Nhiệt Miệng ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý An Toàn - Nhanh Khỏi
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt miệng gây ra tình trạng đau buốt, khó chịu trong một thời gian khá dài cho bệnh nhân. Đặc biệt nhiệt miệng ở trẻ em sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của các bé. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng cùng biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
I. Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em
Bệnh nhiệt miệng còn được gọi là bệnh loét áp tơ (Recurrent Aphthous Stomatitis) gây ra tình trạng viêm loét tại miệng có tính chất lặp lại. Cho đến hiện tại vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này.
1. Những dấu hiệu điển hình khi em bé bị nhiệt miệng
- Ban đầu tại khoang miệng xuất hiện những đốm trắng nhỏ kích thước từ 1 – 2 mm.
- Tổn thương lớn dần thành những vết loét có hình bầu dục hay gần tròn.
- Vị trí hình thành: Nhiệt miệng có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng. Những vị trí hay bị là khu vực có sang chấn lặp lại nhiều lần như vùng niêm mạc môi dưới và môi trên, niêm mạc bên trong má, vùng đầu lưỡi.
- Khi tổn thương càng lớn, cảm giác đau xót sẽ càng nặng nề hơn gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Trẻ bị nhiệt miệng rất hay quấy khóc, thậm chí bỏ bữa gây ra gầy sút cân do thiếu dinh dưỡng.
2. Phân loại tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em
- Nhiệt miệng nhỏ: Đây là dạng thường gặp nhất, những vết loét nông, kích thước dưới 5mm. Vị trí thường xuất hiện là những bề mặt niêm mạc không sừng hóa như má, môi trên hay dưới. Dạng nhiệt miệng nhỏ thường 7 đến 10 ngày là khỏi, khi khỏi không để lại sẹo.
- Nhiệt miệng lớn: Xảy ra khi người bệnh không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Vết loét có thể đạt kích thước từ 1 đến 3cm và gây tổn thương sâu. Thời gian lành bệnh có thể kéo dài từ 5 đến 7 tuần và rất dễ để lại sẹo.
- Nhiệt miệng Herpes: Đây là thể lâm sàng ít gặp nhất, gây ra tình trạng loét nông, kích thước từ 1 đến 3 mm. Nhiệt miệng Herpes thường diễn biến trong vòng dưới 7 ngày, khi lành không để lại sẹo.
Nhiệt miệng ở trẻ em hay trẻ sơ sinh dù là dạng nào cũng gây ra tình trạng đau xót, quấy khóc và bỏ ăn. Những vết loét tiềm ẩn nguy cơ lớn gây ra nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm rất nguy hiểm. Do đó cần xử lý bệnh một cách nhanh chóng nhất để cải thiện chất lượng sống cho trẻ, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm.
>>>Xem thêm bài viết: Nhiệt miệng là gì? 7 cách chữa trị hiệu quả nhất
II. Nguyên tắc xử trí nhiệt miệng ở trẻ em
Nguyên tắc chung để xử trí nhiệt miệng là cần làm sạch khoang miệng, hạn chế tối đa vi khuẩn hay vi nấm xâm nhiễm vào vết loét. Các vết loét khi được làm sạch, tổn thương sẽ không lan rộng hay sâu thêm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành bệnh.
Do đó, phương pháp xử lý nhiệt miệng hiệu quả và nhanh chóng nhất là sử dụng các sản phẩm sát khuẩn khoang miệng. Tuy nhiên không phải sản phẩm sát khuẩn nào cũng phù hợp để xử lý nhiệt miệng, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em.
Nguyên tắc chọn sản phẩm chữa nhiệt miệng phù hợp cho bé:
- Khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh mẽ: Giúp đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại.
- Hiệu quả nhanh: Đối tượng trẻ em rất khó dùng thuốc để chữa bệnh. Vì vậy cần lựa chọn các sản phẩm hiệu quả nhanh để xử lý nhanh chóng tình trạng nhiệt miệng.
- Không làm tổn thương tế bào lành của da: Niêm mạc miệng của trẻ mỏng manh hơn so với người lớn, vì vậy cần lực chọn những sản phẩm dịu nhẹ, ít gây tổn thương da từ đó giúp vết loét miệng mau lành.
- Đảm bảo an toàn cho bé, không gây ra tác dụng phụ.
- Không gây đau xót hay kích ứng niêm mạc miệng tránh khiến trẻ quấy khóc, thậm chí bỏ ăn.
Vậy cần chọn sản phẩm nào để chữa nhiệt miệng cho bé an toàn, nhanh chóng nhất. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm ở mục bên dưới.
>>> Xem bài viết: Cách xử lý nhiệt miệng tại nhà nhanh khỏi bạn cần biết
III. Giới thiệu một số sản phẩm xử lý nhiệt miệng ở trẻ em an toàn – nhanh khỏi
1. Miếng dán nhiệt miệng Taisho của Nhật
Miếng dán Taisho là sản phẩm được nhiều bà mẹ ở Nhật Bản tin dùng để chữa nhiệt miệng cho bé trên 5 tuổi.
Hãng sản xuất: Taisho Seisaku – Nhật Bản.
Thành phần chính:
- Shikonekisu có hàm lượng 0,1mg
- Axit Glycyrrhetinic có hàm lượng 0,15mg
Công dụng:
- Xoa dịu nhanh chóng cơn đau rát tại tổn thương do nhiệt miệng gây ra.
- Tác dụng chống viêm, đẩy nhanh quá trình làm liền vết loét nhiệt miệng tại khoang miệng.
- Hoàn toàn không chứa Corticoid, do đó cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Cách sử dụng:
- Cha mẹ cho bé súc miệng trước bằng nước muối ấm hay nước sạch.
- Gỡ nhẹ nhàng một miếng dán ra khỏi vỉ sản phẩm.
- Dán trực tiếp vào vị trí có vết loét do nhiệt miệng, giữ trong vòng 3 giây để cố định miếng dán.
- Mỗi ngày có thể dùng từ 2 đến 3 lần, mỗi miếng dán chỉ được sử dụng một lần duy nhất rồi bỏ.
Giá bán: Miếng dán chữa nhiệt miệng Taisho hiện có giá khoảng 250.000 VNĐ.
2. Thuốc chữa nhiệt miệng Kamistad – Gel N
Kamistad – Gel N là thuốc sử dụng để điều trị tình trạng viêm lợi, loét niêm mạc miệng hay môi.
Nhà sản xuất: Stada Arzneimittel – Đức.
Số đăng ký thuốc lưu hành tại Việt Nam: VN-5099-07.
Thành phần chính:
- Lidocain.HCl có hàm lượng 20,0mg
- Dịch chiết hoa cúc
Công dụng:
- Gây tê tại chỗ nhanh chóng do tác dụng của Lidocain, từ đó giúp giảm nhanh chóng tình trạng đau buốt do nhiệt miệng.
- Dịch chiết hoa cúc có tác dụng chống viêm, giúp đẩy nhanh quá trình lành vết loét.
Cách sử dụng:
- Mỗi lần dùng khoảng 0,25mm chiều dài khi bóp thuốc để bôi lên khu vực bị nhiệt miệng cho bé.
- Mỗi ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần, liên tục từ 3 đến 5 ngày để tổn thương lành lại.
Giá bán: Kamistad – Gel N có giá bán dao động từ 40.000 đến 50.000 VNĐ một tuýp 10 gram.
3. Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia
Oracortia là thuốc bôi niêm mạc miệng sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng hay loét miệng.
Nhà sản xuất: Thái Nakorn Patana.
Số đăng ký thuốc lưu hành tại Việt Nam: VD-24653-16.
Thành phần chính:
- Triamcinolon Acetonid có hàm lượng 0,1g.
- Tá dược vừa đủ.
Công dụng: Ngăn chặn và giảm tiến triển tình trạng đau rát tại niêm mạc miệng do tình trạng nhiệt miệng gây ra.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Súc miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hay nước sạch.
- Lấy một lượng nhỏ Gel bôi lên vùng niêm mạc có vết loét.
- Mỗi ngày có thể sử dụng từ 3 đến 4 lần.
Giá bán: Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia có giá khoảng 500.000 VNĐ một hộp 50 gói, mỗi gói 1 gram.
>>> Xem bài viết: [Review] 10 thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả nhanh – an toàn nhất
4. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn được áp dụng công nghệ EMWE hiện đại từ Châu Âu. Sản phẩm thích hợp để dùng cho trẻ em bị nhiệt miệng với nhiều ưu điểm như:
- Khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ, tiêu diệt đến 99,99% vi khuẩn trong vòng 30 giây.
- Hoàn toàn không gây đau xót hay kích ứng niêm mạc miệng của bé khi sử dụng.
- Không gây tổn thương tế bào lành của niêm mạc, do đó thúc đẩy nhanh chóng quá trình lành vết loét miệng.
- Tính hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chuyên gia, được Sở Y tế cấp giấy phép lưu hành trên thị trường.
- An toàn tuyệt đối nhờ cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để súc miệng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
- Súc miệng trong tối thiểu 30 giây, sau đó nhả ra và không cần súc miệng lại bằng nước.
IV. Những điều mẹ cần lưu ý để tránh nhiệt miệng tái lại
Nhiệt miệng có thể tái diễn nhiều lần, gây đau đớn khó chịu rất nhiều cho người bệnh. Để tránh nhiệt miệng tái lại, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau.
1. Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ
Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách
Khoang miệng là khu vực thường chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật tồn tại làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng nếu có tổn thương. Do đó cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng, súc miệng bằng nước muối ấm hay dung dịch sát khuẩn.
2. Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng
Tổn thương niêm mạc miệng rất dễ dẫn đến nhiệt miệng, có thể xảy ra trong quá trình đánh răng, nhai thức ăn. Do đó cha mẹ cần hướng dẫn bé thực hiện đánh răng đúng cách, nhẹ nhàng để tránh cọ xát mạnh lên niêm mạc mà vẫn đảm bảo sạch sẽ.
Trong bữa ăn, nhai thức ăn chậm rãi, không nên nói chuyện trong khi ăn vì dễ dẫn đến tình trạng răng cắn vào miệng, lưỡi.
3. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Cho trẻ uống nhiều nước ép trái cây trong mùa hè
Cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi. Do đó chế độ dinh dưỡng của bé cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng rau xanh, uống nước ép hoa quả chín nhất là vào thời điểm mùa hè dễ bị nhiệt miệng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tránh cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ vì những thực phẩm này dễ dẫn đến thậm chí nặng thêm tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em.
>>> Xem bài viết: 7 loại thức uống mát lành, bổ dưỡng cho nhiệt miệng nhanh khỏi
Trên đây là những điều phụ huynh cần lưu ý khi em bé bị nhiệt miệng. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp các thắc mắc cho bạn.
Tham khảo: www.healthline.com
Từ khóa » Hình ảnh Miệng Lở Loét
-
Một Số Hình ảnh Nhiệt Miệng ở Trẻ Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Hình ảnh Nhiệt Miệng ở Các Vị Trí Trên Môi, Miệng Và Họng
-
Loét Niêm Mạc Miệng - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp ...
-
Nhiệt Miệng - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận
-
15+ Hình ảnh Nấm Miệng ở Trẻ Em Khiến Mẹ Rùng Mình - DR.PAPIE
-
Cách Nhận Biết Và điều Trị Bệnh Viêm Loét Niêm Mạc Miệng ở Trẻ Em
-
Viêm Loét Miệng Lưỡi ở Trẻ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nhiệt Miệng (loét Miệng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...
-
Bệnh Lở Miệng ở Trẻ Em Và Những điều Bố Mẹ Cần Tìm Hiểu - Generali
-
Điều Trị Loét Và Ung Thư Miệng - Bệnh Viện FV
-
Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Xử Nhanh Kẻo Hại! - MarryBaby
-
Giải đáp Thắc Mắc: Làm Thế Nào để Chữa Nhiệt Miệng Cho Trẻ?
-
Bị Lở Miệng- Loét Miệng - Nha Khoa AVA
-
Cách Chữa Loét Miệng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ đơn Giản, Hiệu Quả ...