Bí Kíp Cách Làm Chè Dừa Dầm Ngon Chuẩn Vị Hải Phòng | VinID

Nhắc đến ẩm thực ăn chơi nổi tiếng tại đất cảng Hải Phòng không thể không nhắc tới món chè dừa dầm ngon trứ danh. Món ăn được làm từ dừa thơm lừng kết hợp cùng sữa đặc ngọt lịm, ngậy béo, cứ ăn là nghiện. Vào bếp trổ tài ngay với cách làm chè dừa dầm sau để chiêu đãi cả nhà vào cuối tuần nhé!

Nội dung chính

  • 1. Cách nấu chè dừa dầm ngọt thanh, ngậy béo
    • 1.1. Nguyên liệu chế biến
    • 1.2. Cách thức chế biến
  • 2. Lưu ý khi ăn chè dừa dầm
  • 3. Chè dừa dầm để được bao lâu?

1. Cách nấu chè dừa dầm ngọt thanh, ngậy béo

1.1. Nguyên liệu chế biến

Nguyên liệu chính chế biến món chè dừa dầm
Nguyên liệu chính chế biến món chè dừa dầm

Phần nước cốt dừa:

  • 1kg cùi dừa

Phần sữa dừa:

  • 500ml – 800ml nước cốt dừa
  • 80gr đường
  • 100ml sữa đặc
  • Muối
  • 50gr bột bắp hoặc bột gạo

Phần thạch rau câu dừa 

  • 500ml nước dừa
  • 1 gói bột rau câu con cá dẻo
  • 150ml nước cốt dừa
  • 200gr đường
  • 500ml nước lọc

Phần trân châu dừa 

  • 300gr cùi dừa tươi
  • 600gr bột năng
  • 500ml nước ấm 

1.2. Cách thức chế biến

Bước 1: Nấu nước cốt dừa

  • Rửa sạch miếng cùi dừa tươi to, 1 nửa dùng dao bào nhỏ vụn, 1 phần dùng dao thái sợi dài vừa ăn.
  • Phần dừa bào cho vào khoảng 300ml nước lọc, nhào cho bớt nhớt, rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Lọc hỗn hợp qua rây lọc để chắt lấy phần nước cốt, loại bỏ phần bã.

Bước 2: Nấu phần sữa dừa

  • Đổ phần nước cốt dừa vào nồi, thêm đường và 1 chút muối đun ở lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn.
Công đoạn nấu sữa dừa sánh mịn, ngậy béo
Công đoạn nấu sữa dừa sánh mịn, ngậy béo
  • Pha loãng bột bắp với nước ấm, đổ từ từ vào nồi, dùng đũa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sánh mịn trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Cho sữa đặc vào đun cùng để gia tăng vị ngậy béo rồi tắt bếp, chờ nguội hoàn toàn.

Lưu ý: Nếu bạn sử dụng loại đóng hộp bán sẵn, khi nấu hỗn hợp sữa dừa sẽ đặc hơn bình thường. Bởi vậy, bạn không cần thiết cho thêm bột bắp hay bột gạo vào đâu nhé!

Bước 3: Nấu rau câu dừa tươi & rau câu giả dừa non

Nấu rau câu dừa tươi 

  • Cho các nguyên liệu gồm 550ml nước dừa tươi, 70gr đường vào 1 cái nồi. Dùng muỗng khuấy đều cho hoà tan.
  • Bắc nồi lên bếp, đun ở lửa nhỏ cho đến khi thạch sôi. Trong quá trình đun, bạn nhớ hớt bọt để thạch trong và tắt bếp.
  • Đổ thạch ra khay để nguội hoàn toàn và đông lại trong ngăn mát tủ lạnh. Lấy dao thái sợi nhỏ hoặc xắt hạt lựu tuỳ ý.

Lưu ý: Bạn có thể thay thế bột rau câu để chế biến rau câu dừa mềm dẻo hơn.

Nấu rau câu giả dừa non

  • Cho 5gr bột rau câu con cá dẻo và đường vào nồi hoà tan cùng nước lọc, đun sôi ở lửa nhỏ. 
  • Thêm 1 chút nước cốt dừa vào để tạo màu trắng đục giống với màu cùi dừa non. 
Công đoạn chế biến thạch rau câu dừa
Công đoạn chế biến thạch rau câu dừa
  • Trong quá trình đun sôi, bạn nên thường xuyên hớt lớp bọt trên bề mặt để thạch trong và không bị rỗ. 
  • Tắt bếp, đổ vào khuôn thạch để nguội bớt rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho đông lại. Dùng dao thái thạch thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 4: Chế biến trân châu dừa

  • Rây 600gr bột năng qua rây lọc cho bột mịn, từ từ đổ nước ấm vào để điều chỉnh độ đặc loãng phù hợp đến khi được khối bột kết dính.
  • Nhào bột bằng tay cho đến khi khối bột mềm mịn, bọc kín với màng bọc thực phẩm. Để bột nghỉ trong khoảng 20 – 30 phút.
Công đoạn chế biến trân châu dừa dai giòn
Công đoạn chế biến trân châu dừa dai giòn
  • Rửa sạch cùi dừa, dùng dao xắt hạt lựu nhỏ để làm nhân trân châu dừa. 
  • Lấy khối bột ra, lấy từng lượng bột vừa phải, lăn tròn, miết miếng bột dài ra, đặt nhân dừa ở giữa. 
  • Túm bột lại sao cho bột bọc kín nhân dừa và viên tròn lại. 
  • Đun sôi 500ml nước trên bếp, từ từ thả trân châu vào luộc chín, nổi lên trên mặt nước. Vớt trân châu ra, thả vào tô nước lạnh để trân châu dai giòn. 

Bước 5: Hoàn thiện món chè dừa dầm

  • Trộn đều các nguyên liệu đã chế biến vào 1 cái cốc lớn. 
  • Rắc thêm chút dừa tươi nạo sợi và đậu phộng rang là có ngay ly chè dừa dầm béo ngậy, thơm ngon.

Lưu ý: Để chế biến dừa dầm thành công:

  • Nên sử dụng nước dừa tươi và nước cốt dừa tươi thay vì đồ đóng hộp. 
  • Nên lựa chọn dừa bánh tẻ để chế biến sẽ thơm ngon, béo ngậy hơn. Đây là những trái dừa cứng với lớp vỏ nâu nhạt. 
  • Cho thêm lá dứa vào đun cùng để nước cốt dừa thơm thoang thoảng, cuốn hút.

2. Lưu ý khi ăn chè dừa dầm

Chè dừa dầm thơm lừng, ngậy béo, ăn vào ngày nóng bức rất thích hợp. Tuy nhiên, năng lượng từ món ăn vặt này sẽ làm bạn cân nhắc đấy nhé!

Món chè dừa dầm cung cấp năng lượng khá lớn
Món chè dừa dầm cung cấp năng lượng khá lớn
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 ly chè dừa dầm chứa khoảng 500 – 550 calo, tương đương với 1 bữa ăn của bạn.
  • Trân châu dừa có thể ăn kèm nhiều món ăn khác như dừa xiêm, chè thập cẩm hoặc uống cùng trà trái cây,…
  • Nên sử dụng nước dừa tươi và nước cốt dừa tươi thay vì đồ đóng hộp, thêm lá dứa vào đun cùng để nước cốt dừa có mùi thơm cuốn hút.
  • Nên lựa chọn dừa bánh tẻ để chế biến sẽ thơm ngon, béo ngậy hơn. Đây là những trái dừa cứng với lớp vỏ nâu nhạt. 

3. Chè dừa dầm để được bao lâu?

Chè dừa dầm có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 1 – 2 ngày. Bởi món ăn được chế biến từ dừa tươi nguyên chất, nếu khí hậu quá nóng dễ làm dừa lên men và hỏng nhanh. Món ăn để lâu có thể bị chua, ảnh hưởng đến hương vị của món chè, ăn vào dễ gây đau bụng.

Đối với tín đồ hảo ngọt chắc hẳn ai cũng mê đắm hương vị thơm lừng, béo ngậy của món chè dừa dầm. Chỉ chưa đầy 10 phút, với cách làm chè dừa dầm được chia sẻ trên bạn sẽ có ngay tô chè ngon không kém nhà hàng đâu nhé! Mua sắm nguyên liệu cùng Vinmart gần nhất hoặc qua app VinID và vào bếp chế biến ngay thôi!

Banner CTA Đi chợ online 750

>>> Cách nấu chè cốm thơm nức <<<

Từ khóa » Calo Dừa Dầm