Bí Mật Kinh Doanh Và Phương Thức Bảo Vệ - Luật Việt Tín

Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh doanh nghiệp nào cũng sẽ có những bí mật kinh doanh không thể bộc lộ ra bên ngoài bởi vì khi bí mật kinh doanh đó được công khai thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có những phương thức hợp lý để bảo hộ bí mật kinh doanh.

Ta có thể hiểu một cách đơn giản bí mật kinh doanh là những bí mật trong hoạt động đầu tư, thương mại, hoạt động sản xuất kinh doanh; cụ thể bí mật kinh doanh có thể là bí quyết sản xuất, phương thức quản lý doanh nghiệp,hay những thông tin về đầu tư tài chính của doanh nghiệp…

Bảo vệ bí mật kinh doanh của bạn cùng Việt TÍn

Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ thì những thông tin dưới đây sẽ không được coi là bí mật kinh doanh:

  • Bí mật kinh doanh sẽ không phải là những hiểu biết thông thường mà doanh nghiệp nào cũng có;
  • Bí mật kinh doanh phải có khả năng áp dụng trong kinh doanh, và khi nắm giữ nó thì doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với những doanh nghiệp không nắm giữ;
  • Được bảo vệ bằng các hình thức khác nhau để thông tin về bí mật kinh doanh không thể được tiết lộ ra bên ngoài và không dễ dàng có được thông tin.

Doanh nghiệp nào cũng sẽ có những bí mật kinh doanh của riêng mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Ví dụ như các công thức sản xuất đồ ăn của Burger King, công thức sản xuất Coca- cola của công ty Coca-cola, cách thức quản lý hệ thống, chuỗi cửa hàng của KFC, … đây đều là những bí mật kinh doanh mà các doanh nghiệp này sẽ không bao giờ công bố để tất cả mọi người đều biết.

Thực chất bí mật kinh doanh cũng là một trong những loại quyền sở hữu công nghiệp. Nhưng thay vì đăng ký bảo hộ nó, thì việc giữ kín sẽ là một giải pháp an toàn để không được quá nhiều người biết đến ngoại trừ chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc các nhân viên chính của công ty. Và họ đều phải ký cam kết không được tiết lộ bí mật kinh doanh. Hơn nữa, đăng ký các quyền sở hữu công nghiệp cũng chỉ có thời hạn nhất định như sáng chế là 20 năm, giải pháp hữu ích là 15 năm…

Các thông tin sau đây không được coi là bí mật kinh doanh:

  • Bí mật về nhân thân
  • Tình trạng hôn nhân
  • Tình trạng tài sản cá nhân
  • Bí mật quản lý nhà nước
  • Các thông tin về quốc phòng, an ninh

Tóm lại: các bí mật không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được xem là bí mật kinh doanh.

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp với bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh được xác lập dưa trên sự có được bí mật kinh doanh đó một cách hợp pháp và việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Thực chất, quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này rất khó khăn vì thực chất, không ai có thể biết bí mật kinh doanh của người khác, và việc bảo hộ nó chỉ dựa trên sự bảo mật của chính doanh nghiệp đó mà thôi.

Vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh

Bảo mật bí mật kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết của các doanh nghiệp, không chỉ đối với các công ty lớn mà ngay cả đối với những hộ kinh doanh nhỏ.

Ví dụ một công thức chế biến món ăn sẽ có giá trị rất lớn cho việc duy trì hoạt động của cửa hàng, giữ khách hàng. Nhưng nếu công thức nấu ăn đó được một người nào khác có được thì sẽ ảnh hưởng đến của hàng kinh doanh đó. Vì người này có thể bán công thức nấu ăn đó cho những người khác, hoặc mở cửa hàng cạnh tranh với chủ sở hữu thực sự của công thức nấu ăn đó.

Nếu những thông tin bí mật của doanh nghiệp được nhiều người biết đến thì sẽ dễ tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, bảo vệ bí mật kinh doanh sẽ do doanh nghiệp tự chủ động giữ gìn, không tiết lộ và không nên để quá nhiều người trong công ty biết.

Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh

Cũng giống như các quyền tài sản khách thì bí mật kinh doanh cũng được pháp luật bảo hộ. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của mình. Nhưng điều quan trong hơn là chủ sở hữu đó sẽ phải chứng minh đó là bí mật kinh doanh thuộc sở hữu của mình và như vậy thì chẳng khác nào công khai bí mật kinh doanh. Như vậy, thì dù có xử lý được vi phạm nhưng thiệt hại đối với chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ lớn hơn rất nhiều.

Để bảo vệ bí mật kinh doanh thì chủ sở hữu có thể áp dụng các phương pháp như sau:

  • Xác định chính xác thông tin được coi là bí mật kinh doanh để có phương thức bảo mật phù hợp.
  • Xây dựng chính sách bảo mật phù hợp: chính sách cần rõ rang; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ trong trường hợp có tranh chấp phát sinh..
  • Giáo dục ý thức bảo mật thông tin cho nhân viên
  • Hạn chế nhiều người có thể tiếp cận thông tin, chỉ những người cần phải biết mới được biết
  • Cách lý nguồn thông tin bằng bảo mật dữ liệu điện tử, đánh dấu tài liệu, khóa tủ tài liệu…
  • Xác lập các hợp đồng cam kết bảo mật thông tin với các đối tượng cần thiết.

Trên đây, là những thông tin mà Việt Tín cung cấp để quý khách hàng có thể tự chủ động trong việc bảo mật các thông tin về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mình, để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp.

Từ khóa » Công Thức Bí Mật Của Kfc