Tại Sao Xì Hơi Nhiều Khi Mới Mang Thai? Có Sao Không? - Ích Nhi

Tóm tắt nội dung

  • 1 1. Tạo sao lại xì hơi nhiều khi mới mang thai?
  • 2 2. Các cách giúp bà bầu giảm triệu chứng “xì hơi”
    • 2.1 1. Ăn ít chia nhiều bữa
    • 2.2 2. Uống nhiều nước
    • 2.3 3. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh
    • 2.4 4. Ăn sữa chua
    • 2.5 5. Bữa tối ăn ít
    • 2.6 6. Mát xa bụng thích hợp
    • 2.7 7. Vận động thích hợp
    • 2.8 8. Tâm trạng thoải mái

Nhiều bà bầu thường tâm sự rằng, khi mang thai rất hay bị “xì hơi”, và khi xì hơi mùi rất thối. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này và phải làm thế nào để làm giảm xì hơi nhiều khi mới mang thai?

1. Tạo sao lại xì hơi nhiều khi mới mang thai?

Có lẽ nhiều bà bầu không biết nhưng xì hơi nhiều khi mới mang thai là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường vậy nên không cần quá căng thằng hay lo lắng. Điều này xảy ra có thể do bụng bị chướng khi hoặc tiêu hóa của mẹ bầu đang gặp vấn đề. Có hai nguyên nhân chính và cụ thể như sau:

  • Progesterone: Sau khi mang thai thì nội tiết tố progesterone tăng lên đáng kể trong dạ dày và ruột của phụ nữa, làm cho nhu động dạ dày trở nên yếu đi, acid dạ dày bài tiết ít hơn bình thường, sinh ra quá nhiều khí, gây xì hơi nhiều khi mới mang thai.

Hiện tượng xì hơi nhiều khi mới mang thai tốt hay không?Q

  • Do tử cung đột nhiên bị phình lên: Vào giữa kỳ mang thai, bé yêu của bạn ngày càng lớn lên và tử cung tăng to chèn ép vào dạ dạy, đường ruột, làm cho nhu động đường ruột dạ dày làm việc chậm, từ đó hình thành chướng khí. Khí lưu lại trong thời gian dài do nhu động dạ dày giảm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xì hơi nhiều khi mới mang thai.

2. Các cách giúp bà bầu giảm triệu chứng “xì hơi”

1. Ăn ít chia nhiều bữa

Để tránh chướng khí, các bà bầu nên ăn ít chia nhiều bữa, không nên ăn quá no. Khi dạ dày đã căng, nếu ăn thêm rất nhiều thức ăn sẽ làm cho dạ dày hoạt động quá lớn. Từ đó làm cho tình trạng chướng khí càng thêm nghiêm trọng.

>>> Mời bạn xem thêm: Bài thuốc dân gian trị đau họng cho bà bầu 

2. Uống nhiều nước

Trong ruột bắt buộc phải có đầy đủ nước mới có thể thúc đẩy nhanh “đi nặng” giảm nhẹ chướng khí. vậy nên uống nhiều nước sẽ giúp giảm hiện tượng xì hơi nhiều khi mới mang thai cho bà bầu.  

Bà bầu phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, nên chú ý tốt nhất uống nước ấm. Nước lạnh sẽ dẫn đến ruột đau quặn, làm cho tử cung co bóp. Ngoài ra, cũng không nên uống nước có tính kích thích hoặc nước ngọt có ga.

Bà bầu nên uống nhiều nước

3. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Chế độ ăn uống rất quan trong khi mang thai, tuy nhiên chúng ta không thể ăn đủ các loại thức ăn bổ dưỡng mà cần phải điều tiết lượng hoa quả và rau xanh để dạ dày làm việc tốt hơn, tránh xì hơi nhiều khi mới mang thai.

>>>> Xem thêm: Bé 4 tháng tuổi bị sổ mũi không nên làm gì? 

Phụ nữ mang thai còn rất dễ bị táo bón, phân không thải được ra ngoài cũng dễ dẫn đến chướng khí. Trong thời gian mang thai, bà bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh, bổ sung chất xơ, ngăn chặn táo bón, đồng thời nên hạn chế ăn các loại  thực phẩm dễ gây chướng khí như đậu, tinh bột…

bà bầu ăn nhiều hoa quả và rau củ

4. Ăn sữa chua

Sữa chua có rất nhiều tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa của mẹ và chả lạ gì khi đây là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cơ thể, giảm hiện tượng xì hơi nhiều khi mới mang thai.

Bà bầu nên ăn sữa chua vì trong sữa chua có chứa acid lactic và nhiều vi khuẩn có ích giúp thúc đẩy bài trừ khí thải trong cơ thể ra ngoài.

>>> Xem thêm: Bà bầu bị sốt virut có nguy hiểm không? 

5. Bữa tối ăn ít

Một ngày ăn 3 bữa, cố gắng buổi sáng và trưa ăn nhiều. Chức năng dạ dày đường ruột khá yếu vào buổi tối. Buổi tối nên ăn ít để tránh tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột.

6. Mát xa bụng thích hợp

Mát xa bụng là một trong các cách vô cùng dễ làm và hiệu quả để giảm hiện tượng xì hơi nhiều khi mới mang thai.

Để thực hiện, các mẹ nhẹ nhàng ấn nhẹ vào bụng, làm cho nhu động đường ruột thúc đẩy, bài trừ khí, giảm nhẹ chướng khí. Tuy nhiên, bà bầu cần chú ý không ấn nhầm vào tử cung. Ngoại lực bên ngoài ấn vào có thể làm cho tử cung to bóp, nghiêm trọng sẽ dẫn đến xuất huyết.

7. Vận động thích hợp

Trong thời gian bầu bí không nên toàn nằm yên trên giường và ngồi một chỗ không tập luyện, nên đi ra ngoài vận động thích hợp, ăn cơm xong đi bộ. Như vậy có thể tăng nhu động đường ruột, thúc đẩy bài trừ khí.

8. Tâm trạng thoải mái

Áp lực cũng làm cho đường ruột tăng khí thải và vi khuẩn độc hại. Trong thời kỳ mang thai bà bầu nhất định cần chú ý giữ tâm trạng thoải mái, điều này không những giúp giảm nhẹ triệu chứng “xì hơi” mà còn có thể giúp bà bầu phòng ngừa trầm cảm khi mang thai.

Xì hơi nhiều khi mới mang thai không hề gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng nào đối với sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên để tránh phiền toái, mẹ bầu hãy thực hiện một số cách phòng tránh hữu hiệu bên trên, vừa giảm xì hơi, vừa có thể bổ sung vitamin, khoáng chất qua các thực phẩm xanh. Hớn hết, khi không còn xì hơi nhiều nữa, dạ dày của mẹ bầu cũng có thể làm việc và vận hành tốt hơn bình thường.

Những bệnh mẹ bầu thường gặp phải và lời khuyên chuyên gia:

  • – Viêm họng khi mang thai – Bà bầu trị ra sao để an toàn?
  • – Cách chữa trị dành cho các mẹ bị hắt hơi khi mang thai
  • – Mẹo trị bệnh cảm cho bà bầu không dùng thuốc

Bà bầu bị xì hơi trong thời gian đầu là hiện tượng bình thường tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì bà bầu phải chú ý giữ gìn sức khoẻ nhất là chế độ ăn uống hợp lý và giữ tâm lý được ổn đinh. Hãy tham khảo thêm những bài viết của chúng tôi tại đây để có một sức khoẻ tốt hơn.

Theo DS Thu Giang

Từ khóa » đầy Bụng Xì Hơi Khi Mang Thai