Bị Lở Miệng- Loét Miệng - Nha Khoa AVA

Bị lở miệng- loét miệng

LOÉT ÁP TƠ TÁI PHÁTLoét áp tơ tái phát (RAU)-còn được gọi là viêm miệng áp tơ tái phát (RAS) là một vết loét gây đau đớn trên màng nhầy niêm mạc xảy ra ở trẻ em và người lớn.

loet-mieng

Tuổi cao điểm cho RAU là từ 10 đến 19 tuổi. Nó đã được báo cáo là bệnh lý niêm mạc phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi và mọi chủng tộc trên thế giới. Bệnh này, theo định nghĩa thông qua trong các tài liệu dịch tễ học, được đặc trưng bởi vết loét tái phát trên màng nhầy niêm mạc miệng, trong đó cả 2 dạng tổn thương rời rạc và khu trú đều hình thành nhanh chóng ở một vị trí nhất định với tổn thương đặc trưng tròn như miệng núi lửa, đỏ ngoại vi, và gây đau đớn.

Chúng xuất hiện với các tổn thương nhỏ và đơn độc, hoặc lớn và nhiều, hoặc dạng herpes. Các vết loét có thể kết hợp lại với nhau hoặc không. Trong cuộc khảo sát quốc gia theo báo cáo của Kleinman và các đồng nghiệp, có 37% học sinh có tiền sử bị RAU và bệnh xảy ra ở trẻ da trắng cao gấp 3 lần so với các học sinh da đen. Ship và cộng sự báo cáo tỷ lệ RAU trong khoảng từ 2% đến 50% với các ước tính nhiều nhất từ 5% đến 25% (trong sinh viên y khoa và nha khoa tỉ lệ ước tính từ 50% đến 60%).

Tổn thương kéo dài 4 đến 12 ngày và sẽ lành hoàn toàn, hiếm khi để lại vết sẹo trừ trường hợp tổn thương lớn bất thường. Các mô tả của RAU thường bao gồm những vết loét đau có giới hạn. Một dạng chính của RAS ít phổ biến hơn được gọi là viêm hoại tử niêm mạc tái phát và bệnh Sutton. RAS có liên quan với các bệnh hệ thống: PFAPA (sốt theo chu kỳ, viêm miệng áp tơ, viêm họng, viêm hạch), bệnh Behçet, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, hội chứng suy giảm miễn dịch, hội chứng Reiter, lupus ban đỏ hệ thống, và hội chứng MAGIC (loét miệng và loét sinh dục kèm viêm sụn) .Nguyên nhân của RAU chưa rõ ràng. Các bệnh tại chỗ và bệnh hệ thống cùng với yếu tố di truyền, cũng như các yếu tố miễn dịch học và vi sinh vật truyền nhiễm được xem là yếu tố nguy cơ. Bệnh này có thể do sự quá mẫn chậm với dạng L của vi khuẩn Streptococcus sanguis, đây là dạng phổ biến trong hệ tạp khuẩn miệng bình thường của con người. Nó cũng có thể là tổn thương gây ra bởi một phản ứng tự miễn của biểu mô miệng. Nghiên cứu dịch tễ học của Ship và các đồng nghiệp cung cấp bằng chứng cho giả thuyết này. Những dữ liệu này chỉ ra rằng cả RHL và RAU có thể được sinh ra bởi cùng một cơ chế, mặc dù tác nhân gây nhiễm khuẩn ở RHL đã xác định được trong khi không có bất kỳ loại virus nào được tìm thấy trong RAU. Scully và Porter báo cáo có mối liên hệ rõ rệt với kiểu di truyền interleuken.

  • Tác nhân gây bệnh tại chỗ bao gồm chấn thương, dị ứng với thành phần kem đánh răng (sodium lauryl sulfate), và rối loạn chức năng tuyến nước bọt. Trong một đánh giá về các vấn đề lâm sàng, Antoon và Miller cho rằng chấn thương nhỏ là một nhân tố đáng kể trong 75% trường hợp. Chấn thương do cắn má và kích thích nhỏ ở mặt có lẽ là yếu tố thúc đẩy bệnh phổ biến nhất. Thiếu dinh dưỡng được tìm thấy trong 20% ​người bị loét áp tơ.Trên lâm sàng phát hiện những bệnh lí bao gồm thiếu sắt, vitamin B12, và acid folic. Trong khi sàng lọc bệnh nhân bị loét áp tơ, Wray và cộng sự quan sát thấy trong những người bệnh có một tỷ lệ cao bất thường rối loạn tiêu hóa. Căng thẳng có thể là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy bệnh, đặc biệt là nhóm người dễ bị căng thẳng như sinh viên trong các trường chuyên và nhân viên quân sự.

Theo Greenspan và các đồng nghiệp, những tác nhân không đặc hiệu (chấn thương, dị ứng thức ăn) hoặc các tác nhân đặc hiệu (vi khuẩn hoặc virus gây viêm) có thể dẫn đến một sự mất cân bằng tạm thời trong các tế bào khác nhau. Sự mất cân bằng sau đó có thể phá vỡ cơ chế miễn dịch và gây ra sự phá hủy tại chỗ của biểu mô miệng và tạo thành vết loét. Ship và các đồng nghiệp cũng chỉ ra virus Herpes simplex virus herpes type 6 ở người, cytomegalovirus, virus Epstein-Barr, và virus varicella-zoster là những nguyên nhân có thể có của RAS.Điều trị hiện nay là tập trung vào việc đẩy mạnh quá trình lành vết loét, giảm thời gian loét và giảm đau cho bệnh nhân, duy trì chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân, và ngăn ngừa hoặc làm giảm tần số tái phát của bệnh.

  • Nhiều phương pháp điều trị được khuyến cáo cho RAU, nhưng chưa có một phương pháp điều trị nào thành công triệt. Thuốc kháng viêm và giảm đau tại chỗ và/hoặc các tác nhân miễn dịch đã được sử dụng trong điều trị RAU. Điều trị khởi đầu là sử dụng các loại kháng viêm tại chỗ dạng gel, kem, và thuốc mỡ. Hiện nay, kháng viêm corticoid tại chỗ (ví dụ, fluocinonide 0.5%, triamcinolone 0.025%, clobetasol 0,5%) được dùng ở niêm mạc dính (ví dụ, isobutyl cyanoacrylate, Orabase). Ví dụ, thoa triamcinolone acetonide (Kenalog) lên bề mặt tổn thương trước khi ăn và trước khi đi ngủ có thể giảm đau. Binnie và các đồng nghiệp báo cáo thuốc kháng viêm và chống dị ứng dùng tại chỗ có hiệu quả trong việc giảm đau và nhanh làm lành các vết loét trong RAU. Thành phần hoạt chất trong các thuốc này là amlexanox 5%, tên thương mại là Aphthasol. Thoa lên các vết loét bốn lần mỗi ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, cho đến khi vết loét lành hoàn toàn. Zilactin - một loại thuốc tại chỗ với dạng miếng dán cellulose chứa hydroxypropyl cũng đã được sử dụng để dán lên niêm mạc bao phủ các vết loét có tác dụng giảm đau trong thời gian dài. 2-otylcyanoacrylate có tác dụng tại chỗ trong 6 giờ. Gel chiết xuất từ nha đam đông khô có tác dụng như một miếng dán bảo vệ tổn thương. Trong trường hợp nặng, cần uống thêm thuốc kháng viêm prednisone.

Nước súc miệng tại chỗ cũng có tác dụng điều trị RAU. Sucralfate được chứng minh là hữu hiệu vì bao phủ được vùng tổn thương. Bôi tetracycline vào các vết lở loét làm giảm đau và rút ngắn quá trình bệnh. Nước súc miệng có chứa tetracycline có tác dụng trong một số trường hợp, nhưng không nên nuốt nước súc miệng. Nước súc miệng Chlorhexidine cũng làm giảm bớt các triệu chứng của RAU. Thuốc dexamethasone được sử dụng để điều trị các vết loét ở những vùng khó tiếp cận của miệng. Một số phát hiện đáng chú ý từ 2 nghiên cứu: nghiên cứu của Meiller và cộng sự cho thấy thời gian và mức độ trầm trọng của tổn thương RAU có thể giảm đáng kể bằng việc súc miệng mỗi ngày 2 lần nước súc miệng kháng khuẩn (Listerine Antiseptic). Những báo cáo gần đây của Pedersen cho thấy virus varicella-zoster có thể là căn nguyên quan trọng của RAU. Hơn nữa, cô thấy rằng sáu trong tám bệnh nhân mắc RAU nặng mãn tính được điều trị bằng acyclovir có đáp ứng tốt trong vòng 2 ngày.Bác sĩ Lê Như Thúy Quỳnh

Thông tin cung cấp bởi:Nha khoa thẩm mỹ AVACông ty TNHH Nha Khoa Thẩm Mỹ AVAĐịa chỉ duy nhất: 31 Trần Khắc Chân, P.Tân Định, Q.1, TP.HCMHotline: (08) 6288.7777 - 22.297.297BS. Phạm Việt Hùng : 09.1615.7777Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.Website: http://benhvienthammy.com.vn

Từ khóa » Hình ảnh Miệng Lở Loét