoài việc tìm cách trị chứng đổ mồ hôi thì trị mùi hôi cũng là điều cấp bách. Dưới đây là một số cách làm sẽ giúp ích cho bạn:
Mục lục:
- Bước 1: Làm sạch chân
- Tẩy da chết ở bàn chân.
- Làm khô chân.
- Sát trùng
- Dùng bột làm khô
- Bước 2: Làm sạch Giày Dép
- Đi dép, giày hở mũi.
- Thay tất hàng ngày.
- Rắc bột phấn rôm vào giày và tất.
- Sử dụng lót giày từ gỗ tuyết tùng.
- Dùng giày luân phiên.
Bước 1: Làm sạch chân
Tẩy da chết ở bàn chân.
Tẩy da chết là việc cần thiết nhưng không ít người bỏ qua bước này. Nếu bạn chỉ tẩy da chết sơ sơ với dung dịch xà phòng trong lúc tắm thì chưa đủ. Mục đích của việc tẩy da chết ở chân là để tránh vi khuẩn và các tế bào chết, tế bào chết chính là thức ăn của vi khuẩn. Khi bạn rửa chân, hãy làm sạch toàn bộ bàn chân với bàn chải, xơ mướp, hoặc bất cứ sản phẩm tẩy da chết nào, và nhớ dùng xà phòng kháng khuẩn. Đừng quên tẩy da chết ở kẽ ngón chân.
Làm khô chân.
Sau khi tắm rửa thì hãy nhớ cần để chân khô hoàn toàn. Hơi ẩm, dù là nước hay mồ hôi, sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Dùng khăn khô, sạch lau kỹ bàn chân, và cả những nhón chân nữa trước khi bạn đi tất hay làm bất cứ thứ gì.
Sát trùng
Thông thường thì phần này là không cần thiết, tuy nhiên với những người bị hôi chân thì lại vô cùng quan trọng. Bạn hoàn toàn có thể dùng chất sát trùng dành cho tay để dùng cho chân cũng được. Sản phẩm này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ở chân và hạn chế sự phát triển của chúng.
Dùng bột làm khô
Cọ rửa bàn chân và ngón chân với một trong các loại bột sau đây sẽ giúp bạn chống lại mùi hôi chân. Đây là các thành phần thường gặp ở các sản phẩm khử mùi hôi chân được bán trên thị trường:
Phấn rôm (bột talc). Đây thực chất là một chất làm khô, vì thế sẽ giúp chân bạn không bị ra mồ hôi.
Bột nở. Bột nở giúp tạo môi trường kiềm, mà vi khuẩn thì không ưa môi trường kiềm.
Bột ngô. Bột ngô có tác dụng hút mồ hôi.
Bước 2: Làm sạch Giày Dép
Đi dép, giày hở mũi.
Đi giày hở mũi sẽ giúp không khí lưu thông qua bàn chân, giúp chân khô thoáng và giúp bạn hạn chế tiết mồ hôi. Nếu bạn ra mồ hôi chân, không khí lưu thông sẽ giúp mồ hôi được thoát và bốc hơi một cách nhanh chóng. Nếu khi trời lạnh, hãy đi giày da hoặc giày vải, như vậy sẽ giúp chân bạn có thể “thở” được. Hãy nói không với giày cao su hoặc giày nhựa.
Thay tất hàng ngày.
Tất ngoài tác dụng giữ ấm còn thấm mồ hôi ở chân, và tất sẽ khô khi bạn cởi ra. Nếu bạn đi cùng một đôi tất trong nhiều ngày liên tục sẽ khiến mồ hôi tạo ra mùi khó chịu. Vì thế hãy thay tất hàng ngày, nhất là khi bạn thấy chân mình ra mồ hôi. Bạn nên thường xuyên đi tất, trừ khi bạn đi giày hở mũi. Bạn có thể đi hai đôi tất một lúc để tăng khả năng thấm mồ hôi.
Hãy thử những loại tất làm từ sợi bông hoặc len. Tất không có chất hấp thụ (như nilon) sẽ tạo thành một môi trường ấm áp thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
Rắc bột phấn rôm vào giày và tất.
Trước khi rắc thêm bột mới vào giày và tất, cần nhớ bỏ hết bột cũ của ngày hôm trước ra. Bột phấn rôm, baking soda giúp hấp thụ hơi ẩm và mùi hôi.
Sử dụng lót giày từ gỗ tuyết tùng.
Ngoài dùng vụn gỗ hoặc gỗ tuyết tùng bào, bạn còn có thể dùng lót giày làm từ gỗ tuyết tùng. Tinh dầu tự nhiên của gỗ tuyết tùng có tính kháng khuẩn và kháng nấm, do đó giúp chống vi khuẩn và làm giảm cũng như phòng tránh chứng hôi chân, bệnh nấm chân và nấm móng. Đây cũng là một cách khá tiện dụng tương tự như dùng bột, kem hay các dung dịch đã nói ở trên.
Dùng giày luân phiên.
Hãy để cho giày của bạn khô hoàn toàn vì như vậy vi khuẩn sẽ không có cơ hội để tồn tại và phát triển. Thường thì một đôi giày sẽ khô hoàn toàn trong vòng ít nhất là 24 giờ.
Khi phơi giày, hãy bỏ lót giày ra ngoài. Nếu bạn đi cùng một đôi giày ngày này qua ngày khác, khả năng chân bạn sẽ bị hôi là rất cao. Bạn có thể vo tròn giấy báo lại và nhét vào trong đôi giày bị ẩm, giấy báo sẽ giúp hút hơi ẩm và giày của bạn sẽ khô chỉ sau một đêm. .
Bạn thấy đấy, bị đổ mồ hôi chân và hôi chân mang lại rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày, nhưng không phải hoàn toàn không có cách khắc phục. Ngoài những bước làm sạch cơ bản thì các bạn cũng nhớ nên giặt giày thường xuyên và chú ý để cho giày khô hoàn toàn rồi hẵng sử dụng nhé.
Bài viết liên quan:
- Đặc sản Hà Giang ngon, lạ, đủ dinh dưỡng cho hành…
- Chả cá bao nhiêu calories? Cách làm chả cá cân bằng…
- Chả Mực bao nhiêu CALO? Tất tần tật về món chả mực…
- Chả rươi Tứ Kỳ của DASAVINA có ngon không và mua ở đâu?
- LÀM SAO ĐỂ CƠ THỂ BỚT MÙI HÔI
- Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không? Có ảnh…
Từ khóa » Chân Hôi Thì Phải Làm Sao
-
10+ Cách Trị Hôi Chân Nhanh Nhất, Khử Sạch Mùi Ngay Tại Nhà
-
7 Cách Trị Hôi Chân Hiệu Quả để Bạn Hết đỏ Mặt Vì Nồng Nặc
-
12 Cách Chữa Hôi Chân Nhanh, đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Cách Trị Hôi Chân Triệt để? - Vinmec
-
Một Số Mẹo Giúp điều Trị Hôi Chân Hiệu Quả
-
Làm Thế Nào để Giảm Hôi Chân | BvNTP
-
Mùi Hôi Chân: Nguyên Nhân Cách điều Trị Dứt điểm
-
Mách Bạn 5 Cách Trị Hôi Chân Vĩnh Viễn Ngay Tại Nhà Siêu Hiệu ...
-
Mẹo Khử Mùi Hôi Chân : 8 Mẹo Hiệu Quả Chỉ Nhờ Vào ... - Cooky
-
MẸO XỬ LÝ MÙI HÔI CHÂN - PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ EXSON
-
Nguyên Nhân Và Cách Khử Mùi Hôi Chân Khi Mang Giày - ONOFF
-
6 Cách Trị Hôi Chân Khi đi Giày Nhiều Hiệu Quả Nhanh Chóng Triệt để ...
-
Làm Gì Khi Bị Hôi Chân?
-
Trị Chứng Ra Mồ Hôi Chân Mùa Hè - Bệnh Viện Hồng Ngọc