Bí Kíp Nâng Cao Kỹ Năng Biên Dịch Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã hiểu gì về biên dịch và các kỹ năng biên dịch tiếng Anh cần thiết. Dưới đây 4Life English Center (e4Life.vn) xin đưa ra một số những bí kíp nâng cao kỹ năng biên dịch trong lĩnh vực tiếng Anh dành cho tất cả mọi người.
1. Biên dịch tiếng Anh là gì?
Là tập hợp các kỹ năng gồm kiến thức chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, năng lực tra cứu tổng hợp … Tóm lại, nói một cách đơn giản thì bạn có thể hiểu biên dịch (còn được gọi là phiên dịch viết) là việc chuyển từ một bản văn viết từ thứ tiếng này sang thứ tiếng khác. Người làm nghề biên dịch không phải chịu sức ép căng thẳng về thời gian hoặc yêu cầu phải phản ứng tức thì như ( phiên dịch ) dịch đoạn hội thoại. Tuy vậy, việc này yêu cầu cao hơn về độ chính xác và trôi chảy. Người dịch phải có khả năng khai thác tài liệu dịch một cách đa dạng, phong phú, không chỉ đúng và đủ ý nghĩa.
Trong công việc dịch thuật người dịch đặc biệt phải có khả năng sử dụng thành thào các kỹ năng dưới đây để có thể hoàn thành tốt một bản dịch.
2. Biên dịch viên giỏi cần có những kỹ năng gì?
2.1. Kỹ năng ngoại ngữ
Đây chính là điều kiện đầu tiên và tiên quyết của một biên dịch viên. Việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ để diễn đạt chính xác và đầy đủ nội dung của văn bản gốc là rất quan trọng. Vì vậy, ngoại ngữ của bạn cần phải chính xác đến mức tối đa.
2.2. Kiến thức chuyên môn
Trong thời đại phát triển, các biên dịch viên đã, đang và sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân theo hướng chuyên môn hơn. Do đó, kiến thức chuyên môn về những lĩnh vực chuyên sâu khác nhau là một yếu tố cần có. Bởi vì ở mỗi lĩnh vực và chuyên ngành thì ý nghĩa của ngôn từ sẽ thay đổi.
2.3. Kỹ năng tra cứu
Dù năng lực chuyên môn của bạn có giỏi đến đâu thì trong khi dịch thuật bạn sẽ gặp phải những từ ngữ mà mình không biết. Bởi vậy, kỹ năng tra cứu từ ngữ cực kỳ quan trọng. Bên cạnh những từ có trong từ điển, các biên dịch viên có thể sử dụng một số công cụ dịch thuật như: SDLX, Trados, DejaVu, Transit để dịch thuật một cách chính xác và nhanh chóng.
Thực tế, việc nâng cao và bổ sung năng lực là điều rất cần thiết đối với các biên dịch viên. Vì thế, việc tra cứu để có thể nắm bắt được chính xác những thông tin cần thiết là cực kỳ quan trọng.
2.4. Kỹ năng dịch thuật
Dù cho việc bạn có thể đọc và hiểu bản gốc một cách chính xác, nhưng nếu bạn không diễn tả và thể hiện nó bằng ngôn ngữ bản địa thì việc đó sẽ trở nên vô nghĩa. Cho dù là dịch tiếng Việt sang tiếng Anh hay ngược lại thì bạn phải trung thực với văn bản gốc và rèn luyện khả năng dịch để bản dịch có nội dung trông tự nhiên và người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng.
2.5. Có kiến thức chuyên sâu tiếng mẹ đẻ
Để làm tốt công việc dịch thuật, bên cạnh việc tinh thông về ngoại ngữ và biên dịch viên còn phải rất am hiểu về tiếng mẹ đẻ. Làm và tự nâng cấp mình để mang lại cho chính bản thân sự thành công. Bởi vì để đưa một sản phẩm đến với người đọc là cả một quá trình làm việc đầy tính cần mẫn của người biên dịch.
Người dịch phải dùng tiếng mẹ đẻ một cách nhuần nhuyễn để bản dịch không bị ngô nghê, tệ hơn là người đọc không hiểu gì. Dịch sát nghĩa từng từ ngữ Không phải lúc nào cũng là chính xác, mà điều cần làm phải là linh hoạt đưa ra cách diễn đạt súc tích, ngắn gọn và lôi cuốn nhất có thể cho bản dịch. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố mang đến sự thành công cho bản dịch đó là bạn áp dụng được những kinh nghiệm và vốn sống mà bạn tích lũy được.
3. Bí kíp nâng cao kỹ năng biên dịch tiếng Anh
3.1. Nắm vững ngữ pháp và văn phong song ngữ
Trong văn bản dịch, việc hiểu rõ ngôn ngữ để phiên dịch bao gồm cả ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn là điều kiện cần có để có một bản dịch chính xác. Tiếng Anh và tiếng Việt có rất nhiều điểm giống nhau như cùng dùng bảng chữ cái Latinh, đều đa dạng về từ vựng và ngữ pháp…
Tuy vậy, đây vẫn là 2 ngôn ngữ hoàn toàn độc lập, đặc biệt là trong việc sử dụng cấu trúc dấu câu, ngữ pháp và văn phong. Chỉ khi bạn hiểu được cả 2 ngôn ngữ, thì bạn mới có thể trở thành phiên dịch viên tiếng Anh đúng nghĩa đồng thời có thể diễn đạt phù hợp với cách suy nghĩ của người Việt.
3.2. Củng cố và trau dồi kiến thức chuyên ngành và lĩnh vực dịch
Nếu không có đủ kiến thức chuyên môn cần có đối với cả 2 ngôn ngữ cần dịch và lĩnh vực dịch, bạn sẽ không thể dịch thuật chính xác. Điều này rất quan trọng với các lĩnh vực đòi hỏi độ chính xác cực kỳ cao như dịch chuyên ngành kỹ thuật hoặc dịch chuyên ngành luật.
Những văn bản chuyên ngành này chứa một lượng lớn thuật ngữ và từ ngữ chuyên ngành mà để dịch êm và chính xác thì phiên dịch viên tiếng Anh cần phải hiểu vấn đề đang nói đến. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng làm cả bản dịch trở nên sai nghĩa hoặc tệ hơn là vô nghĩa.
Ví dụ: Tựa phim “Red Eye” nếu dịch theo sát nghĩa của từng từ sẽ là “Mắt đỏ”. Tuy nhiên, cách dịch này không đúng, vì cụm từ “Red Eye” ở đây thực ra nói về những chuyến bay đêm – một cụm từ được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ.
3.3. Sử dụng ngôn ngữ thông dụng hoặc thuật ngữ khoa học một cách phù hợp
Đối với tiếng Anh, một từ có vẻ giống như là thuật ngữ khoa học đôi khi lại được dịch sang nghĩa hoàn toàn khác với từ có ý nghĩa thông dụng.
Ví dụ: Bạn có cần dùng từ “anomaly” trong khi đó từ “fault” lại có vẻ trông tự nhiên hơn. Thế nên chúng ta dịch thành “pulmonary disease” trong khi “lung disease” lại dễ hiểu hơn với nhiều người nghe.
Vì vậy, tùy thuộc vào mỗi ngữ cảnh, hoàn cảnh, tính cách của nhân vật mà phiên dịch viên tiếng Anh có thể chọn ngôn ngữ khoa học hoặc thông dụng cho phù hợp nhất.
3.4. Chú ý đến ngữ cảnh của câu văn
Hãy bỏ đi thói quen dịch theo từng từ (word-by-word), mà thay vào đó hãy đọc để hiểu toàn bộ ý của đoạn văn. Sau đó diễn đạt lại theo cách riêng của bạn sao cho phù hợp. Đặc biệt hãy chú ý đến tình huống và ngữ cảnh của văn bản để dịch chính xác và không làm mất đi ý nghĩa đằng sau câu chuyện mà tác giả muốn truyền đạt.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể thay đổi thứ tự từ, câu hoặc thêm bớt từ để phù hợp với văn phong của tiếng Việt nếu cần thiết. Tuy vậy, hãy cân nhắc vì điều này có tác động không ít đến nghĩa gốc của bản văn tiếng Anh khi phiên dịch tiếng Anh nhé!
Ví dụ:Tiếng Anh có thành ngữ “as quiet as a mouse” có thể được dịch tương ứng với thành ngữ trong Việt Nam là “im như thóc” để nó được thuần Việt mà không đổi nghĩa của cả câu.
3.5. Ghi nhớ yêu cầu về chất lượng văn bản
Văn phong tốt, dễ hiểu, dễ đọc sẽ tránh lãng phí thời gian kiểm duyệt của khách hàng từ đó để lại cho khách hàng ấn tượng tốt về phiên dịch viên. Đó là một yếu tố khi đánh giá chất lượng của bản dịch mà 4Life khuyên bạn nên xem xét. Đây cũng là tiêu chuẩn mà phiên dịch viên tiếng Anh cần phải chú ý khi nhận các dự án dịch thuật tài liệu.
3.6. Sử dụng các từ đơn giản và hợp nghĩa nhất
Bản gốc tiếng Anh đề cập đến “social insertion”, trong khi đó “social integration” lại là cụm từ đang được dùng phổ biến hơn. Vậy nên đề cập đến “eventual problems” hoặc chỉ là “potential issues”. Hoặc là có nên sử dụng “administrative situation” hay không trong khi “administrative status” được sử dụng phổ biến hơn.
Ở đây, việc của người dịch là cân nhắc các từ ngữ dễ hiểu đồng thời hợp nghĩa nhất để cung cấp cho độc giả một góc nhìn toàn diện nhất.
3.7. Nâng cao vốn từ và sử dụng từ ngữ linh hoạt
Là một trong những yếu tố phải có của một phiên dịch viên. Với bất kỳ một bài viết cần dịch, bạn cần phải vận dụng khả năng sử dụng linh hoạt, lưu loát cũng như toàn bộ vốn từ của mình để có thể truyền tải và diễn đạt ý nghĩa của băn gốc.
Đối với một số trường hợp, bạn cần có khả năng phản ứng nhanh chóng và hoạt ngôn để ngay lập tức tìm được ý của từ và diễn đạt một cách hiệu quả nhất. Do vậy, nếu vốn từ của bạn không đủ sâu rộng và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ kém linh hoạt sẽ cản trở bạn rất nhiều trong việc dịch chuẩn xác.
3.8. Tìm hiểu chi tiết về nhiều nền văn hóa khác nhau
Việc không tương đồng giữa các nền văn hóa là điều bình thường và với tư cách là phiên dịch viên tiếng Anh, bạn cần có sự thấu hiểu các nền văn hóa này một cách sâu sắc. Chính sự thấu hiểu đó sẽ giúp bạn chọn lọc, tìm cách truyền tải, diễn đạt ý nghĩa, thông điệp gốc một cách uyển chuyển, khéo léo mà vẫn đảm bảo rằng nó chính xác. Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng mà người làm phiên dịch viên cần phải có và thường xuyên trau dồi, học hỏi và cập nhật kiến thức.
3.9. Quản lý tốt cảm xúc của mình
Đề có 1 bài dịch chất lượng, bạn vừa phải có tinh thần tốt, sự tự tin vừa cần có kiến thức chuyên môn vững vàng. Thực tế là có rất nhiều người phiên dịch sẽ có lúc phải làm việc trong các trường hợp như: cấp cứu, xét xử tội phạm,… Trong trường hợp này, nếu bạn là người biết kiểm soát cảm xúc bản thân, bạn sẽ không gặp lúng túng, không lắng nghe, thiếu tỉnh táo và mất đi sự phản xạ nhanh để có thể dịch một các chuẩn xác.
3.10. Luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong tác phong làm việc
Việc thể hiện sự chuyên nghiệp trong tác phong và công việc là điều thật sự cần thiết đối với bất kỳ ngành nghề nào. Trong nghề phiên dịch thì điều đó lại càng cần thiết hơn. Vì đặc thù của công việc, các phiên dịch viên cần đảm bảo tính chuẩn xác, trung thực trong các bài dịch, tính bảo mật thông tin của khách hàng (trong tình huống cần bảo mật), kỷ luật, đúng giờ, tác phong,…
Sự chuyên nghiệp sẽ mang đến cho người phiên dịch sự tôn trọng từ khách hàng, tạo tâm lý thoải mái và cũng góp phần mang đến những bài dịch tốt, hiệu quả. Để có được những bản dịch tiếng Anh chất lượng, bạn cần phải chủ động rèn luyện cho mình những kỹ năng trên một cách liên tục, thường xuyên. Đồng thời bạn cũng cần phải cập nhật, bổ sung và trau dồi kiến thức từ kiến thức chuyên môn đến các kiến thức ở những lĩnh vực khác nhằm để có những bài dịch sâu sắc nhất.
3.11. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, suy nghĩ và diễn đạt
Kỹ năng cuối cùng mà bạn cần có chính là kỹ năng lắng nghe, suy nghĩ và diễn đạt. Khi làm công việc phiên dịch, bạn cần phải thực hiện tốt ba việc cùng một lúc, bao gồm: Lắng nghe, suy nghĩ nhanh, hiểu được ý nghĩa của thông điệp từ ngôn ngữ này và chuyển thể thông điệp đó sang một ngôn ngữ khác. Việc liên tục rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp bạn hình thành phản xạ và từ đó có thể phiên dịch tốt hơn. Vì thế, bạn cần phải thực hành 1 cách thường xuyên và liên tục để cải thiện các kỹ năng này.
3.12. Cải thiện kỹ năng viết
Kỹ năng viết là một phần không kém quan trọng trong việc biên dịch tiếng Anh. Để nâng cao kỹ năng này bạn cần phải hiểu rõ cả tiếng Việt và tiếng Anh. Kỹ năng viết tiếng Anh tốt sẽ giúp cho bạn nhận biết cấu trúc câu, phân tích ý nghĩa của bài dịch, văn phong. Còn với tiếng Việt, người phiên dịch cần hiểu rõ cách dùng từ ngữ pháp, thành ngữ… để có thể truyền tải 1 cách đầy đủ nhất ý nghĩa của tài liệu một cách súc tích, dễ hiểu.
Để cải thiện khả năng biên dịch tiếng Anh bạn nên viết một cách thường xuyên. Bạn có thể bắt đầu viết bằng một đoạn văn ngắn về những điều bạn quan tâm hay viết nhật ký hàng ngày. Một thời gian sau, khi đã tiến bộ một mức nhất định, bạn nên chuyển qua viết những đoạn văn dài hơn như viết báo, viết blog,… Trong lúc viết bạn nên lưu ý đến chính tả. Khách hàng sẽ có ấn tượng không tốt nếu bạn sai chính tả.
3.13. Luyện kỹ năng dịch thông qua các bộ phim
Xem phim cũng là một cách giúp bạn rất nhiều trong việc cải thiện khả năng dịch tiếng Anh. Bạn có thể xem các bộ phim Âu – Mỹ có phần dịch hay không có. Tuy vậy, bạn cần phải tập trung ghi nhớ các từ vựng mới, câu và ngữ cảnh của chúng. Việc này sẽ giúp bạn biết cách dịch các từ vựng, câu văn phù hợp với ý nghĩa mà bản gốc muốn truyền đạt. Bên cạnh đó, xem phim cũng giúp bạn hiểu hơn về văn hóa và con người của các nước nói tiếng Anh để dùng trong khi dịch bài.
4. Các bước để có một bài biên dịch tốt
4.1. Bước 1: Đọc lướt qua 1 lần toàn bộ văn bản
Mục đích của bước này là nhận diện được ý tưởng của văn bản. Khi đọc xong, bạn có thể tóm tắt toàn bộ tác phẩm thành một số ý chính. Ở bước đầu tiên này, bạn không nhất thiết phải đọc kỹ từng câu từng chữ và cũng không cần thiết hiểu hết nội dung.
Thực hiện như sau:
- Đọc lướt phần tiêu đề: nắm được sườn ý chính của bài viết cần dịch.
- Đoạn văn đầu và đoạn văn cuối khá quan trọng. Vì vậy hãy nắm ý ở 2 phần đó và ghi nhớ chúng.
- Xác định định hướng bài viết.
- Ghi ra những gì đã ghi nhớ được.
4.2. Bước 2: Nhận diện những từ và nhóm từ khó dịch
Mục đích của việc nhận diện là học theo ý nghĩa từng văn cảnh chứ không phải theo ý nghĩa cố định. Cái bạn cần quan tâm đến là nhóm từ thành ngữ.
2 nhóm từ này khá quan trọng, thông thường chúng ta sẽ chọn cách dịch sát nghĩa đen nhưng theo bước đầu tiên, hãy nhớ đến ngữ cảnh và dịch theo đúng nghĩa với chủ đề.
Ví dụ: “It was estimated that.”.
Nếu dịch theo phong cách từng từ một – tức dịch nghĩa theo “word by word”, thì câu này có nghĩa là “Nó được tính toán rằng”.
Tuy nhiên, như vậy sẽ không phù hợp với văn cảnh và không thuận theo tiếng Việt chút nào. Bạn nên dựa vào câu đằng trước nó và dịch lại cho sát với chủ đề.
4.3. Bước 3: Sắp xếp lại câu rõ ràng
Mục đích khi nhận diện câu chính là phân tích thành phần cấu tạo nên câu để hiểu rõ nghĩa của câu.
Sẽ có trường hợp bài viết có cấu trúc phức tạp. Để thuận tiện cho việc phiên dịch nghĩa, bạn có thể chọn lựa cách sắp xếp theo đúng câu và nghĩa.
Thực hiện như sau (Nên sử dụng với câu đan xen nhiều mệnh đề):
- Ghi lại thành ngữ thông dụng hay những câu tiếng Anh khó nhớ.
- Thường xuyên thêm vào danh sách những câu khó nhớ này và luyện tập thường xuyên.
- Dựa vào một số từ khóa chính quan trong trong câu để dịch theo ngữ cảnh.
- Hãy kiểm tra lại danh sách này để có sự chắc chắn hơn về mặt nghĩa. Bạn nên tạo một file excel để tìm kiếm dễ dàng hơn.
Hãy xem xét ví dụ sau:
“The second provision under which member states may restrict free trade on environmental ground is Article 160t, which was also inserted by the Single European Act.”
Nếu giữ nguyên như thế để dịch thì chắc chắn rằng bạn sẽ gặp không ít khó khăn. Một gợi ý tuyệt vời là sắp xếp lại câu.
“The second provision is Article 160t, … under which member states may restrict free trade on environmental ground, … which was also inserted by the Single European Act.”
4.4. Bước 4: Xác định văn phong của văn bản
Sau khi năm được nội dung cơ bản của chủ đề, biết được từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Vậy thì ở phần này bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về cách mà tác giả muốn truyền đạt.
Nếu mỗi bài dịch lấy thước đo là sự chính xác hoàn toàn thì có lẽ tất cả các sản phẩm dịch đều được đánh giá là chất lượng. Tuy vậy, đối với các đối tượng trình bày khác nhau thì đó là chưa đủ. Một tác phẩm dịch tốt là tác phẩm tùy thuộc vào yêu cầu của từng khách hàng.
Muốn đáp ứng được yêu cầu khắt khe này bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Bài dịch này là thông thường hoặc trang trọng?
- Đối tượng người đọc mà bạn sẽ trình bày là ai?
- Sắc thái từ ngữ, văn phong diễn đạt của văn bản như thế nào?
4.5. Bước 5: Dịch từng câu, từng đoạn của văn bản
Bắt tay vào dịch bài viết lần thứ nhất, lần này không đặt ra yêu cầu quá cao về câu văn và cách diễn đạt nhưng cần chính xác nhất với bản gốc. Bạn nên tách rời văn bản thành các câu với nhau và xem xét sự liên kết của chúng để ghép nối sao cho phù hợp.
Thực hiện như sau:
- Sắp xếp lại các câu văn phức tạp và tách rời các ý với nhau.
- Bắt đầu dịch lại từng câu một cho đến hết.
4.6. Bước 6: Biên tập lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt
Sau khi hoàn thành xong việc dịch từng câu, hãy rà soát lại toàn bộ đoạn văn. Không nên lặp lại từ vựng trong cú pháp hay cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn trong bản gốc.
Không phải tất cả những gì được thể hiện trong bản văn gốc cũng phải dịch hay bạn có quyền thêm một số từ ngữ khác để đảm bảo bài dịch rõ nghĩa hơn.
Thực hiện như sau:
- Đọc lại bản dịch một cách toàn bộ.
- Tìm vấn đề nào vẫn chưa ổn ở trong từng đoạn văn.
- Dịch lại dựa trên mục tiêu của văn bản kinh nghiệm.
- Rà soát lại một lần nữa các lỗi câu, từ không đáng có và chỉnh sửa.
4.7. Bước 7: Đánh giá bài dịch tiếng Anh
Đôi lúc bạn không thể thoát khỏi những nghi ngờ của bài dịch khó. Tốt nhất hãy sử dụng sự giúp đỡ của các chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm. Nếu không hãy liên lạc với khách hàng để giải quyết những thắc mắc của mình.
Điều quan trọng nhất của bản dịch là xem xét bản dịch đã đúng ý nghĩa chưa. Mỗi câu mỗi từ đã có văn phong đa dạng và thuần việt chưa.
Một bản dịch tốt cần đảm bảo những yếu tố sau đây:
- Phù hợp với văn phong của Việt Nam.
- Chủ đề được nêu ra đã thực sự được giải quyết chưa?
- Còn có lỗi sai nào không về ngữ pháp hay chính tả không?
- Câu văn đã rành mạch, trình bày dễ hiểu chưa?
- Còn điểm nào cần sửa sau khi dịch xong bài viết này.
5. Một số công cụ hỗ trợ dịch tiếng Anh
5.1. Google Translate
Đây là một cách đơn giản được tích hợp sẵn trên các thanh trình duyệt, chính là công cụ dịch tự động. Đó là công cụ vô cùng hữu ích, nhưng bạn cần đủ tinh tế để nhận biết được đâu là ý chính và từ đó tự hiểu nhiều hơn. Vì kỹ thuật dịch mà google dùng là “word for word“.
5.2. English to Vietnamese
English to Vietnamese là phần mềm tự động dịch với tính năng dịch nội dung các đoạn văn từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại. Bởi vì đây là phần mềm dịch tự động nên câu văn sẽ được dịch theo chính xác nghĩa đen, bạn sẽ gặp không ít khó khăn nếu gặp phải các câu thành ngữ hay câu theo ngữ cảnh.
5.3. Kool Dictionary
Phần mềm cực đa dạng với nhiều chủ đề khác nhau, Kool Dictionary có thể hiển thị thông tin về từ loại, nghĩa, từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ được tra; tìm kiếm thông minh với các từ đã bị chuyển dạng như so sánh nhất, so sánh hơn, số nhiều, thì quá khứ đơn,…
5.4. Oxford Dictionary
Đây là phần mềm dịch tiếng Anh nổi tiếng về chất lượng, cách dùng Oxford Dictionary khá đơn giản. Bạn sẽ được hiểu thêm về các từ, cụm từ có liên quan.
5.5. Dịch tự động của trình duyệt
Đây là chức năng cực kỳ tuyệt vời mà các nhà phát triển đã cố gắng nghiên cứu. Từ chức năng này người dùng có thể nắm bắt được khái quát ý nghĩa mà mỗi trang web trình bày một cách dễ dàng.
Trên đây là toàn bộ bí kíp nâng cao kỹ năng biên dịch tiếng Anh nhanh chóng được 4Life English Center (e4Life.vn) đã tổng hợp lại nhằm giúp bạn có thể cải thiện được khả năng phiên dịch tiếng Anh của mình.
Tham khảo thêm:
- 11+ Cách cải thiện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh hiệu quả
- Cách cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh hiệu quả nhất
Từ khóa » Học Biên Dịch Tiếng Anh
-
Giới Thiệu Khóa: 20 PHÚT LUYỆN DỊCH MỖI NGÀY - HỌC 1 BIẾT 10
-
Live: Trải Nghiệm 1 Giờ Học Biên Dịch Online Với Thầy Khang Nguyễn
-
Chiêu Sinh Khóa Biên Phiên Dịch Anh - Việt, Khóa 29 (Khai Giảng
-
Ngành Ngôn Ngữ Anh (Phiên-Biên Dịch Tiếng Anh)
-
Khóa Học Dịch Thuật Tiếng Anh Tại Hà Nội
-
KHÓA HỌC BIÊN DỊCH CƠ BẢN (MODULE 1)
-
19 Trường Có Khóa Học Ngành Biên Dịch Trực Tuyến/Từ Xa
-
Chứng Chỉ Biên Phiên Dịch Tiếng Anh Là Gì? Có Cần Thiết Không?
-
Lịch Khai Giảng KHÓA HỌC BIÊN DỊCH ONLINE, HỌC PHIÊN DỊCH ...
-
Tìm Hiểu Nghề Biên Phiên Dịch Tiếng Anh Là Gì?
-
Học Biên Dịch Online - HỌC VIỆN TÀI NĂNG SAO KHUÊ
-
Biên Dịch Tiếng Anh Là Ai? Bật Mí Về Những Khía Cạnh Chưa Hề Hé Lộ ...
-
HỘI BIÊN PHIÊN DỊCH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH - Facebook
-
Học Biên Phiên Dịch Tiếng Anh ở đâu Tốt Nhất? - Galaxy Portal