Bí Kíp Cho Bà Bầu Bị đầy Hơi Chướng Bụng Khi Mang Thai - Hello Bacsi

Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng là vấn đề sức khỏe không quá hiếm gặp trong thai kỳ. Vậy có bầu đầy bụng phải làm sao? Bạn hãy thử vận động nhẹ, ăn thực phẩm có nhiều chất xơ để trị đầy bụng.

Bà bầu bị đầy bụng khi mang thai là tình trạng phổ biến mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể gặp trong quãng thời gian 9 tháng của thai kỳ. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như cách cải thiện tình trạng này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua những chia sẻ của bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung trong bài viết sau nhé! 

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu: Tư vấn của bác sĩ sản khoa

Khi mẹ bầu bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao? Nếu bị đầy bụng khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo một số cách chữa đầy bụng cho bà bầu như sau: 

  • Uống thêm nước, nhất là nước lọc ấm.
  • Bận trang phục thoải mái, tránh quần áo bó sát.
  • Uống một số loại trà thảo mộc có công dụng giảm đầy bụng như trà bạc hà, trà lá mâm xôi, trà phúc bồn tử.
  • Vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như tập yoga, đi bộ để lưu thông khí trong dạ dày và đường tiêu hóa.
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như cà rốt, táo, bột yến mạch, rau lá xanh và quả lê.
  • Uống nước hạt methi (hạt cỏ cà ri) cũng là cách chữa đầy bụng cho bà bầu hiệu quả. Bạn hãy cho 1 muỗng cà phê hạt methi vào 1 cốc nước, đợi khoảng vài giờ, lọc bỏ hạt và thưởng thức.
  • Bà bầu uống nước chanh ấm cũng là biện pháp trị đầy hơi chướng bụng khi mang thai khá hiệu quả. Bạn chỉ cần vắt nước cốt 1 quả chanh vào một cốc nước rồi cho thêm nửa thìa baking soda vào, khuấy đều cho đến khi muối nở tan hoàn toàn.

Bác sĩ sản khoa “vạch mặt” 5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đầy hơi chướng bụng

bà bầu bị đầy hơi chướng bụng

Ngoài việc đi tìm giải pháp cho thắc mắc bà bầu đầy bụng phải làm sao, nhiều mẹ bầu cũng quan tâm đến các vấn đề gây ra tình trạng này. Điều này giúp các mẹ bầu có thể phòng ngừa tình trạng đầy hơi chướng bụng hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến mẹ bầu mắc phải tình trạng khó tiêu, đầy hơi gồm:

1. Mất cân bằng nội tiết tố

Hormone progesterone là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đầy hơi khi mang thai. Trong thời gian bầu bí, nội tiết tố progesterone được tiết ra quá mức, có thể làm giãn cơ. Khi các cơ của ruột của bạn giãn ra, quá trình tiêu hóa cũng sẽ chậm lại đáng kể. Tình trạng thức ăn được tiêu thụ “lưu trú” trong đường tiêu hóa lâu ngày khiến bà bầu chướng bụng, đầy hơi.

2. Đái tháo đường thai kỳ khiến bà bầu bị đầy bụng, buồn nôn

Khi mang thai, lượng đường trong máu của phụ nữ thường tăng cao và nếu vượt mốc an toàn, bạn có thể mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng sức khỏe này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu do ăn không tiêu, bụng bị chướng, nhất là giai đoạn nửa sau của thai kỳ.

3. Ăn nhiều hơn khi mang thai dễ làm bà bầu bị đầy bụng

Cảm giác thèm ăn khi mang thai vô tình sẽ khiến bạn bị đầy hơi chướng bụng do lúc này mẹ bầu thường có xu hướng ăn nhiều hơn mức bình thường.

4. Cơ thể thay đổi

Những thay đổi cơ thể khi mang thai cũng có thể dẫn đến khí hơi tích tụ trong dạ dày. Khi bạn gần đến kỳ dự sinh, áp lực từ tử cung lên khoang bụng ngày càng lớn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, làm tăng nguy cơ dẫn đến đầy hơi.

5. Tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến bà bầu bị đầy bụng khó tiêu

Việc tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng khí hơi tích tụ trong đường tiêu hóa khiến bà bầu bị sôi bụng. Nếu ăn nhiều thực phẩm chiên rán, các sản phẩm từ sữa, các loại rau họ cải (cải bắp) hoặc đồ uống có gas trong khi mang thai, mẹ bầu có thể bị đầy hơi và chướng bụng.

[embed-health-tool-due-date]

Bác sĩ sản khoa tư vấn cách ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, chướng bụng khi mang thai  

bà bầu bị đầy hơi chướng bụng

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn cũng có thể giảm những loại thức ăn hay nước uống ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Mẹ bầu hãy thử áp dụng những gợi ý sau để tránh gặp phải tình trạng tiêu hóa này:

  • Hạn chế lượng nước trong bữa ăn
  • Không nằm nghỉ ngay sau vừa mới ăn
  • Chú ý nhai thật kỹ khi ăn
  • Tránh những loại thức uống chứa đường nhân tạo bởi chúng dễ gây khó tiêu
  • Không nên ăn những bữa ăn có khẩu phần lớn mà hãy chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ
  • Sau bữa ăn, hãy dành thời gian đi bộ, vì điều này có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột từ đó cải thiện tình trạng tiêu hóa của mẹ bầu
  • Thực hiện các biện pháp để giảm táo bón khi mang thai, vì mẹ bầu bị táo bón cũng có thể bị đầy hơi và chướng bụng.

Trong việc chăm sóc thai kỳ nói chung, các mẹ cũng có thể cân nhắc dùng thêm sữa bầu để đảm bảo dinh dưỡng tối đa cho cả mẹ và bé. Đồng thời, mẹ cũng có thể dùng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác để có một thai kỳ dễ chịu. Sau đây là một số sản phẩm sữa bầu, kem ngừa rạn da,… uy tín mẹ có thể tham khảo để lựa chọn:

Ngoài ra, bạn nên xem xét việc tập yoga trước khi sinh để học cách thư giãn và kỹ thuật thở tốt. Ở một số người, dạ dày của họ sẽ sinh ra nhiều khí gas hơn khi họ đang vui mừng hoặc lo lắng.

Nếu những biện pháp khắc phục tình trạng bà bầu bị đầy hơi chướng bụng như trên không mang lại hiệu quả, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có thể sử dụng loại thuốc nào để cải thiện cảm giác khó chịu hay không.

Từ khóa » đầy Bụng Xì Hơi Khi Mang Thai